Các Cách đổi Cầu Trong Môn Bóng Chuyền Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Các vị trí trên sân bóng chuyền
Chuyền 2: Là người chạm bóng lần thứ hai, có nhiệm vụ điều phối có đợt tấn công của toàn đội bằng cách đưa bóng đến đúng vị trí tay đập để ghi điểm. Họ phải là người nhanh nhẹn, có chiến thuật và tốc độ cao để có thể di chuyển khắp mặt sân
Libero: Là chuyên gia phòng thủ có trách nhiệm đỡ bước 1, cứu bóng cho toàn đội và giao bóng. Họ thường là người có phản ứng nhanh và bắt trước tốt trên sân. Libero chỉ được thay thế một vị trí duy nhất trong đội và phải mặc trang phục khác màu so với các thành viên còn lại.
Middle blockers: Là những vị trí có thể triển khai các đợt tấn công nhanh thường ở gần vị trí của chuyền 2. Họ thường là những chuyên gia phòng thủ vừa phải chặn đường tấn công nhanh của đối thủ vừa phải lập hàng chắn kép tại biên. Một đội sẽ có khoảng 2 Middle blockers.
Outside hitters: Được gọi là chủ công hay tay đập biên trái. Họ có trách nhiệm tấn công từ phía biên trái cọc biên và nhận hầu hết cá đường chuyền từ chuyền 2. Trong các trận đấu từ nghiệp dư trở lên thường sẽ có 2 Outside hitters ở mỗi đội.
Opposite hitters (hay Right side hitters): Được gọi là tay đập biên phải hay đối chuyền. Họ đảm nhiệm việc phòng thủ ở khu vực dưới lưới, tại ra một hàng chắn tốt để chặn cú đập từ outside hitter của đối phương và đóng vai trò như 1 chuyền 2 phụ.
Điều 7 trong luật bóng chuyền
7.1. Bắt thăm:
Trước trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bắt thăm để chọn quyền ưu tiên đội nào phát bóng trước và đội nào chọn sân ở hiệp thứ 1 (Điều 12.1.1).
Nếu thi đấu hiệp thứ 5, phải tiến hành bắt thăm lại (Điều 6.3.2).
7.1.1. Tiến hành bắt thăm với sự có mặt của hai đội trưởng hai đội (Điều 5.1).
7.1.2. Đội thắng khi bắt thăm được chọn:
7.1.2.1. Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng (Điều 13.1.1).
7.1.2.2. Hoặc chọn sân. Đội thua lấy phần còn lại.
7.1.3. Nếu hai đội khởi động riêng, đội nào phát bóng trước được khởi động trên lưới trước (Điều 7.2).
7.2. Khởi động:
7.2.1. Trước trận đấu, nếu các đội đã khởi động tại sân phụ thì được cùng khởi động với lưới là 6 phút; nếu không có thể là 10 phút, theo điều 7.2.1.
7.2.2. Nếu (cả) hai đội trưởng yêu cầu khởi động riêng với lưới thì thời gian cho mỗi đội khởi động là 3 hoặc 5 phút, theo Điều 7.2.1.
7.3. Đội hình thi đấu của đội:
7.3.1 Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi thi đấu.
Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân. Trật tự này phải giữ đúng suốt hiệp đấu (Điều 6.4.3; 7.6).
7.3.2. Trước hiệp đấu, huấn luyện viên phải ghi đội hình của đội vào phiếu báo vị trí (xem Điều 19.1.2) và ký vào phiếu, sau đó đưa cho trọng tài thứ hai hoặc thư ký (Điều 5.2.3.1; 19.1.2; 24.3.1; 25.2.1.2).
7.3.3. Các vận động viên không có trong đội hình thi đấu đầu tiên của hiệp đó là cầu thủ dự bị (trừ Libero) (Điều 7.3.2; 15.5; 19.1.2).
7.3.4. Khi đã nộp phiếu báo vị trí cho trọng tài thứ hai hoặc thư ký thì không được phép thay đổi hình trừ việc thay người thông thường (Điều 15.2.2; 15.5).
7.3.5. Giải quyết sự khác nhau giữa vị trí cầu thủ trên sân và phiếu báo vị trí (Điều 24.3.1):
7.3.5.1. Trước khi bắt đầu hiệp đấu nếu phát hiện có sự khác nhau giữa vị trí vận động viên trên sân với phiếu báo vị trí thì các vận động viên phải trở về đúng vị trí như phiếu báo vị trí ban đầu mà không bị phạt (Điều 7.3.2).
7.3.5.2. Nếu trước khi bắt đầu hiệp đấu phát hiện một vận động viên trên sân không được ghi ở phiếu báo vị trí của hiệp đó thì vận động viên này phải thay bằng vận động viên đã ghi ở phiếu báo vị trí mà không bị phạt (Điều 7.3.2).
