Các Bước Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Cá Thủy Sinh

Việc xử lý gỗ lũa trước khi cho vào bể cá cảnh, bể thủy sinh là vô cùng cần thiết. Nhẹ thì chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bể cá, nặng thì có thể gây chết cá, chết cây gây thiệt hại không nhỏ cho người chơi. Hãy cùng cá cảnh Thái Hòa chia sẻ cách thức xử lý gỗ lũa trước khi cho vào bể cá nhé.

Gỗ lũa: tiếng Trung: 浮木 Fú mù; tiếng Anh: drift wood 

Gỗ lũa là phần lõi còn lại của cây gỗ chết sau khi bị ăn mòn bởi nước, hoặc mục, hoặc mối xông. Cái lõi này do nhiều nguyên nhân mà không bị phân huỷ bởi nước, mục ruỗng hay mối. Có thể là do tập trung xenlulô quá dày đặc, hoặc do nhựa cây lúc còn sống tiết ra khiến mối mọt, nước và thời gian cũng chịu thua. Nặng hay nhẹ thì tuỳ từng loại cây và vị trí trên cây của khúc lũa. Ở gốc thì đương nhiên là nặng hơn.

Hình ảnh gỗ lũa Linh Sam
Gỗ lũa Linh Sam thường được sử dụng cho bể thủy sinh
Nói chung thì các khúc lũa đều nổi cả vì lũa kiếm được ở rừng thường đã lộ thiên nhiều năm, hoặc trong thời gian thu gom vận chuyển thì lũa đã khô nước rồi. Gỗ chỉ chìm được khi no nước thôi. Khúc gỗ do người gọt đẽo và khúc gỗ do thiên thiên gọt trông nó khác nhau hẳn. Có khúc được gọt với các đường nét trơn tròn, hốc mắt tự nhiên nhìn là thấy ngay. Nhưng mà có thể nhầm. Đấy là các gốc cây thường do người bán rong bán ở dọc đường. Các khúc cây đó nhìn qua thì cũng thấy hình thù kỳ dị, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy còn nguyên dấu vết cành que, rễ, vỏ, thân. Thân thường bóng, không đồng nhất và ruột lại xốp và rỗng. Các gốc này thường là gốc chết của sú, vẹt, đước ở vùng đất ngập mặn, tuy có giống lũa về sự hình thành nhưng quá trình xảy ra nhanh trong vài năm và gỗ đó không bền và giá trị thẩm mĩ không cao. Hiện nay trên thị trường còn cung cấp rất nhiều loại gốc cây cho bể cá vẫn còn tươi, các loại rễ cây để phục vụ cho người chơi thủy sinh. Đối tượng này cũng nằm trong phần gỗ cần phải xử lý trước khi cho vào bể cá của chúng ta.

Các phương pháp xử lý gỗ lũa

1. Luộc gỗ lũa, việc đun sôi gỗ ngoài việc làm sạch gỗ, loại bỏ bớt các loại rêu tảo, các loại khuẩn bám trên bề mặt gỗ lũa. Đun sôi còn giúp cho các “mắt” gỗ nở to hơn, giúp nước dễ dàng thấm sâu vào thân gỗ, giúp gỗ dễ chìm hơn khi cho vào trong bể cá. 2. Đối với những khúc gỗ có kích thước lớn, chúng ta không có những dụng cụ cần thiết để luộc. Hãy dùng nước nóng xử lý từng phần của gốc lũa. 3. Nướng gỗ lũa với nhiệt độ không quá 121 độ C. 4. Rửa sạch và ngâm vào dung dịch thuốc tẩy 10% trong một khoảng thời gian nhất định.  sau đó rửa bằng nước sạch. 5. Ngâm lũa trong dung dịch muối 1 tuần, sau đó ngâm trong nước 2 tới 3 tuần.

