Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Rắn Cắn - Điều Nên Và Không Nên

Sơ cứu bị rắn cắn cần được tiến hành ngay sơ sau khi bị rắn cắn, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Mục tiêu của sơ cứu:

  • Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể. Bằng cách rửa thương bằng nước sạch, băng ép tại chỗ cắn ( không ga rô), bất động hạn chế vận động chi bị cắn để giảm và làm chậm sự di chuyển của nọc độc
  • Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
  • Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất và an toàn nhất đến cơ sở y tế
  • Không gì hại thêm cho bệnh nhân.

Các bước sơ cứu nên làm:

  • Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công. Nếu đã bắt được rắn thì chụp ảnh rắn lại hoặc mang rắn chết cùng đến cơ sở y tế.
  • Trấn an người bệnh.
  • Tuyệt đối không để nạn nhân tự đi lại. Bất động chân hoặc tay bị cắn bằng nẹp
  • Băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động nhằm mục đích làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Mục tiêu của băng ép là sử dụng lại băng chun thường dùng để băng đầu gối khi chơi thể thao, băng chun sẽ quấn quanh chi bị cắn từ trên vị trí bị rắn cắn. Băng chun có tác dụng làm ép hệ tĩnh mạch và hệ bạch huyết lại để làm chậm lại sự di chuyển của nọc rắn, vì nọc rắn đi vào hệ tuần hoàn chủ yếu do hấp thu tại chỗ cắn vào đường bạch huyết, 1 phần rất nhỏ có thể vào đường tĩnh mạch, còn không hấp thu vào đường động mạch và mao mạch. Do đó không được Garo chi bị cắn vì không đem lại hiệu quả mà lại làm tắc động mạch gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể hiểu đơn giản là ta chỉ dùng băng chun băng ép lại làm bẹp hệ tĩnh mạch và hệ bạch huyết nông ở chi bị cắn, và không bao giờ được dùng dây Garo để Garo chi bị cắn vì Garo sẽ làm nghẽn động mạch của chi đó và gây hoại tử chi. Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không được chặt quá mức (tránh tình trạng làm mất mạch đập). Bắt đầu băng từ ngọn chi đến gốc chi đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng để cố định chân, tay bị cắn. Nẹp có tác dụng làm cho người bệnh không tự vận động được chi đó và giúp cho hạn chế sự di chuyển của nọc rắn.
  • Nếu bị rắn lục cắn gây chả máu không cầm được thì bắt buộc phải băng ép chặt hơn chỗ cắn lại để cầm máu. Vì nọc rắn lục làm rối loạn đông cầm máu của bệnh nhân làm máu chảy mãi mà không cầm được, bệnh nhân tử vong vì mất máu và rối loạn đông cầm máu và xuất huyết các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người bệnh mà không nhất thiết là chảy máu tại chỗ bị rắn cắn.
  • Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến. Khó thở thường gặp trong trường hợp bị rắn Cạp Nia cắn, rắn hổ mang chúa cắn, hoặc rắn cạp nong.
  • Lưu ý khi vận chuyển bệnh nhân để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân....để hạn chế nọc rắn dị chuyển về tim và tuần hoàn trung tâm
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên được dùng sớm (trong 4 giờ đầu). Trường hợp nạn nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không có hiệu quả.

Từ khóa » Có Nên Garo Khi Bị Rắn Cắn