Các Cách Giúp Giảm Axit Dạ Dày Ngay Tại Nhà Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn giúp cho quá tình tiêu hóa thức ăn trở nên tốt hơn. Nhưng có quá nhiều axit trong dạ dày sẽ dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như: ợ hơi, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày và nguy hiểm hơn là xuất huyết dạ dày… Bài viết dưới đây là một số cách giúp giảm axit dạ dày an toàn và hiệu quả.
Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan về dạ dày
- 1.1. Dạ dày và cơ chế hoạt động
- 1.2. Axit dạ dày có tác dụng gì?
- 2. Thừa axit dạ dày là gì?
- 2.1. Các biến chứng của thừa axit dạ dày
- 2.2. Các triệu chứng thường gặp
- 3. Nguyên nhân gây thừa axit dạ dày
- 3.1. Nguyên nhân liên quan sử dụng thuốc
- 3.2. Nguyên nhân liên quan lối sống
- 3.3. Nguyên nhân do di truyền và các bệnh lý khác
- 4. Cách giảm axit dịch vị dạ dày tại nhà hiệu quả
- 4.1. Sử dụng nghệ và mật ong
- 4.2. Cách dùng cây dạ cẩm giúp giảm axit trong dạ dày hiệu quả
- 4.3. Sử dụng cây đơn tướng quân
- 4.4. Sử dụng lá tía tô
- 5. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giảm axit dạ dày hiệu quả
- 5.1. Bổ sung nhiều loại rau củ
- 5.2. Lá húng quế giúp giảm axit dạ dày
- 5.3. Thì là tốt cho hệ tiêu hóa
- 5.4. Quế giúp kháng axit tự nhiên
- 5.5. Đinh hương giúp giảm axit trong dạ dày
- 5.6. Gừng giúp trung hòa axit dạ dày tốt
- 5.7. Chuối
- 6. Những loại thực phẩm không nên ăn tránh gây tăng tiết axit dạ dày
- 6.1. Thức ăn giàu chất béo và cay nóng
- 6.2. Đồ uống có cồn
- 6.3. Đồ uống có cafein kích thích gây tiết axit trong dạ dày
- 7. Lối sống khoa học giúp cân bằng lượng axit dạ dày
- 8. Sản phẩm Novacurmin hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày
- Lời kết
1. Tổng quan về dạ dày
1.1. Dạ dày và cơ chế hoạt động
Công việc của dạ dày là giúp cơ thể của bạn tiêu hóa thức ăn, và cách để thực hiện công việc này là thông qua axit dạ dày. Thành phần mang tính axit chủ yếu của axit dịch vị là HCl (ion H+ và Cl-). Chất này được tạo ra bởi các tuyến dịch vị trong dạ dày. Quá trình bài tiết tương đối phức tạp và tốn năng lượng, pH trong lòng dạ dày được duy trì bởi bơm proton H+/K+ ATPase. Trong khi đó, các tế bào thành giải phóng bicarbonate vào máu làm tăng pH máu tạm thời.
1.2. Axit dạ dày có tác dụng gì?
Axit dạ dày, hay dịch vị dạ dày, là một chất lỏng được hình thành trong niêm mạc dạ dày. Với độ pH thấp từ 1 – 3, axit dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa protein bằng cách kích hoạt các enzyme tiêu hóa, sau đó cùng nhau phá vỡ các chuỗi axit amin của protein. Axit dạ dày được tăng tiết khi cần thiết, chẳng hạn như sau các bữa ăn. Sự bài tiết này được kiểm soát bởi hormone và hệ thần kinh của bạn.
Các tế bào khác trong dạ dày có vai trò sản xuất bicarbonate để đảm bảo pH của dạ dày được điều chỉnh khi quá thấp. Các tế bào này cũng sản xuất ra chất nhầy, một hàng rào giúp ngăn chăn axit dịch vị gây hại cho dạ dày. Tuyến tụy sản xuất một lượng lớn bicarbonate và tiết chúng qua ống tụy vào đại tràng để trung hòa axit dịch vị khi nó đi sâu vào đường tiêu hóa.
Môi trường có tính axit cao trong dạ dày giúp phân hủy protein trong thức ăn. Các liên kết peptide, có trong protein, bị phá hủy bởi tính axit mạnh của dịch vị. Các enzyme cũng được tiết ra để phân hủy protein, bao gồm pepsinogen và rennin có trong thời kỳ sơ sinh. Nhờ pH thấp của dạ dày, pepsinogen chuyển thành pepsin, có khả năng phá vỡ các liên kết peptide, từ đó phân giải protein. Ngoài ra, nhiều vi sinh vật bị ức chế và tiêu diệt trong môi trường axit, ngăn ngừa được nhiễm trùng.
