Các Cách Giảm Tăng Tiết Mồ Hôi Hiệu Quả Mà đơn Giản - YouMed

Nội dung bài viết

  • Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi
  • Tại sao lại tăng tiết mồ hôi?
  • Các điều trị đơn giản
  • Khi nào cần can thiệp đặc biệt?

Tăng tiết mồ hôi là triệu chứng ít gặp nhưng ít nhiều ảnh hưởng không tốt cho người mắc. Có nhiều cách giảm tăng tiết mồ hôi khác nhau: phương pháp tự nhiên hay điều trị đặc hiệu. Sau đây là một vài cách làm giảm tiết mồ hôi hiệu quả mà đơn giản dành cho bạn. Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu ngay nhé.

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi

Tiết mồ hôi quá mức cần thiết mà không giải thích được là dấu hiệu tăng tiết mồ hôi bất thường. Triệu chứng này ít được quan tâm và bỏ qua khi bệnh nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến người mắc.

Chẩn đoán không khó khăn, bác sĩ sẽ hỏi và khám bệnh tổng quát và có đánh giá cụ thể. Xét nghiệm hiếm khi cần thiết, chủ yếu là tìm nguyên nhân triệu chứng và những bệnh lý nghi ngờ. Song trong những trường hợp đặc biệt vẫn nên thực hiện vài xét nghiệm đặc hiệu. Trong đó, kích thích tuyến mồ hôi là thủ thuật giúp đánh giá mức độ của triệu chứng.

Tại sao lại tăng tiết mồ hôi?

Tăng tiết mồ hôi có thể do phản ứng bình thường của cơ thể khi:

  • Vận động nặng và thường xuyên.
  • Làm việc, sinh hoạt trong môi trường nóng nực.
  • Khi sốt, lo lắng, stress,…
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
Làm việc trong môi trường thường xuyên nóng làm đổ nhiều mồ hôi
Làm việc trong môi trường thường xuyên nóng làm đổ nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi có thể xảy ra toàn thân hay một vùng trên cơ thể như mặt, nách, bàn tay, chân. Song, người mắc không cần lo lắng nhiều nếu gặp những tình huống trên. Ngược lại, đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh lý cụ thể nào đó. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm cách giảm tăng tiết mồ hôi và nguyên nhân đồng thời cho người bệnh.

Những bệnh lý có thể làm tiết mồ hôi nhiều là:

  • Bệnh tuyến giáp.
  • Đường huyết hạ.
  • Đái tháo đường.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh hệ thần kinh.
  • Bệnh nhiễm trùng.
  • Một số ung thư.

Người bệnh sẽ được điều trị ngay để đề phòng các biến cố xa hơn nữa của bệnh. Điều trị thành công bệnh nguyên là cách tốt nhất  để giảm tiết mồ hôi cho người bệnh.

Các điều trị đơn giản

Bên cạnh việc điều trị y khoa, một số mẹo tại nhà giúp bạn giảm tiết mồ hôi tự nhiên:

Giấm ăn

Giấm ăn bôi lên da giúp tiêu diệt vi khuẩn và se khít lỗ chân lông. Nếu đổ mồ hôi nhiều, hãy thoa trực tiếp giấm lên vùng ăn da bị đổ mồ hôi mỗi đêm. Bạn có thể uống nước giấm pha chế, vài muỗng trước mỗi bữa ăn và hiệu quả trong vài ngày.

Nước cà chua

Ăn nhiều cà chua hay uống nước cà chua mỗi ngày là cách giảm tăng tiết mồ hôi hiệu quả. Ngoài ra, cà chua có thể dùng để thoa lên vùng da bị đổ mồ hôi và để ít nhất 10 phút giúp tăng hiệu quả giảm triệu chứng.

