Các Bước Sửa Lỗi Laptop Sạc Không Vào điện
Có thể bạn quan tâm
Nếu laptop của bạn sạc không vào điện, hoặc báo lỗi plugged in not charging thì nguyên nhân có thể là do kết nối sạc của bạn hoặc do driver trên máy cũng có thể là do pin của bạn đã hỏng... Dù máy bạn có gặp phải vấn đề gì thì trước hết bạn nên xem qua và tự sửa nếu nằm trong khả năng của mình, còn nếu bạn không thể khắc phục hãy mang tới trung tâm sửa chữa gần nhất để nhờ giúp đỡ. Dưới đây là những hướng xử lý mà bạn có thể áp dụng tại nhà để xử lý tình trạng lỗi laptop sạc pin không vào điện.
1. Thử cắm lại sạc
Nếu may mắn thì máy của bạn chỉ bị lỏng dây cắm thôi, vì thế, bạn hãy kiểm tra kỹ xem pin đã được gắn đúng cách chưa, sau đó là kiểm tra ổ điện bằng bút điện hoặc nếu không, bạn có thể thử cắm sang ổ khác để kiểm tra.
2. Tháo pin và kiểm tra
Sau khi kiểm tra ổ cắm điện thì bạn có thể biết hoặc loại bỏ được nguyên nhân nguồn điện vào là có. Sau đó, bạn tiếp tục kiểm tra pin laptop có bị hỏng không bằng cách tháo pin ra khỏi máy, cắm sạc vào và mở máy, nếu máy vẫn hoạt động bình thường thì pin của bạn đã gặp vấn đề, để chắc chắn bạn có thể cho pin vào máy khác để kiểm tra lại.
Làm sao để biết pin laptop bị chai, hỏng?
3. Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng cổng và bộ sạc
Tiếp theo, bạn có thể kiểm tra xem nguồn điện có được truyền vào máy tính của bạn hay không.
Đảm bảo rằng bạn đã cắm bộ sạc vào đúng cổng trên laptop. Nhiều laptop chỉ có một chỗ cắm sạc, nhưng nếu bạn có máy tính đời mới hơn, nó có thể sử dụng USB-C để sạc. Hãy thử tất cả các cổng USB-C trên laptop, vì một số cổng có thể chỉ dành cho việc truyền dữ liệu.
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng bộ sạc gốc đi kèm với laptop của mình. Bộ sạc giả có thể gây hại cho pin và tạo ra hư hỏng về lâu dài. Các model của bên thứ ba có thể không sử dụng đúng công suất, điều này có thể khiến laptop của bạn sạc cực kỳ chậm hoặc hoàn toàn không sạc được. Điều này đặc biệt đúng với cáp USB-C, vì một số không dùng để sạc các thiết bị lớn như laptop.
4. Kiểm tra dây sạc
Đôi lúc vấn đề không phải ở pin hay phần mềm laptop mà là năm ở dây sạc. Nhiều lúc dây sạc pin bị đứt ngầm khiến cho việc sạc pin không được, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay vuốt và kiểm tra dọc dây xem có bị đứt gãy ngầm không. Nếu có dụng cụ bạn có thể kiểm tra thông mạch của dây sạc hoặc tháo adapter để kiểm tra kỹ hơn. Đừng quên để ý có mùi khét phát ra từ dây sạc không.
5. Kiểm tra khe cắm sạc trên laptop
Khe cắm sạc được hàn cùng main máy nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài bộ phận này có thể bị lỏng hoặc nhả hàn dẫn tới việc kết nối không ổn định giữa bộ sạc và khe cắm sạc của laptop. Lúc này ngoài việc quan sát màu và mùi khét thì bạn không nên thử cắm sạc quá nhiều lần dẫn tới gãy chân sạc khiến quá trình thay thế sửa chữa sau đó gặp khó khăn và tốn kém.
