Các Bước Mở Cửa Hàng Tạp Hoá, Siêu Thị Mini Chi Tiết Từ A - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là vấn đề đau đầu của những người mới bước vào kinh doanh, nhất là khi chưa có kinh nghiệm, chính vì vậy nội dung bài viết cố gắng xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ nhất để có thể hỗ trợ cho những người mới có thể dễ dàng áp dụng.
Phần 1: Chuẩn bị
"Thất bại trong công việc chuẩn bị, đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho thất bại" đó là câu nói rất phù hợp cho tất cả chúng ta, và trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cũng không ngoại lệ. Việc đầu tiên của người chủ chính là nghiên cứu kỹ cần phải chuẩn bị những gì để khi bắt tay vào hành động được trang bị tốt nhất có thể.
1. Vốn
Vốn là yếu tố đầu tiên nằm trong nội dung bài viết về các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, là thứ cực kỳ quan trọng, mặc dù ai kinh doanh cũng đều nghĩ đến vốn đầu tiên, nhưng mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng của nó, nhất là kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini vốn phức tạp và cạnh tranh. Vì vậy là người kinh doanh cần phải xác định cơ cấu vốn phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, bởi việc sai lệch về vốn đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thanh lý cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini
Có hai cách đơn giản để có thể xác định vốn đầu tư:
Trường hợp 1: Chủ động lượng vốn có trong tay thì cần phải chủ động xây dựng mô hình phù hợp với số vốn đó, nhất là yếu tố thuê mặt bằng kinh doanh đối với những người phải đi thuê mặt bằng, tránh việc thuê mặt bằng với diện tích quá rộng dẫn đến chi phí tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh chung.
Ví dụ như bạn có số vốn khoảng 500tr thì chỉ nên thuê mặt bằng 50m2 (ở trung tâm thành phố), hoặc 60m2 với mặt bằng ở nông thôn.
Trường hợp 2: Trong trường hợp có mặt bằng, hoặc đã thuê được mặt bằng rồi thì cần xác định lượng vốn phù hợp với mặt bằng đó, cũng giống như trường hợp thứ nhất, nếu có mặt bằng diện tích 50m2 thì bạn cần có lượng vốn đầu tư cơ bản từ 450 triệu trở lên.
Trong trường hợp người kinh doanh không phải thuê mặt bằng để mở cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini thì lượng vốn cần có có thể giảm đi so với người phải đi thuê mặt bằng, bên cạnh đó đối với những quầy hàng ở quê chi phí sẽ thấp hơn so với ở trung tâm nên lượng vốn cần có có thể thấp hơn.
Một kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đó chính là trong giai đoạn đầu bắt đầu kinh doanh, cần phải có thời gian thì cửa hàng mới có lợi nhuận dương, tức là trong vài tháng đầu kinh doanh cửa hàng sẽ chưa có lãi do đó người chủ kinh doanh cần phải có một khoản tài chính dự phòng cho việc chi tiêu cá nhân, hay gia đình, tránh trường hợp giai đoạn đầu kinh doanh mà rút vốn tiền hàng để chi tiêu sinh hoạt.
2. Tâm lý
Chắc chắn mỗi người khi quyết định kinh doanh một mô hình nào đó cũng có một lý do nào đó có tính thuyết phục, nhưng khi chúng ta bước chân vào thực tế mới ngấm được câu: "đời không như là mơ" nhất là đối với những bạn trẻ, chưa có nhiều sự trải nghiệm thường có những dự đoán, suy tính khá xa so với thực tế. Đã rất nhiều người sau thời gian ngắn cửa hàng đi vào hoạt động thấy chán nản, thất vọng về mô hình này, bởi những gì diễn ra thực tế khác xa so với kế hoạch được vẽ ra trên giấy, hoặc là từ những thông tin thu thập được.
