Các Bước Phát Triển Trong Năm đầu đời Của Trẻ (7-12 Tháng)

Tiếp tục nằm trong series giới thiệu về các giai đoạn phát triển của trẻ em. Mời bạn đọc cùng gia đình Việt Úc tìm hiểu về quá trình phát triển của bé từ 7-12 tháng tuổi có gì đặc biết và cha mẹ cần quan tâm điều gì nhé.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Giai đoạn phát triển của tẻ từ 7-12 tháng
    • 1. Khi bé tròn 6 tháng tuổi
    • 2. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 7
    • 3. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 8
    • 4. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 9
    • 5. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 10
    • 6. Khi bé tròn 11 tháng

Giai đoạn phát triển của tẻ từ 7-12 tháng

1. Khi bé tròn 6 tháng tuổi

Bé tròn sáu tháng tuổi có thể điều khiển phần cơ thể phía trên tốt hơn rất nhiều. Vì vậy khi bạn đặt bé nằm sấp, bạn có thể thấy bé luôn cố gắng chống tay đẩy ngực lên khỏi mặt phẳng, và bé sáu tháng tuổi giờ đây có thể cuộn người từ nằm sấp sang nằm ngửa, nằm ngửa sang nằm sấp, bé cũng điều khiển tay tốt hơn.

Bé sẽ nhặt một đồ vật, chuyền từ tay nọ sang tay kia, và cho vật đó vào miệng để khám phá thêm. Và khi bạn cho bé ăn, bạn sẽ thấy bé với lấy cái bình, và thậm chí với cái thìa và cố tự xúc ăn.

Một điều tuyệt vời về trẻ ở tháng thứ sáu là bé đã có thể nhận biết được tên của mình. Còn rất nhiều điều hay và thú vị khi bé bước vào tháng thứ bảy.

2. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 7

Giai đoạn bảy tháng tuổi rất thú vị. Bé bảy tháng tuổi giờ có thể tự ngồi, gần như là không cần bất kì sự hỗ trợ nào.

Bé bảy tháng tuổi bắt đầu chuẩn bị bò. Nhiều bé đã bò được rồi, nhưng hầu hết các bé ở thời điểm này chỉ nhào người về phía trước, kiểu như bắt đầu tập bò. Khi bạn xốc nách bé, bé sẽ đặt trọng lực cơ thể lên sàn nhà và bật lên.

Trẻ bảy tháng tuổi có thể điều khiển đầu của bé tốt hơn rất nhiều. Bé có thể lầy đồ vật và muốn giữ chúng. Bé sẽ ê a, ríu rít, cười và bắt đầu bi bô nói. Ngoài các nguyên âm, bé đã có thể bắt đầu bi bô với những phụ âm như ba, ba, ba. Giờ đây bé có thể lặp lại các âm mà bạn nói, vì thế bạn có thể chơi trò chơi “nhại giọng nói” với bé. Khi bạn nói một từ nào đó, và bé sẽ nhại lại, sau đó bạn nói lại thì bé lại nhại lại tiếp. Trò chơi “nhại giọng nói” này sẽ trở thành một trò chơi thú vị cho bé bảy tháng tuổi.

SPASS!
Bé bước sang gia đọan tháng thứ 7

3. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 8

tám tháng tuổi giờ có thể ngồi chắc chắn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ gì. Và bé tám tháng tuổi đã bắt đầu biết bò.

Bé có thể vẫn tay, thậm chí vỗ tay. Nếu bạn đưa cho bé một cái trống, bé có thể sẽ lắc lắc cái trống. Và nếu bạn đưa bé hai cái trống, bé sẽ đập đập hai cái vào nhau. Bé giờ đã biết lựa chọn và tỏ ra yêu thích rõ ràng hơn, kể cả với đồ chơi lẫn mọi người.

Đây là lúc chúng ta thấy bé bắt đầu biết sợ người lạ. Bé cũng phát âm ra những tiếng khác nhau. Bạn có thể nghe thấy bé nói ma ma hoặc ba ba, nhưng cũng không rõ lời hẳn. Sẽ còn rất nhiều điều hay và thú vị khi bé lên chín tháng tuổi.

4. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 9

Rất nhiều điều ngạc nhiên xảy ra khi bé chín tháng tuổi. Bé đã có thể bò rất tốt, và bé cũng có thể xoay xung quanh chỗ bé ngồi. Vì thế nếu bé đang ngồi, và bé nhìn thấy vật nào đó ngoài tầm với và bé muốn lấy chúng thì bé có thể tự xoay và tiến tới gần vật đó.

Bé chín tháng tuổi cũng có thể rướn người đứng lên, vì thế khi bạn đi vào giường bé vào buổi sáng và chào bé, bạn sẽ thấy bé mon men bám vào thành cũi để đứng dậy. Bé chín tháng tuổi có thể cầm được những vật nhỏ hơn trước. Thay vì nắm hờ thì giờ bé đã có thể “nắm chặt như càng cua”. Vì vậy bạn sẽ thấy bé giờ có thể nhặt một thứ gì đấy lên như bánh và cho vào mồm ăn. Bé của bạn bắt đầu phát triển thứ gọi là “ghi nhớ đồ vật”, nghĩa là bé thậm chí có thể không nhìn thấy đồ vật đó, nhưng bé vẫn biết rằng đồ vật đó tồn tại.

