Các Cấp độ Tiếng Anh Cambridge Dành Cho Mọi Lứa Tuổi - EduLife
Có thể bạn quan tâm
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là gì? Các trình độ tiếng Anh Cambridge gồm những trình độ nào? Đăng ký thi Cambridge ở đâu? Trong bài viết này, Edulife sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về các cấp độ thi chứng chỉ Cambridge, mời các bạn cùng theo dõi!
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là gì?
Kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge – Cambridge English Language Assessment là hệ thống kiểm tra kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ. Các chứng chỉ Cambridge được đảm trách bởi Hội đồng Khảo thí của trường Đại học Cambridge (Cambridge ESOL) và là một nhánh của Cambridge Assessment, Anh Quốc (một tổ chức hàng đầu thế giới về lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục).
Các kỳ thi Cambridge luôn được công nhận, phổ biến trên toàn thế giới, là chứng chỉ được nhiều đơn vị, cơ quan tổ chức tuyển dụng và các trường Đại học danh tiếng lựa chọn làm tiêu chuẩn ngoại ngữ. Đặc biệt, hệ thống các chứng chỉ tiếng anh Cambridge gồm nhiều loại chứng chỉ, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em, học sinh đến người đi làm,…
Nội dung của các kỳ thi Cambridge gồm đủ 04 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Thí sinh có thể tự đánh giá chính xác và trực quan trình độ tiếng Anh cũng như sự tiến bộ của bản thân trong quá trình học. Với nhiều cấp độ thi, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge tạo điều kiện cho thí sinh nâng cao từng kỹ năng Tiếng Anh của mình một cách có hệ thống, theo lộ trình khoa học tùy thuộc khả năng của mỗi người.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách để đánh giá trình độ tiếng Anh của mình, bài viết về kiểm tra trình độ tiếng Anh là nguồn tài nguyên hữu ích. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các công cụ trực tuyến để tự kiểm tra trình độ tiếng Anh và nhận diện các điểm cần cải thiện.
Lợi ích của các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge
Cambridge là Chứng chỉ Anh ngữ quốc tế bắt buộc cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở muốn chuyển tiếp sang trường chuyên Anh, Chương trình tiếng Anh tăng cường, hoặc trường song ngữ chất lượng cao theo quy định của sở GD&ĐT.
Tất cả các kỳ thi của Cambridge đều phù hợp với Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) – tiêu chuẩn quốc tế dùng để đánh giá khả năng ngôn ngữ. Người đã học và đạt chứng chỉ Cambridge thường ít gặp khó khăn hơn trong việc ôn luyện các chứng chỉ tiếng Anh khác như IELTS, TOEIC, TOEFL…Chứng chỉ Cambridge cũng giúp ích cho những bạn có dự định đi du học hoặc định cư tại môi trường quốc tế trong tương lai.
Việc đạt được chứng chỉ Cambridge với người trưởng thành cũng rất cần thiết, nhất là khi người học cần có đủ điều kiện ngoại ngữ để được cử đi công tác, tu nghiệp nước ngoài. Đây là lý do chứng chỉ Cambridge có vai trò không thể thiếu nếu bạn muốn con đường sự nghiệp thăng tiến dần rộng mở.
Khác với IELTS, TOEIC hay TOEFL chỉ có thời hạn trong vòng 02 năm, chứng chỉ Cambridge có thời hạn vĩnh viễn và học viên chỉ cần thi 01 lần duy nhất. Đây là một lợi thế đặc biệt của chứng chỉ này, vừa giúp người học tiết kiệm thời gian khi chỉ cần sắp xếp lịch trình đi lại và thi trong một lần, vừa tiết kiệm tài chính vì các kỳ thi Cambridge có giá trị vĩnh viễn, không cần phải thi lại sau khi hết hạn như những chứng chỉ tiếng Anh kia.
Sau khi tìm hiểu về lợi ích của chứng chỉ tiếng Anh Cambridge, bạn có thể muốn biết thêm cách trình bày các trình độ tiếng Anh trong CV. Bài viết về các trình độ tiếng Anh trong CV sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách mô tả trình độ ngoại ngữ của bạn trong CV để tăng cơ hội được tuyển dụng.
Các cấp độ chứng chỉ Cambridge tiếng Anh
Các cấp độ Cambridge tiếng Anh được phân chia thành 02 loại là tiếng Anh dành cho trẻ em và tiếng Anh dành cho người lớn với nhiều kỳ thi:
Cấp độ tiếng anh Cambridge dành cho trẻ em
Các cấp độ tiếng Anh của Cambridge dành cho trẻ em được chia làm ba cấp độ chính gồm các bài thi chứng chỉ Starters, Movers và Flyers được xếp theo trình tự từ cơ bản đến nâng cao.