Do đó phần tâm lý cũng được đưa vào nội dung các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để có thể phần nào đó cung cấp những gì thực tế diễn ra không chỉ đối với mô hình này mà tất cả các mô hình kinh doanh khác cũng vậy.
Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini và huấn luyện đào tạo cho học viên, tôi luôn nhắc nhở học viên của mình cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực tế đối với mô hình kinh doanh của mình và thực trạng chung của xã hội.
Chính vì vậy mà nếu là người mới bắt đầu kinh doanh thì cần luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách, khó khăn đang chờ đón mình, nó cũng giống như việc một sinh viên mới ra trường đi làm vậy thôi, có người sẽ thích nghi tốt, có người thích nghi chưa tốt, và hiệu quả công việc của người đó cũng giống như hiệu quả trong mô hình kinh doanh này vậy.
3. Kiến thức
Rõ ràng đối với một người mới bắt đầu kinh doanh mà đòi hỏi, hay yêu cầu về kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì quả là điều khó có thể ai có được, nhưng rõ ràng đã kinh doanh thì người chủ cần phải có kiến thức, đặc biệt là kiến thức kinh doanh của chính mô hình đó.
Chắc chắn khi ai đó đọc nội dung bài viết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini này thì cũng chứng tỏ bằng cách này, hay cách khác tìm cách để có thể nâng cao kiến thức kinh doanh của mình lên, việc tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là việc rất đáng nên làm, nhất là từ những người đi trước, việc đó sẽ tránh được rất nhiều rủi ro không đáng có.
Qua quá trình tư vấn, đào tạo, mối quan hệ rất nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì có quá nhiều trường hợp than vãn là riêng trong thời gian đầu kinh doanh chi phí cho tiền ngu đã mất tầm 5-10% tổng vốn đầu tư rồi, việc mất những khoản chi phí không đáng có có thể xuất phát từ: Lừa đảo, đầu tư sai lầm, nhập hàng số lượng nhiều, hoặc nhập hàng không bán được sau này thành chậm hoặc hết date, đắng cay hơn chính là việc những người phải chuyển nhượng thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini sau thời gian ngắn hoạt động thường mất khoảng 25-30% vốn đầu tư, đó là điều đáng buồn và tiếc cho những người không may mắn.
4. Bản kế hoạch kinh doanh
Đây là thứ rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mininhưng đa phần các chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa hay siêu thị mini lại bỏ qua hoặc không có khả năng làm được. Trong trường hợp bạn không tự lên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết thì cũng cần phải có những thông tin cơ bản như:
- Vốn đầu tư
- Tổng chi phí
- Doanh thu điểm hòa vốn
- Tính khả thi của mô hình kinh doanh
- Cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
5. Vượt qua rào cản tâm lý trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đa phần những ai bước chân vào việc kinh doanh riêng rất ít người được gia đình, bạn bè ủng hộ, do đó vượt qua rào cản phản đối từ người thân cũng là yếu tố trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà người chủ cần phải đối mặt, nhất là giai đoạn đầu thông thường doanh thu thấp, cửa hàng cần phải thay đổi, hoàn thiện nhiều hơn. Nhưng nếu bạn đủ tự tin, kiến thức đủ để gia đình thấy được sự tự tin đó và thấy cơ hội tiềm năng, chắc chắn tình hình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, và những người này sẽ là hậu phương vững chắc cho mình.
Phần 2: Chi tiết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Như đã nói ở trên trong các các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì việc mặt bằng kinh doanh cần phải phù hợp với nguồn tài chính vốn đầu tư, do đó cần phải có thông tin đa chiều liên quan đến mặt bằng kinh doanh để có thể tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí chi phí mặt bằng không đáng có.
Mô hình kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là mô hình kinh doanh địa điểm, do đó việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng, cũng không nên lựa chọn khu vực quá vắng vẻ dân cư, sức mua sẽ thấp dẫn đến doanh thu cửa hàng sau này không như kỳ vọng, và khó khăn trong việc gia tăng lượng khách hàng đến với cửa hàng.
Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.
Bước 2: Thiết kế, tìm kiếm thông tin cho cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là việc thiết kế cửa hàng, ở bước này cần có bản vẽ sơ bộ của mô hình kinh doanh rồi thực hiện những hành động nhỏ:
- Thiết kế cho cửa hàng
- Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị, giá kệ
- Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini
hoặc có thể sử dụng dịch vụ tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước này nên thực hiện đồng bộ, để chuẩn bị cho việc thực hiện bước thứ 3
Bước 3: Lắp, cài đặt những nhóm cơ sở vật chất
a. Biển quảng cáo
Việc làm biển quảng cáo cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cần thiết, đó là một kênh marketing cho cửa hàng, và nên làm sớm để có thể sales thị trường biết đến cửa hàng sớm hơn, có thể tìm được nguồn hàng nhanh hơn so với bình thường.
Biển quảng cáo cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần làm sớm.
b. Giá kệ siêu thị
Là thứ bắt buộc phải đầu tư, giá kệ siêu thị là vật dụng dùng để để hàng hóa, trưng bày sản phẩm, có một số bạn có thể tự đóng được giá kệ nhằm giảm thiểu chi phí cũng là một cách hay, nhưng sẽ giảm tính linh hoạt so với nhập mua của các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị chuyên nghiệp trên thị trường.
Lưu ý trong vấn đề mua giá kệ siêu thị đó chính là yêu cầu thông tin chi tiết của giá kệ, bởi nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị thường tìm cách này cách khác để cố gắng bán thật nhiều giá kệ cho cửa hàng, nhằm đề tăng doanh thu cho họ, đồng nghĩa với việc chi phí của cửa hàng sẽ tăng cao hơn.
Ví dụ như: Thay vì lắp 3 kệ đơn 1,2m x giá 850k = 2.550k thì sẽ có nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị tư vấn thành mua 4 kệ đơn 0,9m x 750k = 3.000k, rõ ràng chỉ với 3 kệ đơn này nhưng khi chuyển đổi không phù hợp thì người sử dụng dịch vụ, tức là các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đã bị tăng thêm 20% chi phí đầu tư rồi, ngoài ra còn rất nhiều chiêu trò nữa từ những đơn vị kinh doanh thiếu chuyên nghiệp.
Trên thị trường không ít những đơn vị họ kinh doanh không vì lợi ích của khách hàng, rất nhiều đơn vị có suy nghĩ đơn giản là khách hàng mua một lần, giống như khách du lịch đi qua đường mua vậy, nên có những đơn vị kinh doanh giá kệ sẽ tìm mọi cách để có thể moi được càng nhiều tiền của khách hàng càng tốn. Chính vì vậy mà ở phần đầu có đoạn nói đến ngay giai đoạn đầu người kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nếu không có kinh nghiệm, hoặc kiến thức thường mất 5-10% tổng vốn đầu tư.
Lưu ý trong vấn đề nhập mua giá kệ siêu thị.
c. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tủ mát, tủ kem cho cửa hàng
Có thể nhờ mượn hoặc mua tủ mát, tủ kem để kinh doanh, nhưng thường các công ty hỗ trợ tủ thường có đợt nên không phải quầy hàng nào cũng có thể ký kết mượn tủ được, do đó để giải quyết tình thế trước mắt thì có thể mua hai loại tủ đó để kinh doanh.
d. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là các thiết bị bán hàng
- Phần mềm bán hàng
- Máy in phiếu bán hàng
- Đầu đọc mã vạch
- Máy in tem mã vạch
- Máy tính
e. Camera cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đa phần các cửa hàng kinh doanh mô hình này đều trang bị camera để có thể hỗ trợ giảm thiểu thất thoát, hoặc mất trộm mất cắp hàng hóa cho cửa hàng, nhất là những nhóm sản phẩm cao cấp, đắt tiền, hoặc những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn.