7.3.5.3. Tuy nhiên, nếu huấn luyện viên muốn giữ vận động viên không ghi trong phiếu báo vị trí ở lại trên sân, thì huấn luyện viên có thể xin thay thông thường và ghi vào biên bản thi đấu (Điều 15.2.2).
7.4. Vị trí:
Ở thời điểm vận động viên phát bóng đánh bóng đi thì trừ vận động viên này, các cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay vòng (Điều 7.6.1; 8.1; 12.4).
7.4.1. Vị trí của các vận động viên được xác định đánh số như sau:
7.4.1.1. Ba vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước: vị trí số 4 (trước bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải).
7.4.1.2. Ba vận động viên còn lại là các vận động viên hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên phải).
7.4.2. Quan hệ vị trí giữa các vận động viên:
7.4.2.1. Mỗi vận động viên hàng sau phải đứng xa lưới hơn người hàng trước tương ứng của mình.
7.4.2.2. Các vận động viên hàng trước và hàng sau phải đứng theo trật tự như Điều 7.4.1.
7.4.3. Xác định và kiểm tra vị trí các vận động viên bằng vị trí bàn chân chạm đất như sau (Hình 4)
7.4.3.1. Mỗi vận động viên hàng trước phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường giữa sân hơn chân của cầu thủ hàng sau tương ứng (Điều 1.3.3).
7.4.3.2. Mỗi vận động viên ở bên phải (bên trái) phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường dọc bên phải (trái) hơn chân của vận động viên đứng giữa cùng hàng của mình (Điều 1.3.2).
7.4.4. Khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do (Điều 11.2.2).
7.5. Lỗi sai vị trí: (Hình 4), (Hiệu tay 11.13)
7.5.1. Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng có bất kỳ vận động viên nào đứng không đúng vị trí (Điều 7.3 và 7.4).
7.5.2. Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc vận động viên phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng lúc đánh phát bóng đi (Điều 12.4 và 12.7.1), thì phạt lỗi phát bóng trước lỗi sai vị trí.
7.5.3. Nếu vận động viên phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng (Điều 12.7.2) và có lỗi sai vị trí trước thì bắt lỗi sai vị trí trước.
7.5.4. Phạt lỗi sai vị trí như sau:
7.5.4.1. Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó (Điều 6.1.3);
7.5.4.2. Các vận động viên phải đứng lại đúng vị trí của mình (Điều 7.3; 7.4)
7.6. Xoay vòng:
7.6.1. Thứ tự xoay vòng theo đội hình đăng ký đầu mỗi hiệp, và theo đó để kiểm tra trật tự phát bóng và vị trí các vận động viên trong suốt hiệp đấu (Điều 7.3.1; 7.4.1; 12.2).
7.6.2. Khi đội đỡ phát bóng giành được quyền phát bóng, các vận động viên của đội phải xoay một vị trí theo chiều kim đồng hồ: vận động viên ở vị trí số 2 chuyển xuống vị trí số 1 để phát bóng, vận động viên ở vị trí số 1 chuyển sang vị trí số 6 ... (Điều 12.2.2.2).
7.7. Lỗi thứ tự xoay vòng: (Hiệu tay 11.13)
7.7.1. Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng thứ tự xoay vòng (Điều 7.6.1; 12). Phạt như sau:
7.7.1.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó (Điều 6.1.3).
7.7.1.2. Các vận động viên phải trở lại đúng vị trí của mình (Điều 7.6.1).
7.7.2. Thư lý phải xác định được thời điểm phạm lỗi, hủy bỏ tất cả các điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi. Điểm của đội kia vẫn giữ nguyên (Điều 25.2.2.2).
Nếu không xác định được thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không xóa điểm của đội phạm lỗi chỉ phạt thua pha bóng (Điều 6.1.3).
Khi nào đổi cầu trong bóng chuyền?
Đổi cầu là khái niệm chỉ đường đi của quả bóng qua các vị trí của một đội bóng chuyền. Có rất nhiều cách đổi cầu khác nhau, tùy theo đội hình và chiến lược của mỗi đội. Mặc dù mỗi đội bóng có thể lựa chọn cho mình cách đổi cầu khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết là phải phù hợp với luật đổi cầu trong môn thể thao bóng chuyền này.
Cách đổi cầu trong bóng chuyền chính là một chiến thuật khi chơi bóng chuyền. Do đó, khi có khi cần chuyển đổi phương hướng tấn, công phòng thủ thì các đội sẽ tiến hành đổi cầu theo đúng quy định đã được đề cập đến trong luật bóng chuyền.
Đội hình thi đấu bóng chuyền chỉ được di chuyển khi người phát bóng đã đánh chạm bóng sang phía đội đối thủ. Theo điều 7.4.4- phần I, chương I, Luật bóng chuyền, sau khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do.
