Các Bước Lập Dự Toán Xây Dựng Công Trình Năm 2022

Khái niệm về dự toán và dự toán xây dựng

Dự toán được định nghĩa là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc trong thời gian sắp tới. Bản chất của dự toán là cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục nhằm chuẩn bị một kế hoạch thật chu đáo trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.Cơ sở tính toán sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, số liệu thực tế đã làm từ trước. Người thực hiện dự toán cần phải có một bảng số liệu cụ thể trong đó phải thể hiện được số lượng, giá trị, thời gian cần thiết để hoàn thành các hạng mục,..

Khái niệm dự toán được dùng đặc biệt nhiều trong ngành xây dựng. Do đó khi nhắc đến dự toán người ta thường nghĩ ngay đến dự toán xây dựng. Dự toán Xây dựng là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật – thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.

Các bước lập dự toán xây dựng công trình mới nhất

Về cơ bản,dự toán xây dựng công trình ta đơn giản là ta phải có 3 thành phần chính :

1. Danh mục khối lượng

2. Đơn giá

3.Thành tiền

Chúng ta sẽ đi cụ thể từng phần  :

1.Danh mục khối lượng :

Để có danh mục khối lượng ta căn cứ vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán đo bóc khối lượng và Định mức của công việc để lập Bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần phải thực hiện và đơn vị tính tương ứng ví dụ như khi đo bóc khối lượng một cái móng bê tông thì có bảng phải liệt kê công tác sau: Đào đất (m³, 100m³), Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn (m², 100m²); Lắp đặt cốt thép (kg, tấn); đổ bê tông (m³) và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt (m³, 100m³).

Để dễ thực hiện bạn cần hình dung về trình tự các bước thi công xây dựng công trình. Trình tự thông thường là: Bắt đầu tư việc chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công rồi từ từ đến các công việc tiếp theo. Người mới bắt đầu cũng luôn có tình trạng là sợ kể thiếu, kể sót các đầu việc. Bạn nên sử dụng giấy (nháp, giấy in một mặt) liệt kê dàn bài: Ví dụ như: – Phần móng – Phần thân – Phần mái – Phần điện – Phần nước – Phần hoàn thiện – … * Sau đó bắt đầu chẻ nhỏ các đầu việc trong các phần đó. Ví dụ như: – Phần móng thì có thể là: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng… – Phần thân: Cốt thép + Ván khuôn + bê tông cột tầng 1, Cốt thép + Ván khuôn + bê tông dầm, sàn tầng 1, xây tường tầng 1… * Bạn cũng thể tham khảo toàn bộ định mức xây dựng; về cơ bản thì các định mức công tác xây dựng công trình cũng đã được sắp xếp theo trình tự hình thành công trình từ lúc chuẩn bị mặt bằng đến lúc hoàn thiện. Đối với các công tác không có trong định mức, có thể tham khảo các công trình tương tự. Không cần cầu toàn quá bạn nhé, có thể thiếu một vài đầu việc, hoặc có những chỗ bạn không hiểu hoặc thấy khó khăn, cứ bỏ qua, làm tiếp phần sau – kiểu như bạn thi môn Toán, hãy chọn bài dễ làm trước, tạm bỏ qua bài khó, dư thời gian sẽ quay lại nghiên cứu giải quyết bài khó sau.

Ở phần này bạn chú ý nguyên tắc : Tính đúng, tính đủ, tránh trùng lắp hay bỏ sót.

2. Đơn giá

Sau khi đã xác định được khối lượng ở trên, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hay tiền lương cho một ngày công), giá ca máy. Định mức là hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Định mức các công việc được quy định trên các thông tư của Bộ Xây dựng( mới nhất là thông tư số 12/2021/TT-BXD). Tuy nhiên một vấn đề phát sinh là trong nhiều trường hợp không có công tác tương ứng hoặc công tác của định mức không hoàn toàn phù hợp; để giải quyết vấn đề này ta cần thực hiện công tác tạm tính, điều chỉnh công tác gốc của định mức. Việc này cần kinh nghiệm, kiến thức thực tế để điều chỉnh đúng và quan trọng nhất là bảo vệ được của mình. Định mức sẽ được nhân với giá vật liệu, nhân công ca máy để xác định chi phí trực tiếp

Về giá vật liệu:

Đây là vấn đề phức tạp. Về tính toán thì không phức tạp, cứ sửa trực tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư. Vấn đề là giá vật tư lấy ở đâu? làm sao để được chấp nhận giá đó? Bạn có thể tham khảo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng (giaxaydung.vn) hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng, đại lý.

Về giá nhân công và ca máy

Khác với phần vật liệu, nhân công và ca máy được quy định chặt chẽ, hướng dẫn chia bậc, hệ số, cách tính cụ thể trên thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Các Sở Xây dựng cũng có những ban hành giá nhân công, ca máy, việc áp dụng sẽ đơn giản hơn nhiều. Các phần mềm dự toán hiện nay cũng hỗ trợ rất nhiều nội dung này.

Thành tiền

Sau khi xác định được chi phí trực tiếp ta sẽ xác định thêm các hệ số chi phí khác để đi đến giá trị cuối cùng

Một số chi phí thường được tính

Chi phí gián tiếp : Chi phí chung, chi phí một số công tác không xác định được từ thiết kế, chi phí lán trại nhà tạm để ở và điều hành thi công

Thu nhập chịu thuế tính trước

Chi phí thiết bị

Chi phí quản lý dự án

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí khác

Chi phí dự phòng

Các chi phì này để có quy định rất chi tiết trên các thông tư nền tảng, các khung tỉ lệ được lấy dựa trên đặc thù của công trình ( loại công trình, bước thiết kế, cấp công trình ) và giá trị của công trình. Phần này tương đối phức tạp, cần có kinh nghiệm hoặc sự hỗ trợ từ các phần mềm dự toán.

Có liên quan

Từ khóa » Bảng Dự Toán Công Trình Dân Dụng