Bước 4: Tìm nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini và chủ động nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh
Bước tiếp theo rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là tìm nguồn hàng tạp hóa, vấn đề nguồn hàng tạp hóa có vẻ như được rất nhiều người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm hay phải bận tâm. Nhưng việc nguồn hàng tạp hóa không quá khó tìm kiếm như chúng ta thường nghĩ. Chỉ sau thời gian ngắn là một cửa hàng sẽ có Full đầy đủ list danh sách nhà cung cấp hàng hóa cho cửa hàng mình.
Bước 5: Nhập hàng hóa vào phần mềm bán hàng và cách định giá bán
Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là bước khá khó khăn, việc nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm bán hàng mất khá nhiều thời gian, cùng với đó người kinh doanh đồng thời phải học cách chia giá của các sản phẩm có chương trình khuyến mại, yếu tố này nếu đối với người đã có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì khá đơn giản, nhưng đối với người mới thì cần phải bình tính, tính toán lại các chương trình của sản phẩm, nhãn hàng.
Nếu bạn thực sự khó khăn trong khâu này thì nên nhờ sales hỗ trợ, vì so với bạn phải tính toán khó khăn với số lượng nhiều đơn hàng, thì thay vì đó mỗi đơn hàng bạn chủ động nhờ sales hỗ trợ giải thích kỹ hơn về đơn hàng, có như vậy sẽ đỡ mất nhiều thời gian cho bạn.
Việc định giá bán sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, và nó luôn làm khó đối với người chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini, bởi trong tình huống để giá bán thấp hay cao thì đều bất lợi đối với cửa hàng, giá bán phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vị trí cửa hàng đó kinh doanh
- Chi phí hoạt động của cửa hàng
- Mô hình kinh doanh của cửa hàng
- Dịch vụ tập trung của cửa hàng
- Khách hàng tập trung của cửa hàng
Ví dụ như cùng một sản phẩm nhưng giá thành bán ra ở quê sẽ khác thành phố, hay như là cửa hàng có dịch vụ bán hàng tốt hơn thì sẽ có giá bán cao hơn cửa hàng phổ thông.
Bước 6: Lên kế hoạch khai trương cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là khai trương cửa hàng, đối với bước này thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, và quy mô cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, đối với những siêu thị quy mô lớn có thể thuê đơn vị tổ chức sự kiện, còn đối với cửa hàng quy mô nhỏ & vừa thì có thể chạy chương trình khuyến mại, tặng quà.
Bước 7: Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
Cần có cuộc khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh như nào? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới chắc chắn khiến không ít các chủ cửa hàng cũ đang kinh doanh tại đó không hài lòng, do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.
Nguồn: Daotaobanle.com
Từ khóa » Khai Trương Cửa Hàng Tạp Hóa
-
Cúng Khai Trương Tạp Hóa Gồm Những Gì Cho Chuẩn
-
Mâm Cúng Khai Trương Tiệm Tạp Hóa
-
Tạp Hoá + - *** 18/9 Tưng Bừng Khai Trương Cửa Hàng Tạp...
-
10 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Thu Lợi Nhuận Cao
-
Tôi Muốn Mở 1 Cửa Hàng Tạp Hóa, Tôi Phải Làm Gì? 9 Bước ... - VinID
-
+9 Bước Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Thị Mini | Pendecor
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa ở Nông Thôn Hoặc Thành Phố
-
Cách Cúng Khai Trương Cửa Hàng Chuẩn Bài Giúp Kinh Doanh Hồng ...
-
Khai Trương Cửa Hàng Tạp Hóa?
-
Văn Khấn Khai Trương, Cúng Khai Trương Cửa Hàng, Công Ty Mới
-
NgọcSơn Trực Tiếp Đến Chúc Mừng Ba Mẹ HồVănCường Khai ...
-
PHẦN II_ KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG TẠP HOÁ. CẬU BÉ KHUYẾT ...
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Lợi Nhuận