Cà chua giúp giảm tiết mồ hôi nếu được sử dụng mỗi ngày
Cà chua giúp giảm tiết mồ hôi nếu được sử dụng mỗi ngày

Hồng trà, trà xanh

Trà chứa nhiều vitamin B và magne giúp làm dịu tuyến mồ hôi của bạn. Hãy thử một ly vào mỗi buổi sáng. Lá trà hoặc túi trà cũng có thể đặt trực tiếp lên da trong vài phút giúp giảm tiết mồ hôi.

Bột bắp và baking soda

Ngoài đặc tính hấp thu nước của bột bắp và baking soda, nó đóng vai trò là chất khử mùi và khử khuẩn tự nhiên. Trộn hỗn hợp này và đặt lên da 30 phút mỗi ngày rồi rửa sạch lại với nước. Không nên để lâu hơn vì có thể gây kích ứng da.

Nước ép cỏ lúa mì

Là thực phẩm giàu vitamin A, C, B6, B12, acid folic; sử dụng một muỗng canh mỗi ngày giúp giảm mồ hôi tốt. Hơn nữa, nó còn giúp khử mùi cơ thể mạnh.

Khoai tây và thực phẩm giàu kali

Dùng thường xuyên giúp giảm mất nước và giảm tiết mồ hôi cơ thể. Đắp khoai tây nhuyễn lên nách trong vài phút mỗi ngày cũng là cách giảm tăng tiết mồ hôi tốt.

Tinh dầu trà

Cũng như giấm, tinh dầu trà giúp làm se khít lỗ chân lông, giảm mồ hôi. Thoa một ít lên da mỗi ngày và hiệu quả sẽ có ngay trong vài ngày.

Dưa hấu

Dưa hấu có thể dùng trộn với baking soda và đặt lên da, hoặc không cần trộn. Hãy thử 30 phút mỗi ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Chiết xuất cây phỉ

Cây phỉ là một loại dược làm khô da và đóng lỗ chân lông. Bạn có thể thoa dược liệu này lên da hoặc thấm ướt bằng một miếng bông và đắp lên da. Thực hiện 60 phút mỗi ngày, mồ hôi của bạn sẽ giảm đáng kể.

Muối

Muối là cách giảm tăng tiết mồ hôi đơn giản vì nó dễ tìm và dễ mang đi. Bạn có thể làm bất cứ khi nào bạn muốn, chà xát muối lên da để hấp thu bớt nước và giữ da khô. Kết hợp với chanh làm tăng hiệu quả điều trị hơm.

Muối có tính hút nước mạnh giúp giảm mồ hôi
Muối có tính hút nước mạnh giúp giảm mồ hôi

Dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi, giảm mồ hôi mạnh. Trộn 10g long não nghiền với một cốc dầu dừa và đắp lên da trong 45-60 phút, rồi rửa sạch lại với nước. Dầu dừa ép lạnh cũng dùng bôi da sau khi tắm như một loại kem dưỡng ẩm.

Vài phương pháp khác

Mặc đồ thoáng mát, uống đủ nước, ngưng hút thuốc lá, hạn chế cà phê là một trong những cách giảm tăng tiết mồ hôi dễ dàng mà mọi người nên thực hiện.

Khi nào cần can thiệp đặc biệt?

Điều trị bằng phương pháp y khoa luôn cần thiết trong những trường hợp bệnh nặng. Vì vậy, nếu có bất cứ gì bất thường trong quá trình kiểm soát triệu chứng thông thường, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn rõ ràng hơn. Những vấn đề bạn cần chú ý là

  • Đổ mồ hôi làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn.
  • Đổ mồ hôi gây lo lắng, ngại tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội.
  • Đổ mồ hôi đột ngột nhiều bất thường.
  • Đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân.

Nếu có những vấn đề này, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được đánh giá. Bác sĩ sẽ xác định mức độ triệu chứng của bạn và tìm nguyên nhân để có cách giảm tăng tiết mồ hôi phù hợp.

Từ khóa » Cách Làm Cơ Thể ít Ra Mồ Hôi