Các Cách đo độ Dẫn điện EC Trong đất

Xem nhanh

  1. Chỉ số EC trong đất là gì?
  2. Cách đo độ dẫn điện EC trong đất
  3. Các máy đo EC đất phổ biến

Độ dẫn điện của đất là thông số thể hiện chính xác hàm lượng của các chất dinh dưỡng có trong đất. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giúp bạn theo dõi và kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất, gia tăng hiệu quả trong việc đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng trong đó.

Để đo EC của đất trồng, bạn có thể áp dụng phương pháp kiểm tra lỗ nước rỗng (nước được tìm thấy trong đất); đo EC tổng của đất hoặc áp dụng phương pháp đo bằng bùn nhão tương tự như đo EC. Cả 03 phương pháp này, bạn đều có thể sử dụng các máy đo EC đất để thực hiện. Trong bài viết này, THB Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thực hiện chúng.

Chỉ số EC trong đất là gì?

Chỉ số EC trong đất (độ dẫn điện EC trong đất) là mức độ truyền tải dòng điện. Các hạt tích điện nhỏ, hay còn gọi là ion sẽ giúp mang điện tích qua đất. Các ion có điện tích dương hoặc âm. Đất càng có nhiều ion thì độ dẫn điện EC trong đất càng cao và ngược lại. Đơn vị đo độ dẫn điện EC là mS/cm.

Độ dẫn điện EC trong đất

Độ dẫn điện EC trong đất

Độ dẫn điện EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 mS/cm là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 giá trị dinh dưỡng dư.

Cách đo độ dẫn điện EC trong đất

Đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt)

Đây là phương pháp truyền thống và thường được sử dụng để kiểm tra độ dẫn điện của đất. Phương pháp này có độ chính xác cao, bạn có thể đo và kiểm soát dư lượng muối trong đất và đây là một cách hữu ích để xác định độ mặn của đất. Tuy nhiên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị mẫu.

Đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt)

Đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt)

Chúng ta vẫn biết, trong đất luôn có những khoảng trống và những khoảng trống này có thể chứa không khí, nước… Để có thể thực hiện đo EC của đất, chúng ta cần lấp đầy các khoảng trống ấy bằng cách bão hòa chúng bằng nước cất hoặc nước khử ion.

Để thực hiện đo độ dẫn điện EC bằng phương pháp này, bạn cần xử lý mẫu đất trước khi đo. Hãy lấy mẫu đất tại khu vực cần đo. Thực hiện lấy tại nhiều điểm và trộn đều với nhau. Cho một lượng đất vừa phải vào ống nghiệm và đổ thêm một lượng nước cất hoặc nước khử ion vừa đủ vào để hỗ hợp trở thành bột nhão, bùn đặc. Chờ một thời gian (khoảng 15 phút) hoặc sử dụng phễu lọc để tách nước và phần đất ra. Đổ phần nước mẫu vào cốc và sử dụng máy đo EC để thực hiện đo.

Bạn có thể tham khảo một số máy đo EC:

  • Máy đo độ dẫn điện Hanna HI98304
  • Bút đo EC đa năng Hanna HI98129

Đo EC bằng cách đo tổng EC của đất

Với phương pháp này, bạn có thể thực hiện dễ dàng và không cần lysimeter hay các công cụ trích xuất nước hỗ trợ. Bạn có thể đo liên tục ngay tại hiện trường. Tuy nhiên, phương pháp này cung cấp kết quả độ dẫn tổng của cả không khí, đất và nước do vậy bạn không thể xác định được chính xác độ dẫn của đất, nước và không khí riêng biệt.

Để thực hiện nó, bạn chỉ cần chọn vị trí cần đo, tạo một lỗ trong đất và đảm bảo đất tại vị trí cần đo ẩm rồi thực hiện đo với máy đo EC theo quy trình sử dụng thông thường. Rất đơn giản và nhanh chóng.

Các cách đo độ dẫn điện EC trong đất

Đo EC bằng cách đo tổng EC của đất

Đo EC bằng phương pháp kiểm tra lỗ nước rỗng

Phương pháp này thường được ứng dụng cho các hoạt động đo trong nhà kính, thủy canh... Phép đo sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về những chất dinh dưỡng, các loại muối có trong đất trồng. Từ đó, bạn có thể thực hiện điều chỉnh nước tưới và các loại phân bón cho cây trồng. Để thực hiện đo EC bằng cách kiểm tra lỗ nước rỗng, bạn cần một máy đo EC hoặc đầu dò đo EC có tính năng bù nhiệt độ và để đảm bảo độ chính xác cho kết quả đo, bạn cần thực hiện đo nhiều lần.