6. Laptop bị quá nhiệt
Có thể bạn chưa biết rằng việc Laptop quá nóng cũng có thể khiến máy không sạc được. Đôi khi máy quá nóng còn gây ra các tác dụng phụ khác như cháy nổ, bên cạnh đó khi nhiệt độ tăng cao các cảm biến pin sẽ báo cho hệ thống pin đã được sạc đầy khi chỉ vừa mới sạc hoặc không có tình trạng pin
Để giải quyết vấn đề này thì bạn có thể sử dụng máy không quá lâu hoặc sử dụng quạt tản nhiệt dành cho máy tính của bạn, ngoài ra bạn cũng nên tránh đặt máy khi sử dụng vào nhưng nơi mà khó tản nhiệt như nệm, chăn, gối....Vệ sinh máy thường xuyên là việc nên làm nhằm giúp các quạt giá được thông thoáng và hoạt động hiệu quả.
- 5 cách để hạ nhiệt laptop đơn giản, hiệu quả
7. Kiểm tra phần mềm máy tính
Sau khi kiểm tra toàn bộ các bước trên mà vẫn chưa tìm được nguyên nhân thì lúc này cần kiểm tra thiết lập pin của máy tính.
Với laptop chạy hệ điều hành Windows: truy cập Control Panel > Power Options. Tiếp đến, bạn chọn Plan settings và kiểm tra các thiết lập như pin, màn hình và tùy chọn sleep... Ví dụ, thiết lập pin của bạn có thể gây ra vấn đề trong trường hợp bạn chọn máy tính tự tắt khi dung lượng pin xuống quá thấp và thiết lập mức pin thấp ở một tỷ lệ quá cao.
Với laptop Mac: Bạn hãy truy cập System Preferences > Enegy Saver. Sau đó, bạn chỉ cần chọn khoảng thời gian chờ tắt của máy tính và màn hình.
8. Giảm mức sử dụng tài nguyên
Có khả năng lỗi laptop sạc không vào điện không liên quan đến phần cứng. Nếu máy tính của bạn đang hoạt động cực kỳ khó khăn, bộ sạc có thể không bổ sung đủ điện năng một cách nhanh chóng.
Ví dụ, nếu máy tính nóng lên, quạt phải làm việc nhiều hơn để làm mát nó, điều này sẽ tốn nhiều pin hơn. Khi bạn có nhiều chương trình và tiến trình ngốn năng lượng chạy cùng một lúc, chúng sẽ tiêu thụ nhiều pin hơn với tốc độ cao. Mở Task Manager (Ctrl + Shift + Esc) để kiểm tra việc sử dụng tài nguyên hiện tại.
Nếu bạn nghi ngờ đây là căn nguyên của lỗi laptop sạc không vào điện, hãy thử đóng một số chương trình và/hoặc tắt PC để máy nguội. Sau khi máy hoạt động trở lại bình thường, hãy bật nguồn và xem liệu bộ sạc có thể đáp ứng đủ pin ở mức công việc bình thường hay không.
9. Cập nhật driver cho máy
Với laptop chạy hệ điều hành Windows: truy cập Control Panel > Device Manager. Ở mục Batteries, bạn sẽ thấy ba mục, một cho pin, một cho bộ sạc và một mục được liệt kê là Microsoft ACPI Compliant Control Method Battery. Sau khi mở từng mục, bạn sẽ thấy cửa sổ Properties. Dưới thẻ Driver, chọn Update Driver. Sau đó, bạn hãy khởi động lại máy. Nếu vẫn chưa thể sạc pin, bạn hãy gỡ bỏ Microsoft ACPI Compliant Control Method Battery và khởi động lại máy.
Với laptop Mac: Trên laptop Mac, bạn hãy thử nguồn, tháo pin, ngắt kết nối giữa bộ sạc và máy tính, nhấn và giữ nút nguồn trong vòng 5 giây. Tiếp đến, bạn hãy lắp pin, kết nối bộ sạc, và bật máy tính lên.
10. Thay sạc pin laptop mới
Trước tiên, bạn có thể mượn bộ sạc của bạn bè nếu họ có laptop giống bạn và xem liệu bộ sạc đó có hoạt động không.
Sau cùng là nếu pin hoặc dây sạc của bạn bị hỏng thì tốt nhất là bạn nên thay mới, hiện nay giá thành của dây sạc pin dao động từ 100-200 ngàn đồng còn pin thì từ 300-1 triệu đồng. Việc thay mới và có bảo hành giúp bạn an tâm hơn và tiết kiệm kinh tế hơn.
Mặc dù bạn sẽ tìm thấy bộ sạc của bên thứ ba giá rẻ trên các trang thương mại điện tử và từ những nhà bán lẻ khác, nhưng bài viết khuyên bạn nên sử dụng bộ sạc chính thức nếu có thể. Các thiết bị của bên thứ ba thường không đạt tiêu chuẩn chất lượng như hàng chính hãng và trong trường hợp của bộ sạc, việc sử dụng bộ sạc rẻ tiền có thể làm hỏng máy tính hoặc thậm chí gây cháy nổ.
11. Các vấn đề phát sinh bên trong
Khi chúng ta đã thử những cách giải quyết bên trên từ việc thay pin mới, thay dây sạc mới, kiểm tra lại thiết lập phần mềm, hệ thống,... mà chưa khắc phục được, thì có thể vấn đề nằm ở bên trong máy. Một số linh kiện có thể bị lỗi dẫn tới việc sạc pin máy tính không vào. Chẳng hạn như lỗi bo mạch chủ, lỗi bảng mạch logic, hay hỏng cảm biến pin. Với tình huống này tốt nhất nên mang máy tới những trung tâm sửa chữa máy tính uy tín để có thể khắc phục lỗi kịp thời.
12. Liên hệ với bên hỗ trợ
Cách cuối cùng đó là gọi kỹ thuật viên hỗ trợ. Các kỹ thuật viên sẽ xác định vấn đề của máy và dựa vào từng dòng máy tính khác nhau để tìm cách sửa chữa hợp lý. Nếu máy tính mới mua, người dùng nên liên hệ ngay với bên mua bán hoặc trung tâm bảo hành để đảm bảo quyền lợi của mình.
- Cắm sạc laptop khi pin đã đầy có gây hại không?
- Kinh nghiệm xử lý bộ sạc laptop bị đứt dây trong
- Có nên cắm sạc laptop liên tục?
Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cục Sạc Laptop Dell Không Vào điện
-
Hướng Dẫn Tự Khắc Phục Laptop Dell Sạc Pin Không Vào điện
-
Tại Sao Sạc Pin Laptop Dell Không Vào điện Và Cách Xử Lý - Worklap
-
Bật Mí Cách Khắc Phục Lỗi Sạc Laptop Dell Không Vào điện
-
Tại Sao Sạc Pin Laptop Dell Không Vào điện? - Laptopcentre
-
7 Cách Xử Lý Lỗi Laptop Sạc Pin Không Vào đơn Giản Mà Bạn Nên Biết
-
8 Cách Sửa Lỗi Sạc Pin Laptop Dell Không Vào Điện (hiệu Quả)
-
Sạc Laptop Dell Không Vào điện? Chỉ Giúp Mình Với?
-
Sạc Laptop Dell Không Vào điện
-
8 Cách Sửa Lỗi Sạc Pin Laptop Dell Không Vào điện
-
Sửa Lỗi Laptop Báo Sạc Nhưng Không Vào Pin - Ngọc Nguyễn Store
-
Bật Mí Cách Tự Khắc Phục Lỗi Laptop Dell Sạc Không Vào Pin
-
6 Cách Khắc Phục Lỗi Sạc Laptop HP Không Vào điện Có Thể Bạn Chưa ...
-
Nguyên Nhân Laptop Dell Sạc Không Vào Pin, Laptop HP ... - Sửa Máy