Các Cách Thức Xử Lý Khắc Phục Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Thiếu hụt ngân sách nhà nước là một trong nhiều vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia, trong khi nguồn lực hạn chế nhưng vẫn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục xử lý bội chi ngân sách nhà nước.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước:
- 2 2. Cách thức xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước:
1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước:
Trước hết, khoản 1 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định:
“Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.”
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP cũng ghi nhận:
“1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.”
Đối với sự phát triển tài chính của mỗi quốc gia, thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
2. Cách thức xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước:
Vấn đề thiếu hụt NSNN xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới và việc lựa chọn cách thức xử lý bội chi NSNN sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai cho một đất nước luôn là bài toán khó cho các chính trị gia. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài hoặc phát hành tiền để bù đắp chi tiêu… Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước có thể áp dụng một số giải pháp sau:
a, Nhà nước phát hành thêm tiền.
Phát hành thêm tiền để xử lý bội chi NSNN: Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội-chính trị.
Thực tế chúng ta đẩy mạnh phát hành thêm trái phiếu chính phủ và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi, điều này góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, mức độ lạm phát không cao thì việc phát hành thêm tiền cần phải được tiến hành nhằm trang trải mục tiêu trước mắt là có tiền để tiến hành các chương trình đầu tư phát triển, có tiền để tăng lương theo kế hoạch, bù đắp bội chi. Việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
b, Vay nợ cả trong và ngoài nước.
Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.
Vay nợ cũng là một trong các biện pháp để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. Việc sử dụng khoản vay nhằm chỉ để cho đầu tư phát triển như: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
c,Tăng các khoản thu.
Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắp thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN.Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thuế là khoản thu mang tính chất cưỡng chế do nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ NSNN. Thuế đánh vào hầu hết các lĩnh vực: xây dựng, cải tạo, sửa chữa, khai thác, chế biến, xuất-nhập khẩu…Do vậy thu từ thuế là khoản thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong NSNN. Việc tăng các khoản thu đặc biệt là thuế sẽ góp phần bồi đắp sự thâm hụt và bội chi NSNN. Thu đúng và đủ thuế sẽ góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, việc tăng thu này cần phải đúng và đủ theo quy định của pháp luật, nếu không sẽ gây ra hậu quả tăng giá cả hàng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
d, Triệt để tiết kiệm các khoản chi.
Tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xảy ra tình trạng bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm trí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Cắt giảm được các khoản như chi phí quản lý, mua sắm trang bị. Còn tiết kiệm chi cho nhu cầu thường xuyên (chủ yếu chi cho con người) về hoạt động bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là không đáng kể. Vấn đề cắt giảm chi trả nợ trong nước là điều không thể thực hiện được, khoản nợ nước ngoài đến hạn thì nhà nước phải trả, kể cả các khoản vốn của các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới cho quốc gia vay với lãi suất thấp, ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, việc cắt giảm chi tiêu dùng cho kinh tế – văn hóa – xã hội cũng có giới hạn nhất định. Cắt giảm chi tích lũy cho đầu tư phát triển là điều dễ mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng kinh tế – xã hội. Vậy chỉ cắt giảm được các nhu cầu đầu tư chưa thực sự cần thiết, các dự án chưa có điều kiện khả thi, không nên đầu tư vốn một cách dàn trải, mà cần đầu tư những dự án, những công trình trọng điểm và then chốt.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ, Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động và đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi lạm phát là một vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới thì việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng là vô cùng cấp thiết. Vậy, giải pháp để có nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hợp lý là kết hợp tăng thu, giảm chi và các nguồn vay nợ trong và ngoài nước.
Khi có những dấu hiệu của việc bội chi NSNN các quốc gia phải thực hiện ngay những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Tăng cường vai trò của quản lý nhà nước là điều tất yếu, tăng cường quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát mức lạm phát. Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Từ khóa » Giải Pháp Xử Lý Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước
-
Xử Lý Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước Nhằm Kiềm Chế Lạm Phát Hiện Nay
-
Giải Pháp Khắc Phục Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước. - Tài Liệu Text
-
Giải Pháp để Khắc Phục Tình Trạng Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước ...
-
Các Biện Pháp Xử Lý Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước - StuDocu
-
Giải Pháp Bù đắp Hụt Thu Ngân Sách Nhà Nước Trong Bối Cảnh Dịch ...
-
Giải Pháp Cơ Cấu Lại Ngân Sách Nhà Nước Và Nợ Công ở Việt Nam
-
Giải Pháp Khắc Phục Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước - Trần Gia Hưng
-
Thâm Hụt Ngân Sách Tăng Cao: Bù đắp Bằng Cách Nào? - VCCI
-
Cải Cách Tiền Lương Từ Nguồn Tiền Nào? - Chi Tiết Tin
-
Thâm Hụt NSNN ở VN Và Các Giải Pháp By - Prezi
-
Thực Trạng Nâng Cao Hiệu Quả Huy động Vốn Cho Ngân Sách Nhà ...
-
Trang 23 — Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước ở Việt Nam - Thực Trạng ...
-
Trang 1 — Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước ở Việt Nam - Thực Trạng ...
-
Tập Trung Các Giải Pháp Bù đắp Hụt Thu Ngân Sách Nhà Nước Năm 2022