Luật đổi cầu trong bóng chuyền
Khi thi đấu, đội hình bóng chuyền 6 người đứng thành hình tròn, vận động viên đứng ở góc dưới bên phải quy định là số 1 và cũng chính là người phát bóng. 3 vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước. Hàng trước bên trái ở vị trí số 4; hàng trước ở giữa là vị trí số 3 và số 2 ở hàng trước bên phải.
3 vận động viên hàng sau lần lượt là số 5 (hàng sau bên trái); số 6 (ở giữa) và số 1 (hàng sau bên phải).
Khi tính số theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thì khi di chuyển chúng ta sẽ nhận thấy các bước di chuyển theo hướng chiều kim đồng hồ quay.
Hướng dẫn cách đổi cầu trong bóng chuyền
Do khi thi đấu, các đội bóng thường chỉ sử dụng 1 cầu thủ chuyền 2 nên các vận động viên thường chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể chạy lên chuyền bóng mà không hề bị trọng tài bắt lỗi vị trí.
Theo luật bóng chuyền mới nhất, các cầu thủ cần di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Có nghĩa là người chơi lúc trước ở vị trí “2” di chuyển tới vị trí “1” và cứ tiếp tục, lần lượt như vậy.
Các đội hình phổ biến trong thi đấu bóng chuyền
Hiện nay, có 3 đội hình thi đấu tiêu chuẩn trong bóng chuyền, bao gồm đội hình 4-2; 6-2 và 5-1. Đội bóng sẽ sắp xếp đội hình tùy thuộc vào số lượng các tay đập và chuyền 2 có trên sân.
Đội hình 4-2 là đội hình cơ bản, thường được dùng trong những đội bóng chuyền mới chơi, trong khi đó, đội hình “5-1” lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao hơn.
- Đội hình bóng chuyền 4-2
Đội hình này có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 là người thường chuyền bóng từ giữa hoặc bên phải của hàng trên.
Đội bóng chuyền này cũng có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. Trong đội hình quốc tế, chuyền 2 có nhiệm vụ chuyền bóng từ vị trí bên phải, đội hình này cũng dễ dàng có thể chuyển thành các đội hình tấn công khác.
Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong những lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có hai vận động viên đảm nhiệm vị trí chủ công (outside hitter).
Sơ đồ thi đấu bóng chuyền giúp phát huy lối chơi sở trường của mỗi thành viên và tạo sự phối hợp nhịp nhàng nhất.
- Đội hình bóng chuyền 6-2
Với đội hình này, người chơi thường từ hàng sau di chuyển về phía trước để chuyền 2. Ba vận động viên đứng hàng đầu đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng khi đó, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập, trong đó có 2 người đảm nhiệm cả vị trí của chuyền 2.
Có thể nói, đội hình 6-2 thực chất là đội hình 4-2; nhưng cầu thủ chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần thứ 2.
- Đội hình bóng chuyền 5-1
Đội hình bóng chuyền 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 ngay cả khi quay vòng đội hình.
Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được là opposite hitter (chủ công). Chủ công có thể được dùng như phương án tấn công thứ 2 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên; đây chính là phương án thường được sử dụng đẻ tăng sức tấn công trong các đội hình hiện tại.
Thông thường, chủ công chính là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong cả đội. Back-row attack thường ở vị trí số 1 (bên phải hàng sau), nhưng lại có khả năng tăng khả năng chơi bóng của vị trí số 6 trong bóng chuyền.
Lưu ý: Trong bất cứ cuộc thi đấu bóng chuyền nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp những cầu thủ mặc đồ khác với những vận động viên khác. Người này hoạt động ở vị trí libero và có kỹ năng phòng thủ đặc biệt tốt. Cầu thủ này đảm nhiệm vai trò như một cầu thủ hàng sau và không được phép đập bóng t ấn công ở bất kỳ vị trí nào trên sân.
Theo luật thay người của môn thể thao này, thay Libero không tính là thay người thông thường và không giới hạn số lần thay vào- ra của Libero với vận động viên hàng sau của đội nhưng giữa hai lần thay của libero phải qua một pha bóng.
Từ khóa » Cầu Nêu Bóng Chuyền
-
Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Thi đấu Cần Biết !
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Cách Sắp Xếp đội Hình Thi đấu !
-
Bóng Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Bóng Chuyền - Elipsport
-
Các Vị Trí Trong Môn Bóng Chuyền - Thể Thao Phủi
-
Luật Chơi Bóng Chuyền
-
Luật Thi đấu Bóng Chuyền Cơ Bản - Enlio
-
[PDF] Bóng Chuyền 2 2. Mục Tiêu Của Học Phần
-
Tổng Hợp Các Kỹ Năng Của Chuyền Hai Trong Bóng Chuyền
-
Bộ Kỹ Năng Hoàn Chỉnh Của Vị Trí Chuyền Hai Trong Bóng Chuyền
-
Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền