Các Bước Tắm Cho Thỏ Và Cắt Lông Cho Thỏ đúng Cách | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Thỏ cảnh là loài thú cưng rất hiếu động, vì vậy tắm cho thỏ là cách tốt nhất để giúp giữ sạch bộ lông cho chúng. Tắm cho thỏ đúng cách cũng là cách hiệu quả để giữ vệ sinh cho ngôi nhà của bạn. Có 2 cách tắm để làm sạch bộ lông cho thỏ, đó là tắm khô và tắm ướt. Dưới đây là các bước để tắm và cắt lông thỏ tại nhà, hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC ẩn 1. Có nên tắm cho thỏ không? 2. Hướng dẫn tắm cho thỏ đúng cách 3. Chải lông cho thỏ 4. Mát xa toàn thân cho thỏ 5. Lưu ý cách vệ sinh cho thỏ 6. Những trường hợp không nên tắm cho thỏ 7. Có nên cắt lông thỏ con không? 8. Cắt lông cho thỏ lông dài 9. Nên cắt lông thỏ như thế nào phù hợp? 10. Cạo lông cho thỏ nên chú ý những gì?Có nên tắm cho thỏ không?
Bình thường, nhiều người vẫn nghi hoặc việc có nên tắm cho thỏ không? Đa số người nuôi thỏ sẽ không tắm cho thỏ con. Tuy nhiên, có nhiều lúc chúng ta không thể không tắm cho chúng. Ví dụ thỏ trắng có chất lông sạch sẽ, nhưng có nhiều lúc không tránh khỏi việc bị dính bẩn.
Bản năng của thỏ là không thích nước, chúng rất dễ bị cảm cúm nếu nước không đủ ấm. Nếu không quá bẩn, bạn không cần phải tắm nhiều cho chúng. Một tháng chỉ cần tắm vài lần là được.
Nếu thỏ chỉ bị bẩn một vài chỗ, bạn có thể lấy khăn nhúng nước ấm lau sạch và sấy khô. Thỏ rất có ý thức vệ sinh thân thể. Bạn có thể cho thỏ tắm bằng nước hoặc cát tắm chuyên dụng. Nên kết hợp cả hai cách sẽ giúp thỏ luôn sạch sẽ.
Đối với người nuôi thỏ cảnh, việc chăm sóc thỏ không chỉ là cho chúng ăn no mỗi ngày, mà còn chăm sóc cả vẻ ngoài của chúng. Thỏ cũng giống như chó mèo, chúng có bộ lông dày và cần được chăm sóc thường xuyên để luôn sạch sẽ và bóng mượt. Chăm sóc bộ lông của thỏ có rất nhiều cách. Trong đó quan trọng nhất vẫn là tắm và cắt tỉa lông.
Hướng dẫn tắm cho thỏ đúng cách
Khi tắm cho thỏ cần hai người, một người giữ thỏ không cho thỏ giãy giụa và một người tắm cho chúng. Trước khi tắm bạn phải pha loãng sữa tắm với nước, không nên đổ trực tiếp sữa tắm lên lông thỏ.
Pha loãng sữa tắm với nước. Kì cọ trong khoảng 5 phút, nhẹ nhàng để không làm thỏ sợ hãi. Xối nước để làm sạch hết xà phòng. Tắm xong phải lập tức lau và sấy khô ở nhiệt độ thấp nhất, đặc biệt là dưới bụng và chân.
Tiếp theo đó là dùng 2 tay nhẹ nhàng bóp chặt lỗ tai thỏ, làm như vậy là để tránh nước lọt vào trong lỗ tai. Nước vào trong tai sẽ gây một số bệnh cho chúng. Tắm cho thỏ cũng giống như tắm cho các thú cưng khác. Phải nhẹ nhàng và cẩn thận làm sạch toàn bộ cơ thể của thỏ.
Sau khi tắm xong, lấy một chiếc khăn to để thấm nước lau sạch trên mình thỏ. Sau cùng là dùng máy sấy tóc lông cho thỏ. Khi dùng máy sấy nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải để tránh làm thỏ bị bỏng.
Chải lông cho thỏ
Một vài giống thỏ lông dài và dày như Angora cần được chải lông hàng ngày. Nếu không chúng sẽ xơ rối và rất khó xử lý. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lông có thể gây những bệnh về da và là môi trường lý tưởng cho kí sinh trùng phát triển.
Cách chải lông cho thỏ: hai tay nhúng nước, nhẹ nhàng mát xa cho thỏ. Sau đó vuốt nhẹ từ đầu đến đuôi để loại bỏ lông thừa và bụi bẩn. Chà xát một vài lần, sau đó lau khô lại nếu lông thỏ bị ướt.
Nếu không muốn bẩn tay, bạn có thể sử dụng các loại lược chải lông chuyên dụng. Được thiết kế để chăm sóc thỏ và thú cưng tốt nhất, lược chải lông sẽ giúp loại bỏ triệt để lông rụng và giúp gỡ rối lông cho thỏ.
Mát xa toàn thân cho thỏ
Không chỉ có thỏ lông dài, việc mát xa có lợi cho tất cả các giống thỏ. Thỏ con và thỏ già rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột. Việc mát xa toàn thân sẽ giúp đường ruột của thỏ hoạt động tốt hơn, hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột ở thỏ.
Đầu tiên là làm sạch tai và mắt thỏ, bạn nhúng nước bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa bóp. Việc này sẽ giúp thỏ thư giãn vừa giúp phòng bệnh cho chúng. Có thể dùng khăn ẩm để lau sạch những vùng da chết.
Bạn có thể đặt thỏ nằm sấp hoặc ngửa, tùy theo ý thích của mỗi chú thỏ. Phương pháp mát xa là xoa bóp thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Ấn nhẹ từ dạ dày xuống bụng dưới. Sau đó vòng lên mông.
Lưu ý cách vệ sinh cho thỏ
Thỏ là loài động vật rất kị nước và khó tính trong việc làm sạch cơ thể của mình. Nếu muốn tắm rửa cho chúng, bạn phải sử dụng các sản phẩm chuyên dùng cho thỏ. Nếu tắm bằng nước, bạn phải sấy khô ngay lập tức. Nếu không thỏ sẽ rất dễ bị cảm.
Chú ý nhiệt độ nước không quá lạnh hoặc quá nóng. Trước khi tắm vẩy nước lên người thỏ để chúng làm quen với nhiệt độ. Không thả vào bồn tắm ngay lập tức vì có thể làm chúng bị sốc. Chú ý không để nước chảy vào tai và mắt thỏ.
Thỏ dưới 6 tháng tuổi không nên tắm bằng nước. Nếu thấy chân thỏ bị bẩn có thể dùng nước ấm rửa sạch. Sau đó lau và sấy khô, cho thỏ ở nơi ấm áp. Nếu nuôi thỏ trong môi trường sạch sẽ, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu cát tắm.
Thỏ sẽ tự biết cách vệ sinh cơ thể chúng. Nếu thỏ chỉ bị bẩn một phần bộ lông, bạn có thể dùng khăn ngâm nước ấm lau sạch, hoặc dùng cát tắm tẩy sạch vùng lông đó. Một cách nữa là dùng khăn ẩm và sấy khô lông cho thỏ.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tắm khô cho thỏ như cát tắm, sữa tắm khô. Không dùng sữa tắm chó mèo để tắm cho thỏ. Do thành phần không phù hợp với lông và da thỏ, có thể làm lông bị xơ rối, dễ rụng.
Những trường hợp không nên tắm cho thỏ
Thỏ đang bị bệnh cho dù có bẩn cũng không được tắm. Do lúc này cơ thể chúng rất yếu, chênh lệch nhiệt độ và tâm lý hoảng sợ sẽ khiến chúng càng yếu hơn. Thỏ rất dễ mắc cảm cúm và chết. Thỏ con rất dễ mắc tiêu chảy nếu bị tắm bằng nước. Do đó tuyệt đối không tắm cho thỏ con dưới 6 tháng tuổi và thỏ mẹ mang thai.
Những con quá nhát người hoặc có biểu hiện tâm lý bất thường không được tắm. Chúng sẽ rất dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như dạ dày, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng là thỏ bị stress dẫn đến sinh bệnh và chết.
Có nên cắt lông thỏ con không?
Thỏ nhỏ trước khi đủ 3 tháng tuổi không nên cắt. Vì chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của thỏ nhỏ chưa phát triển toàn diện. Khả năng chịu đựng không quá tốt, nhưng nếu là thỏ lông dài, có thể cắt lông thỏ ở trạng thái 1cm.
Nếu thỏ con nhát gan, đặc biệt mẫn cảm. Cũng có thể cắt lông một cách cẩn thận. Bạn có thể thử cắt một chút lông trước nếu chúng không có phản ứng khó chịu, có thể chấp nhận hành động của bạn.
Vậy có thể chính thức cắt lông cho chúng, nhưng cũng không nên cắt quá ngắn ngay lần đầu tiên. Sau khi cắt lông nếu tâm trạng thỏ con không giống lúc thường. Có thể cho chúng uống nửa viên vitamin C để chúng bình ổn lại.
Cắt lông cho thỏ lông dài
Nếu bạn không nuôi thỏ lấy lông, bạn nên tỉa lông cho chúng định kỳ. Do thỏ rất hiếu động, ngay cả khi được nuôi trong nhà, lông của chúng cũng rất nhanh bẩn. Không nên tỉa lông quá sát, bạn chỉ cần cắt ngắn bớt là được.
Những giống thỏ lông dài cần một người chủ giàu kinh nghiệm để chăm sóc lông cho chúng. Nếu bạn chưa bao giờ tỉa lông cho thú cưng, hãy đưa chúng đến các cửa hàng làm đẹp cho thú cưng để tạo kiểu cho chúng.
Cắt lông phải quyết định dựa vào mùa. Chẳng hạn như cắt lông vào mùa nóng là thích hợp nhất. Khi nhiệt độ không ổn định, chợt nóng chợt lạnh không nên cắt lông thỏ con quá ngắn. Vì như vậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh và bị cảm.
Nên cắt lông thỏ như thế nào phù hợp?
Công cụ cắt lông thỏ nên dụng loại tông đơ chuyên dụng cho thú cưng để dễ dàng thao tác. Nếu dùng kéo, tuyệt đối cần chú ý tránh làm thỏ bị thương hoặc cắt vào da của chúng. Dùng tông đơ cạo lông cần cạo theo hướng lông mọc.
Như vậy có thể giữ lại lông ngắn để bảo vệ cơ thể. Nếu cạo ngược hướng sẽ dễ làm nang lông bị tổn thương. Còn dễ dẫn đến việc cạo trọc. Nếu tông đơ điện tạo ra âm thanh quá lớn, có thể dùng tay che tai của thỏ con lại.
Độ dài của lông cần dựa vào nhiệt độ và mùa để quyết định. Nhưng, cắt quá ngắn cũng không tốt, nguyên nhân là lông thỏ có chức nắng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ da khỏi tia cực tím.
Cũng có thể bảo vệ da khỏi bị muỗi đốt, vi khuẩn, chân khuẩn, ve bọ. Da của chúng rất mỏng nên khi cắt lông quá ngắn dễ bị tổn thương. Tốt nhất nên cắt lông định kỳ cho lông dài. Cho dù là mùa nào, độ dài của lông thích hợp là 2,5cm.
Cạo lông cho thỏ nên chú ý những gì?
Lông ở phần bụng và bàn chân có tác dụng giữ ấm (khi nằm xuống phần bụng tránh bị lạnh) và bảo vệ da ở phần bàn chân. Không nên cắt những chỗ đó. Một vài nơi có lông quá dài, dễ quét xuống đất, làm bẩn lông. Ví dụ phần đuôi, hai bên sườn bụng nên cần cắt ở những bộ phận này.
Những vị trí lông dính kết vào nhau và không chải được cũng có thể cắt bỏ. Ngoài ra, tốc độ dài của lông thỏ không giống nhau. Lông bị cắt có thể phải mất một đoạn thời gian nhìn giống như bị chó cắn. Nhìn rất xấu nên bạn cần chuẩn bị tâm lý trước. Như vậy, việc tắm và cắt lông thỏ là rất cần thiết. Nhất là khi vào hè. Nếu bạn nuôi thỏ thì nên lưu ý tới vấn đề này nhé.
3.6/5 - (8 bình chọn)Từ khóa » Thỏ Bị Dơ
-
Hướng Dẫn Tắm Và Vệ Sinh Thỏ An Toàn - Alicepetmart
-
Cách để Tắm Cho Thỏ Nhà - WikiHow
-
Có Nên Tắm Cho Thỏ Không? Cách Chăm Sóc, Vệ Sinh Cho Thỏ Kiểng
-
Một Số Bệnh Thỏ Hay Mắc Và Cách Phòng Trị
-
Có Nên Tắm Cho Thỏ Không ? - PetCity
-
Thỏ Cách Chăm Sóc Thỏ Không Phải Ai Cũng Biết - Yêu Pet
-
Cách Phòng Và điều Trị Các Bệnh Thường Gặp ở Thỏ
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi Thỏ
-
Tắm Cho Thỏ Cưng, Có Nên? - Chuột Hamster Shop
-
Một Số Bệnh Thỏ Hay Mắc Và Cách Phòng Trị | Vetshop.VN
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Thỏ
-
Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Thỏ Thương Phẩm
-
Chải Lông Cho Thỏ để Loại Trừ Bụi Bẩn - Facebook