Các Bước Sơ Cứu Khi Gãy Xương | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết rằng khi bạn là một đứa trẻ, bạn sẽ có khoảng 10% nguy cơ gãy xương. Khi bạn trên 50 tuổi, nguy cơ của bạn tăng lên 25% đến 50%. Gãy xương có thể gặp ở mọi đối tượng với nguy cơ khá cao vì thế bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức nhất định. Dưới đây là các bước sơ cứu khi gãy xương vô cùng cần thiết mà nếu không may gặp phải trường hợp này bạn không thể không áp dụng.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng gãy xương
- 1.1 Gãy xương và phân loại các tình trạng gãy xương
- 1.2 Những triệu chứng gãy xương điển hình
- 2. Các bước sơ cứu gãy xương
- 2.1 Các bước sơ cứu khi bị gãy xương ban đầu
- 2.2 Những bước sơ cứu khi gãy xương quan trọng cần nhớ
1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng gãy xương
1.1 Gãy xương và phân loại các tình trạng gãy xương
Gãy xương là tình trạng cấu trúc bên trong xương bị phá hủy đột ngột dẫn tới tổn thương làm gián đoạn khả năng truyền lực từ cơ thể qua xương.
Gãy xương có thể gặp ở mọi đối tượng hay độ tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng bị ảnh hưởng bởi lứa tuổi vì đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ít phức tạp hơn so với người lớn. Gãy xương cũng thường nguy hiểm hơn ở người già bởi xương đã lão hóa và dễ gãy hơn khi ngã.
Gãy xương chia thành nhiều loại, dựa theo tính chất tổn thương của phần mềm hoặc phân biệt với đặc điểm ổ gãy bao gồm:
– Gãy xương không hoàn toàn: Tổn thương một phần xương và không hoàn toàn mất tính liên tục.
– Gãy xương hoàn toàn: Xương gãy hoàn toàn và mất đi tính liên tục.
– Gãy đầu xương: Gãy vị trí đầu xương với gãy xương phạm khớp(gãy thông đến khớp) và gãy xương không phạm khớp(gãy không thông đến khớp).
– Gãy ở khu vực tiếp giáp đầu xương và thân xương.
– Gãy thân xương
– Gãy xương di lệch và gãy xương không có di lệch.
– Gãy xương kín hoặc gãy xương hở.
– Đối với đặc điểm gãy có: xương gãy nagng, gãy chéo, gãy cắm chân, gãy xoắn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương, nguyên nhân chủ yếu thường là chấn thương trong khi chơi thể thao, té ngã, tai nạn xe hơi hoặc bất kỳ hoạt động vận động nào khác. Có một số loại bệnh có thể làm cho xương dễ gãy hơn bình thường như bệnh loãng xương, bệnh xương thủy tinh, tuyến cận giáp hoạt động quá mức và một số loại ung thư.
1.2 Những triệu chứng gãy xương điển hình
Triệu chứng của gãy xương thường cảm thấy đau dữ dội, tê hoặc sưng tại khu vực bị thương. Thông thường, các cơn đau sẽ tăng hơn khi bạn di chuyển vùng bị thương và sẽ xuất hiện các vết bầm máu tại vùng bị thương. Nghiêm trọng hơn, xương có thể nhô ra qua da và gây chảy máu nặng.
– Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.
– Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương.
– Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương. Đau trong gãy xương tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị tác động vào vị trí chấn thương.
– Mất chức năng ở vùng bị thương.
– Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.
Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân gãy xương không có triệu chứng lâm sàng nên bệnh nhân chủ quan, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị. Bởi càng để lâu thì càng ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, triệu chứng gãy xương của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên bệnh nhân cần có những chuẩn bị cần thiết cho các tình huống khác nhau.
2. Các bước sơ cứu gãy xương
2.1 Các bước sơ cứu khi bị gãy xương ban đầu
Khi phát hiện những người xung quanh bạn bị tai nạn bạn cần phải gọi cấp cứu ngay. Trong khi bạn chờ đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể làm một số bước sơ cứu để cố định xương cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, cần động viên bệnh nhân để bệnh nhân không mất bình tĩnh hay cử động mạnh dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.2 Những bước sơ cứu khi gãy xương quan trọng cần nhớ
Bước 1:
Không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết nhằm ngăn chặn những chấn thương khác có thể xảy ra đồng thời bất động vùng xương bị gãy. Đừng di chuyển nạn nhân bị thương nếu họ bị thương ở lưng hoặc cổ. Để cố định vùng bị thương, bạn có thể tự làm một thanh nẹp bằng cách gấp một mảnh bìa cứng hoặc tạp chí và nhẹ nhàng đặt dưới chân tay. Sau đó dùng vải quấn cẩn thận.
Bước 2:
Nếu chảy máu, bạn có thể cầm máu bằng cách quấn chặt vùng bị thương bằng băng vô trùng hoặc vải. Đè chặt lên vết thương.
Bước 3:
Nếu người bị thương có dấu hiệu của tình trạng sốc, bạn cần quấn họ trong một tấm chăn và nâng chân cao hơn đầu khoảng 30cm. Dấu hiệu của tình trạng này là chóng mặt, yếu ớt, da nhợt nhạt, lạnh ẩm, khó thở và nhịp tim tăng lên.
Bước 4:
Để giúp làm giảm sưng, bạn có thể chườm một túi nước đá hay gạc lạnh trên vùng bị sưng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên da, hay gói chúng trong một miếng vải.
Bước 5:
Bình tĩnh chờ xe cấp cứu đến.
Trên đây là những hướng dẫn để bệnh nhân và người nhà có thể sơ cứu tốt nhất trước khi xe cấp cứu đến. Đồng thời các bước này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của người bệnh sau này.
Từ khóa » Sơ Cấp Cứu Gãy Xương đòn
-
Sơ Cứu Gãy Xương đòn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Sơ Cứu Gãy Xương đòn Như Thế Nào Là đúng?
-
Sơ Cứu Cố định Tạm Thời Gẫy Xương - Health Việt Nam
-
Gãy Xương đòn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Các Phương Pháp điều Trị Gãy Xương đòn Vai | Vinmec
-
Điểm Cần Chú ý Khi Cấp Cứu Người Bị Gãy Xương Chi | Vinmec
-
SƠ CỨU GÃY XƯƠNG, CÁC BƯỚC SƠ CỨU GÃY XƯƠNG
-
Sơ Cứu Gãy Xương đòn - TaiLieu.VN
-
Gãy Xương đòn – Phương Pháp Và Thời Gian điều Trị
-
Kỹ Thuật Sơ Cứu Gãy Xương
-
Cách Sơ Cứu, Cố Định Gãy Xương Đúng - Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Gãy Xương đòn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Gãy Xương đòn – 7 điều Cần Biết
-
GÃY XƯƠNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Những điều Cần Biết Về Phương Pháp Phẫu Thuật Kết Hợp Xương đòn
-
Sơ Cứu Gãy Xương đòn - Gia Hưng Vina