Đây là thời gian rất thú vị để bắt đầu chơi trò chơi ú òa hay trốn tìm với bé vì ngay cả khi bé không nhìn thấy bạn nhưng bé vẫn biết bạn ở đó. Bé càng ngày càng muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu bạn để ví của bạn trước mặt bé, bé sẽ lục tung ví của bạn lên. Đây chính là thời điểm mà bé khám phá mọi thứ.

5. Giai đoạn khi bé bước sang tháng thứ 10

Bé tròn mười tháng tuổi có thể biết bò hoặc có thể bò rất tốt. Mặc dù nhiều bé có thể bỏ qua bước này. Bé gần như muốn rướn người để đứng lên và thậm chí có thể đi men theo đồ đạc để lại gần các đồ vật. Bé cũng đã biết yêu ghét rõ ràng hơn. Vì vậy bé có thể sẽ chỉ vào các đồ vật mà bé muốn.

Bé bi bô nói một cách phức tạp hơn. Vì vậy thay vì chỉ nói bah bah bah, bé sẽ nói bah dah bah dah bah. Lẫn các từ vào nhau. Bé giờ đây đã có ý thức về sự tồn tại của đồ vật. Bạn có thể thấy điều này khi đặt bé trên một ghế cao và bé làm rơi một đồ vật xuống đất, bé sẽ nhìn theo và tìm xem đồ vật đó ở đâu. Bé có thể thả đồ vật đó xuống và nhìn theo và tiếp tục lặp đi lặp lại việc đó. Bé cũng sẽ phát triển hơn về tính cách, ý kiến cũng như sở thích.

Bé cũng biết mình thích chơi đồ chơi gì, và cũng biết người mà bé muốn. Những biểu hiện sợ người lạ cũng bắt đầu gia tăng hơn vào thời điểm này. Và còn rất nhiều điều thú vị khi bé bước vào giai đoạn mười một tháng tuổi.

6. Khi bé tròn 11 tháng

Bé đã tròn mười một tháng tuổi. Giờ đây bé có thể bám vào đồ đạc để đu người lên và đi men để với đồ vật mà bé muốn. Bạn thậm chí còn thấy bé mười một tháng tuổi tự đứng trong vài giây. Có những bé 11 tháng tuổi đã có thể đi. Bé của bạn có thêm những hành động cử chỉ như vẫy tay, vỗ tay. Và có bé còn có thể vỗ tay theo nhạc.

Bé có thể gọi mama, baba để gọi đích danh bố hay mẹ. Không giống như trước đây, khi bạn thấy bé gọi mama, baba với tất cả mọi người; giờ thì bé sẽ nói mama để gọi mẹ, baba để gọi bố. Biểu hiện sợ người lạ ngày càng gia tăng ở độ tuổi này. Và vì thế để cho bé ở nhà với ông bà hoặc cô trông trẻ sẽ khó khăn hơn. Sự yêu thích cũng thể hiện mạnh mẽ hơn. Bé biết mình theo ai. Và bé biết khi nào bé cần người đó. Và bé cũng tự lập hơn nhiều.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết trẻ mấy tháng biết nói mà đội ngũ phòng khám gia đình Việt Úc có chia sẻ nhé.

Như có thể cố gắng hỗ trợ việc cho ăn, thậm chí là muốn tự xúc. Và bé có thể hợp tác hơn khi mặc quần áo. Như là bé có thể chui đầu vào cổ áo, cho tay vào tay áo khi bạn mặc quần áo cho bé. Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn một chút. Và còn nhiều điều thú vị nữa khi bé bước vào tháng thứ 12 trong đời.

Nếu bạn và người thân có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại nhà, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6896 (Hà Nội) hoặc 1800 6894 (Hồ Chí Minh) để đặt lịch và tư vấn hỗ trợ dịch vụ.

—————

Phòng khám Gia Đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

Website: https://pkgdvietuc.com/

Đánh giá post

Bài viết cùng chủ đề

  • Hướng dẫn các bài tập phục sau đột quỵ
    Bài Tập Phục Hồi Tay Với Đồ Gia Dụng Hàng Ngày Sau Đột Quỵ
  • Ung thư ở trẻ em
    Tổng hợp các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em
  • bệnh tay chân miệng ở trẻ em
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, nguyên nhân biểu hiện…
  • bài tập cho ngón tay sau đột quỵ
    17 Bài tập cho bàn tay và ngón tay sau đột quỵ
  • bác sĩ gia đình
    Tuyển Dụng Điều Dưỡng Trưởng
  • huong-tap-bai-cho-canh-tay-sau-dot-quy
    Hướng Dẫn Bài Tập Cho Cánh Tay Sau Đột Quỵ

Từ khóa » Em Bé Vỗ Tay