Nói tóm lại, axit trong dạ dày có 4 chức năng chính sau đây:
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn (bằng cách phá hủy các liên kết peptide)
- Kích hoạt các protease dạ dày (pepsin được kích hoạt khi pepsinogen được phân cắt trong điều kiện axit dạ dày)
- Kích thích ruột non và tuyến tụy sản xuất và tiết các enzyme nhằm phân hủy chất béo, protein
- Ngăn ngừa nhiễm trùng (axit dạ dày tiêu diệt vi sinh vật trong thực phẩm ăn vào)
Axit dạ dày là cần thiết để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Việc dư hoặc thiếu axit trong dạ dày đều đưa đến nhưng hệ quả xấu tới chức năng tiêu hóa của cơ thể, dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm.
2. Thừa axit dạ dày là gì?
Axit trong dạ dày giúp bạn phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Thừa axit dạ dày là tình trạng nồng độ axit tăng cao trong dạ dày, đôi khi nó xảy ra khi một lượng axit cao hơn bình thường được sản xuất. Tình trạng thừa axit dạ dày không phải là hiếm gặp, tuy nhiên cần phải xác định và điều trị sớm.
2.1. Các biến chứng của thừa axit dạ dày
Nếu không được điều trị, việc có nồng độ axit cao trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe khác liên quan tới dạ dày, bao gồm:
- Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là những vết loét có thể xuất hiện khi axit dạ dày bắt đầu ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản của bạn.
- Chảy máu đường tiêu hóa: Tình trạng này liên quan tới việc nồng độ axit cao, gây chảy máu ở bất cứ vị trị nào trong đường tiêu hóa của bạn.
2.2. Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng rõ ràng nhất của tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao bao gồm:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Có cảm giác đầy hơi
- Khó chịu ở bụng, đôi khi có thể gây đau đớn khi bụng đói ở vùng thượng vị
- Bệnh tiêu chảy
- Ợ nóng, ợ chua
- Cảm giác mệt mỏi, mất ngủ
- Giảm sự thèm ăn
- Giảm cân không lý do
Các triệu chứng của axit dạ dày cao rất giống với các triệu chứng của các tình trạng bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng trên đường tiêu hóa kéo dài dai dẳng hoặc tái phát. Bác sĩ có thể thăm khám và giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng, lập kế hoạch điều trị phù hợp.
3. Nguyên nhân gây thừa axit dạ dày
Có một số tình trạng có thể dẫn đến thừa axit dạ dày, thông qua cơ chế sản xuất quá mức hormone gastrin. Gastrin là một loại hormone kích thích dạ dày của bạn tiết nhiều axit hơn. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
3.1. Nguyên nhân liên quan sử dụng thuốc
Phản ứng hồi ứng: Thuốc chẹn H2 là một loại thuốc có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày. Việc ngưng thuốc này một cách đột ngột có thể khiến lượng axit trong dạ dày của bạn tăng lên. Có một số bằng chứng cho rằng điều tương tự cũng xảy ra sau khi ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI), mặc dù vẫn đang còn nhiều tranh cãi.
Sử dụng thuốc NSAIDs: Một số thuốc kháng viêm giảm đau nonsteroid NSAIDs có cơ chế ức chế enzyme COX từ đó làm tăng tiết axit dạ dày.
3.2. Nguyên nhân liên quan lối sống
Sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn quá nhiều: Các thức uống có cồn sẽ kích thích tiết axit dịch vị, đồng thời ức chế quá trình tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn uống không điều độ: Việc ăn không đúng bữa, bỏ bữa là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày.
Hút thuốc lá: Các chất có hại trong thuốc lá sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn H. pylori phát triển gây thừa axit dạ dày.
3.3. Nguyên nhân do di truyền và các bệnh lý khác
Di truyền: Khoảng 25 – 30% người có khối u dạ dày, mội khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc tá tràng, có tình trạng di truyền gen gọi là gen đa u nội tiết loại 1 (MEN1).