Đầu tiên, bạn cần trích xuất nước từ đất. Hãy thực hiện nó với công cụ trích xuất nước từ lỗ rỗng chuyên dụng hoặc một lysimeter hút - thiết bị này đảm bảo cho mẫu được lấy không bị can thiệp bởi các yếu tố khác, đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.

Bạn nên thực hiện trích xuất nước tại nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo tính khách quan cho kết quả. Sau khi đã có mẫu, bạn thực hiện kiểm tra nó với máy đo độ dẫn EC của mình với các thao tác bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tầm quan trọng của việc kiểm tra độ dẫn điện EC trong nước
  • Độ dẫn điện và phương pháp đo độ dẫn điện

Các máy đo EC đất phổ biến

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 5 Hanna HI98311

Không chỉ đóng vai trò là máy đo EC, Hanna HI98311 còn có chức năng của một máy đo TDS, đo nhiệt độ của nước,...Chức năng 3 trong 1 này đã và đang ngày càng giúp sản phẩm trở thành máy kiểm tra nước được nhiều người dùng.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ Dist 5 Hanna HI98311

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ Dist 5 Hanna HI98311

Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên rất dễ dàng để bạn di chuyển máy đến nhiều vị trí cần tiến hành kiểm tra. Hơn nữa, vỏ máy được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp có khả năng chống bám bụi và đặc biệt có khả năng chống nước tốt, giúp máy hoạt động trơn tru hơn ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt.

Máy đo EC Hanna HI98311 sử dụng điện cực than chì nên có khả năng chống nhiễu, chống nhiễm cao, đảm bảo độ chính xác cao. Điện cực rời nên dễ dàng tháo lắp, vệ sinh và có thể thay thế được.

Bút đo TDS Hanna HI98311 có những tính năng như: tự động bù nhiệt, cảnh báo pin lỗi BEPS giúp người dùng kiểm soát được các khả năng làm ảnh hưởng đến các giá trị đo do pin, tự động tắt nguồn khi không hoạt động.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312

Đứng ở vị trí thứ 2 khi được bình chọn là máy đo EC đất được nhiều người dùng, HI98312 cũng đang dần khẳng định vị trí của mình trong lòng khách hàng khi mang sở hữu nhiều tính năng thông minh, hiện đại và đặc biệt là giúp người tối ưu về chi phí và thời gian.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312

Bút đo EC Hanna HI98312 là sản phẩm 3 trong 1. Điều này có nghĩa, chúng vừa có khả năng đo độ dẫn điện, vừa đo được TDS và nhiệt độ. Điện cực của máy sử dụng than chì nên chống nhiễm chéo bởi các phân tử muối trong dung dịch rất tốt giúp việc đo đạc chính xác hơn.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312 được tích hợp các chức năng thông minh như: hiển thị dung lượng pin và cảnh báo lỗi pin BEPS , tự động bù nhiệt, tính năng HOLD - giữ kết quả đo trong trường hợp không trực tiếp đọc được kết quả trên màn hình.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ trong thủy canh Hanna HI98318

Có lẽ, điều mà khách hàng cảm thấy hài lòng nhất ở máy đo EC Hanna HI98318 là khả năng chống nước hoàn hảo. Lợi thế này đã giúp sản phẩm ngày càng bền hơn ngay cả khi làm việc trong môi trường có độ ẩm cao và phải thường xuyên tiếp xúc với nước.

Bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ trong thủy canh Hanna HI98318

Bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ Hanna HI98318

Việc tích hợp cả 3 chức năng: đo độ dẫn điện EC, đo tổng chất rắn hòa tan và đo nhiệt độ cũng là một trong những lý do mà người dùng sử dụng sản phẩm này. Nhờ đó, chi phí được thu hẹp lại, thời gian rút ngắn lại khi chỉ cần thực hiện 1 phép đo mà cả 3 kết quả cùng hiển thị trên màn hình LCD sắc nét.

Bút đo TDS Hanna HI98318 tích hợp cảm biến than chì giúp giảm hiệu ứng phân cực thường xuyên xảy ra với máy đo amperometric có 2 chân thép không gỉ.

Trên đây, maydochuyendung.com vừa chia sẻ đến bạn các cách đo độ dẫn điện EC trong đất có thể thực hiện. Và nếu bạn cần một máy đo EC, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE/ZALO: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335 để được hỗ trợ.

Maydochuyendung.com chuyên nhập khẩu và phân phối chính hãng các máy đo EC và các dòng máy test nước khác với giá hợp lý nhất, chính sách bảo hành và hậu mãi tốt!

Từ khóa » Cách đo Ec đất