Cho lũa vào bể cá

Khi cho lũa vào bể cá, tanin từ gỗ lũa sẽ tan vào trong nước khiến màu nước thay đổi, đừng lo lắng, chỉ bằng việc thay nước thường xuyên, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn được vấn đề này. Kể cả việc gỗ lũa xuất hiện nấm mốc trắng xung quanh, bạn có thể sử dụng bàn chải để đánh sạch. Hoặc cũng có thể để tự nhiên, sau một thời gian nhất định, nấm mốc này cũng sẽ biến mất. Một vấn đề thường xuyên gặp phải đối với người chơi là gỗ không chìm. Đối với những loại gỗ nhẹ mà sau quá trình xử lý thứ nhất vẫn không thể chìm, các bạn có những cách sau để xử lý chúng. 1. Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa, hoặc sử dụng đá để chèn lên gỗ lũa không cho gỗ nổi lên. 2. Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét những vật có tỷ trọng lớn vào trong thân gỗ, sau đó dùng keo silicon bịt lại. 3. Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa, sau đó dùng các loại cây thủy sinh như  Ráy, Dương Xỉ che đi. 4. Dùng các loại mút kính dán vào đáy hoặc cạnh bể, sau đó sử dụng dây buộc để cố định gỗ lũa. Dù tiến hành xử lý khá kỹ lưỡng và mất thời gian, khi cho lũa vào bể cá, bạn vẫn thấy nước bể chuyển màu ít nhiều. Bạn nên tham khảo bài viết cách khử màu nước lũa phai tại đây Trên đây là những kinh nghiệm xử lý gỗ của mình thu thập được. Các bạn có kinh nghiệm gì thì cùng nhau chia sẻ để đẩy mạnh phong trào chơi ngày một phát triển.

Cá cảnh Thái Hòa08/12/2014

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hình ảnh Máy bơm Baoyu BY-F series sử dụng trục sứ Ceramic

Ưu điểm của máy bơm bể cá sử dụng trục sứ Ceramic chống ăn mòn

24/06/2024 Hình ảnh Thức Ăn Cá Koi KoiKing Staple

Sự khác nhau giữa Đạm (protein) thực vật và đạm động vật trong thức ăn cá cảnh

19/06/2024 Hình ảnh Thức Ăn Cá Koi KoiKing Staple

Sự khác nhau giữa thức ăn cá Koi Cân Bằng (Staple) và Tăng Trưởng (Growth)

16/06/2024 Hình ảnh Cá ali Afra - Cynotilapia Afra

Những tập tính sinh học thú vị của cá Ali hồ Malawi

11/06/2024 Back to top button Close Search for:
  • TRANG CHỦ
  • CÁ CẢNH
    • Cá Koi
    • Cá Rồng
    • Cá Hổ
    • Cá Sam Cảnh
    • Cá Săn Mồi
    • Cá Đĩa
    • Cá Ali
    • Cá Thuỷ Sinh
    • Cá Phụ Kiện
    • Cá Cảnh Nước Ngọt
    • Cá Cảnh Biển
  • BỂ CÁ
    • Bể Cá Rồng
    • Bể Thuỷ Sinh
    • Bể Cá Treo Tường
    • Bể Cá Ngăn Phòng
    • Bể Cá Biển
    • Bể Cá Nhà Hàng
    • Bể Cá Nhập Khẩu
    • Bể Cá Phong Thuỷ
  • PHỤ KIỆN BỂ CÁ
    • Máy Lọc Bể Cá
    • Máy Bơm Bể Cá
    • Máy Sục Khí Oxy Bể Cá
    • Đĩa-Quả-Dây-Đầu Chia Sục Khí
    • Đèn Bể Cá – LED – T5
    • Máy Sưởi Bể Cá
    • Vật Liệu Lọc
    • Đèn UV Bể Cá
    • Quạt Thổi Luồng
    • Máy Lạnh Bể Cá
    • Tranh 3D Bể Cá
    • Thức Ăn Cho Cá Cảnh
    • Thuốc Chữa Bệnh Cá Cảnh
    • Máy Cho Cá Ăn
    • Dụng Cụ Vệ Sinh Bể Cá
    • Dụng Cụ Test Nước
    • Vợt Bắt Cá Cảnh
    • Phụ Kiện Khác
  • THIẾT BỊ HỒ KOI
    • Thiết kế hồ Koi
    • Hồ cá Koi
    • Thùng Lọc Hồ Koi
    • Máy Bơm Hồ Cá Koi
    • Máy Sục Khí Oxy Hồ Cá Koi
    • Đèn LED Âm Nước
    • Đèn UV Hồ Cá Koi
    • Hút Mặt Hồ Koi
    • Hút Đáy Hồ Cá Koi
    • Máy Vệ Sinh Hồ Cá Koi
    • Thức Ăn Cá Koi
  • THUỶ SINH
    • Bể Kính Siêu Trong
    • Đèn Thuỷ Sinh
    • Lọc thủy sinh
    • Cây Thuỷ Sinh
    • Đất Nền Thuỷ Sinh
    • Đá Thuỷ Sinh
    • Lũa Thuỷ Sinh
    • Máy Diệt Rêu
    • CO2
    • Phụ Kiện Thuỷ Sinh Khác
  • CÁ BIỂN
    • Protein Skimmer
    • Máy tạo sóng
    • Muối Pha Nước Biển
    • Đèn Cá Biển
  • KIẾN THỨC
Close Tìm kiếm sản phẩm

Từ khóa » Gỗ Lũa Cho Bể Cá Rồng