Hội chứng Zollinger – Ellison: Với tình trạng hiếm gặp này, các khối u (được gọi là u dạ dày) hình thành trong tuyến tụy và ruột non của bạn. Các khối u này sẽ kích thích tiết gastrin, từ đó gián tiếp làm tăng axit trong dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori là một loại vi khuẩn có khả năng cư trú trong dạ dày và gây các vết loét. Trực khuẩn gram (-) này lây qua đường tiêu hóa, có khả năng tiết các enzyme protease, lipase làm thoái hóa lớp chất nhầy, tiết urease gây độc cho tế bào biểu mô.
Tắc nghẽn dạ dày: Khi đường dẫn từ dạ dày đến ruột non bị tắc nghẽn, nó có thể dẫn đển tình trạng tăng axit trong dạ dày.
Suy thận mãn tính: Trong một số trường hợp, những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo sản xuất một lượng lớn gastrin dẫn đến tăng sản xuất axit trong dạ dày.
Đôi khi, trong những tình huống cụ thể không thể tìm ra nguyên nhân gây nên thừa axit dạ dày. Khi này, tình trạng đó được gọi là vô căn.
Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
4. Cách giảm axit dịch vị dạ dày tại nhà hiệu quả
4.1. Sử dụng nghệ và mật ong
Nghệ là một loại củ không chỉ có tác dụng trong việc làm liền sẹo, dưỡng da mà còn là vị thuốc lâu đời trong dân gian được sử dụng để chữa các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nghệ chứa curcumin và các loại tinh dầu có lợi cho hệ đường ruột, giải độc gan thường được dùng trong các trường hợp bị đau dạ dày, vàng da.
Cách dùng nghệ để giảm axit dạ dày:
- Bạn sử dụng 2-3 thìa tinh bột nghệ pha với mật ong, trộn đến khi hỗn hợp sệt lại thì đã có thể dùng.
- Trường hợp bạn không có tinh bột nghệ thì có thể thử ăn sống cùng với mật ong.
Nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách làm giảm axit dạ dày hiệu quả tại nhà bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
4.2. Cách dùng cây dạ cẩm giúp giảm axit trong dạ dày hiệu quả
Cây dạ cẩm được biết đến là một loại dược liệu có vị ngọt đắng, tính bình. Được dùng giúp giảm đau, chống viêm, trung hòa axit dạ dày, giảm tình trạng ợ chua, cải thiện tiêu hóa. Bộ phận thường được sử dụng của cây dạ cẩm là lá và ngọn non, có thể dùng toàn cây trừ rễ (bởi vì tác dụng kém hơn bộ phận khác).
Dưới đây là cách dùng cây dạ cẩm:
- Cây dạ cẩm tươi, rửa sach rồi phơi khô để ở nơi thoáng mát.
- Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 40g dược liệu này sắc với khoảng 500ml nước, gạn lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn có thể thêm chút đường để có thể dễ uống hơn.
- Lưu ý: nho nhỏ là bạn nên kiên trì duy trì nó trong vòng khoảng 10 ngày để giúp tình trạng tiến triển tốt.
4.3. Sử dụng cây đơn tướng quân
Trong y học cổ truyền, cây đơn tướng quân có chứa nhiều tannin, tinh dầu được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên, được biết đến với tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit và giúp vết loét nhanh lành.
Có 2 cách để sử dụng cây đơn tướng quân:
- Bạn sử dụng một nắm lá cây đơn tướng quân (khô tươi đều được) đem sắc, đến khi nước hơi đặc thì đã có thể uống được rồi.
- Bạn có thể kết hợp nó với các loại thảo dược khác như khổ sâm, rau diếp dại. đun sôi chúng với nước trong khoảng 10 phút thì ngưng, mỗi ngày dùng 1 tháng sắc uống đều đặn.
4.4. Sử dụng lá tía tô
Tía tô là một loại rau thơm có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tía tô có khả năng điều trị GERD nhờ tác dụng ổn định dịch vị, ức chế việc tiết axit ở dạ dày. Tất cả tác dụng là do tannin và glycoside có trong lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Lá rửa sạch và để ráo.
- Cho lá vào ấm hãm với nước sối trong khoảng 15 phút. Uống phần nước lá hàng ngày.
- Cách đơn giản hơn là lấy lá tía tô để chế biến các món ăn cho gia đình cũng giúp cho dạ dày của bạn được hoạt động tốt hơn.
5. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giảm axit dạ dày hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng axit có trong dạ dày. Để ngăn ngừa tình trạng gia tăng axit dạ dày đồng thời giúp trung hòa dịch vị bạn nên tăng cường bổ sung:
5.1. Bổ sung nhiều loại rau củ
Rau có ít chất béo và đường tự nhiên, chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả và còn có tác dụng giảm axit trong dạ dày. Bạn có thể lựa chọn các loại rau củ sau đây cho bữa ăn của mình: đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ trắng, măng tây, rau lá xanh, dưa chuột, khoai tây…
5.2. Lá húng quế giúp giảm axit dạ dày
Đặc tính làm dịu của lá húng quế có thể giúp bạn giảm bớt axit tức thì. Ngoài ra húng quế còn có tác dụng trong việc giảm đau dạ dày, chống táo bón, hỗ trợ ăn uống khó tiêu…
Khi có dấu hiệu đầu tiên của chứng đầy hơi, hãy ăn một vài lá húng quế hoặc đun sôi 3-4 lá húng quế với một cốc nước và để lửa nhỏ trong vài phút. Nhấm nháp nó thường xuyên. Đây là một trong những biện pháp khắc phục tính axit tại nhà tốt nhất.
5.3. Thì là tốt cho hệ tiêu hóa
Thì là là một loại gia vị được dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt mà ít ai biết rằng thì là là một vị thuốc giúp làm giảm axit dạ dày hiệu quả. Trong thì là chứa nhiều tinh dầu có lợi cho hệ tiêu hóa do đó ông cha ta thường sử dụng thì là để làm thuốc kích thích trung tiện, chữa đau bụng ở trẻ nhỏ.
Bạn cũng có thể nhai thì là sau bữa ăn, để ngăn ngừa axit dạ dày. Hoặc pha trà thì là để uống.
5.4. Quế giúp kháng axit tự nhiên
Loại gia vị này hoạt động như một chất kháng axit tự nhiên đặc biệt là axit trong dạ dày và có thể làm dịu dạ dày của bạn, bằng cách cải thiện tiêu hóa và hấp thụ. Để giảm đau hãy uống trà quế, nó giúp chữa lành nhiễm trùng ở đường tiêu hóa. Quế là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chứa nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe.
5.5. Đinh hương giúp giảm axit trong dạ dày
Trong nhiều năm, đinh hương đã chiếm một vị trí nổi bật trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurveda để điều trị rối loạn tiêu hóa. Đinh hương có bản chất là chất khử khuẩn, do đó ngăn ngừa sự hình thành khí trong đường tiêu hóa. Thêm đinh hương trong khi nấu các loại thực phẩm như đậu tây hoặc đậu đen có xu hướng gây đầy hơi. Tuy nhiên khi bạn ăn đinh hương và bạch đậu khấu nghiền nát (trộn với lượng bằng nhau) lại có thể giảm được axit dịch vị và loại bỏ hơi thở có mùi (thường đi kèm với vấn đề này).
5.6. Gừng giúp trung hòa axit dạ dày tốt
Bên dưới vẻ ngoài đầy đặn, gừng ẩn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tiến sĩ Ahuja, Bệnh viện Fortis cho biết: “Gừng có đặc tính hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm tuyệt vời”. Để giúp trung hòa axit trong dạ dày, bạn có thể nhai một lát gừng tươi, hoặc uống một thìa nước gừng hai đến ba lần một ngày, hoặc ngâm gừng tươi trong một cốc nước sôi và uống lên.
5.7. Chuối
Khi nói đến các loại thực phẩm tốt cho dạ dày thì chuối sẽ được nhắc đến nhiều nhờ thành phần có chứa các khoáng chất tự nhiên cùng nhiều loại vitamin. Chuối là một loại trái cây khá mềm do đó nó hoạt động như một chất đệm chống lại sự trào ngược axit. Đây là phương pháp khắc phục tại nhà đơn giản nhất để loại bỏ và ngăn ngừa cảm giác khó chịu.
Xem thêm: Các cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà cho hiệu quả bất ngờ
6. Những loại thực phẩm không nên ăn tránh gây tăng tiết axit dạ dày
6.1. Thức ăn giàu chất béo và cay nóng
Thực phẩm giàu chất béo sẽ tạo áp lực cho dạ dày, làm tăng thời gian tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Không sử dụng thức ăn cay nóng khi đang gặp vấn đề về dạ dày. Các thực phẩm cay nóng như ớt, hành tây, wasabi… nó cũng tăng nồng độ acid, làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, nóng rát thượng vị.
6.2. Đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn một lượng vừa phải trong ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên việc sử dụng nó quá nhiều khiến triệu chứng ợ nóng, viêm thực quản xuất hiện thường xuyên. Các loại đồ uống có cồn có thể gây tăng axit dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày.
6.3. Đồ uống có cafein kích thích gây tiết axit trong dạ dày
Các loại đồ uống có cafein có thể gây kích thích gây tiết axit dạ dày. Do đó, lời khuyên cho bạn là nên ngưng sử dụng cà phê. Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng trà và các loại bạc hà như bạc hà lục, bạc hà cay.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì vào buổi sáng?
7. Lối sống khoa học giúp cân bằng lượng axit dạ dày
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày: 1.5 -2 lít nước/ngày giảm nồng độ axit trong dạ dày
- Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng: hạn chế việc tiết một loại hoormon làm tăng tiết axit dạ dày.
- Mặc quần áo rộng: mặc quần áo quá chật sẽ chèn ép phần bụng khiến axit trong dạ dày tràn ngược lên thực quản.
- Ăn chậm nhai kỹ: giảm việc hoạt động co bóp, nghiền nhỏ thức ăn ở dạ dày giúp giảm áp lực làm việc của dạ dày.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: việc làm này giảm áp lực hoạt động của dạ dày.
- Không nên sử dụng rượu, bia quá nhiều: ảnh hương xấu đến đường tiêu hóa của bạn.
8. Sản phẩm Novacurmin hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày
Từ xưa đến nay nghệ được biết đến như một vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng đặc biệt là với các bệnh về tiêu hóa. Thành phần chính được chiết xuất từ nghệ chính là curcumin đã được phát triển thành nhiều dạng bào chế khác nhau. Sản phẩm Novacurmin chứa Novasol Cucurmin kết hợp với Bioperin (chiết xuất hạt tiêu đen) giúp làm tăng hiệu quả kháng viêm, giảm đau dạ dày.
- Novasol Cucurmin: Curcumin ở đây tồn tại ở dạng nano siêu nhỏ được sản xuất theo công nghệ hàng đầu của Đức, làm cho các hạt nano curcumin hạn chế bị thủy phân, giúp nó phát huy tối đa công dụng.
- Curcumin được biết tới với các tác dụng chính đối với bệnh dạ dày đặc biệt là giảm tiết axit dịch vị, ngoài ra nó còn giúp tạo ra lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Với công nghệ mới giúp Novacurmin có tác dụng tốt hơn các chế phẩm chứa curcumin ở dạng thông thường, đem lại hiệu quả tốt hơn cho người sử dụng.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm Tại Đây.
Lời kết
Biết cách làm giảm axit dạ dày tại nhà sẽ giúp cho bạn hạn chế gặp phải nhiều vấn đề khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra như ợ chua, ợ nóng,…Hãy luôn biết bảo vệ dạ dày của mình bằng lối sống sinh hoạt khoa học cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Đăng Ký Tư Vấn
Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung tư vấn:
* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn GửiXem thêm bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
Từ khóa » Dư Axit Trong Dạ Dày Nên ăn Gì
-
Thừa Axit Dạ Dày Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bị Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Tránh Gì Trung Hòa Tốt?
-
7 Thực Phẩm Giúp Giảm Trào Ngược Axit | Vinmec
-
Nên Và Không Nên Ăn Gì Để Giảm Axit Trong Dạ Dày?
-
Thừa Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe?
-
Những Thực Phẩm Giúp Giảm Axit Trong Dạ Dày - Báo Thanh Niên
-
Thừa Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Uống Gì Để Khỏi Nhanh, Không Tái ...
-
10 Thực Phẩm Giúp Giảm Axit Dạ Dày Hiệu Quả | VOV.VN
-
Ăn Gì Để Giảm Axit Dạ Dày, Vì Sao Nên Giảm Axit Có Trong Dạ Dày?
-
Cách Giảm Axit Trong Dạ Dày Tại Nhà Bằng Mẹo Và Ăn Uống
-
Ăn Gì để Trung Hòa Axit Trong Dạ Dày ? - Thế Giới Điện Giải
-
[2021] Ăn Gì để Trung Hòa Axit Trong Dạ Dày? 7 Nhóm Thực Phẩm Tốt ...
-
Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất - SCurma Fizzy New
-
Cách Giảm Dư Axit Dạ Dày Tự Nhiên | TCI Hospital