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Starters:
- Dành cho các bé từ 7 – 8 tuổi, là cấp độ tiếng Anh đầu tiên trong chuỗi bài thi đánh giá của Cambridge English (Cambridge YLE – Cambridge Young Learners English). Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Starters là cấp độ tiền A1 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu CEFR.
- Bài thi Starters được thiết kế sinh động, có nhiều hình ảnh vui nhộn nhằm giảm áp lực và tạo nên sự thoải mái, cuốn hút cho bé trong bước đầu tiếp cận Anh ngữ nói chung và các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh nói riêng.
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Movers:
- Dành cho bé từ 8 – 10 tuổi, đây là cấp độ tiếng Anh thứ hai trong hệ thống cấp độ tiếng Anh của Cambridge được so sánh với trình độ A1 theo khung tham chiếu châu Âu CEFR.
- Bài thi tiếng Anh cấp độ Movers nhằm giúp trẻ hiểu được các hướng dẫn và tham gia được vào một cuộc trò chuyện với chủ đề cho trước, hoàn thành được các câu đơn giản và viết được một đoạn văn ngắn.
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Flyers:
- Chứng chỉ Flyers hướng đến các bé độ tuổi 11 và 12. Đúng với tên gọi của mình, Flyers là cấp độ tiếng Anh cao nhất, “bay nhất” trong hệ thống phân loại cấp độ và đánh giá của Cambridge dành cho trẻ em, ngang với trình độ A2 khung châu Âu (CEFR).
- Khi đạt chứng chỉ Flyers, bé có thể biết cách viết các cụm từ, mẫu câu và các đoạn văn bản tương đối dài, hiểu được các đoạn hội thoại ngắn khi nghe tốc độ chậm, biết cách ứng dụng các từ và mẫu câu đơn giản vào trong giao tiếp với các chủ đề đơn giản, quen thuộc hàng ngày.
Khi bạn đã tìm hiểu về các chứng chỉ Cambridge, có thể bạn sẽ quan tâm đến các tài liệu học tiếng Anh khác, như English Pronunciation In Use. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về sách và các tài liệu hỗ trợ phát âm, giúp bạn phát triển kỹ năng nói tiếng Anh một cách hiệu quả.
Các cấp độ của Cambridge dành cho người lớn
Các cấp độ tiếng Anh của Cambridge dành cho người lớn gồm 5 cấp độ tiếng Anh sau:
Chứng chỉ KET:
Chứng chỉ KET – Key English Test – A2 là cấp độ tiếng Anh sơ cấp theo thang cấp độ tiếng Anh của Cambridge dành cho lứa tuổi thiếu niên và người lớn.
Ở cấp độ KET này, người học có thể nghe hiểu được những đoạn hội thoại đơn giản với tốc độ nói khá nhanh và có thể giao tiếp với các chủ đề đơn giản. Chứng chỉ KET nếu quy đổi tương ứng với các chứng chỉ khác sẽ là: IELTS: 3.0-4.0, TOEIC: 300, TOEFL PBT: 400.
Chứng chỉ PET:
Chứng chỉ PET là viết tắt của chứng chỉ Preliminary English Test. Đây là chứng chỉ tiếng Anh thuộc cấp độ sơ trung cấp, tương đương với trình độ B1 tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu CEFR.
Đạt được chứng chỉ tiếng Anh PET, người học có thể biết cách viết thư, email về các chủ đề đơn giản; ghi chép tóm tắt các vấn đề quen thuộc; đọc báo, tạp chí; hiểu được cáp ý chính của chỉ dẫn, thông báo và giao tiếp với các chủ đề đa dạng trong cuộc sống.
Chứng chỉ FCE:
Chứng chỉ FCE – First Certificate in English là cấp độ trung cấp của các cấp độ tiếng Anh Cambridge, tương ứng với chứng chỉ B2 khung tham chiếu châu Âu CEFR. FCE tương đương bằng IELTS 5.5 – 6.0, do đó, người học có thể dùng chứng chỉ FCE để xin visa du học hay làm việc tại nước ngoài.
Tại cấp độ tiếng Anh này, người học có thể sử dụng cả 4 kỹ năng tiếng Anh đa dạng vào các tình huống trong học tập, công việc.
Chứng chỉ CAE:
Chứng chỉ CAE là viết tắt của Certificate of Advanced English. Chứng chỉ thuộc cấp độ tiếng Anh cao trung cấp, có thể so sánh tương đương với trình độ C1 khung châu Âu CEFR. Chứng chỉ CAE khi quy đổi qua các chứng chỉ quốc tế sẽ có trình độ tương ứng IELTS 6.0-7.0; TOEIC 600-750.
Tại cấp độ tiếng Anh CAE, người học có thể tự tin giao tiếp và sử dụng tiếng Anh ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau.
Chứng chỉ CPE:
Chứng chỉ CPE là viết tắt của Certificate of Proficiency in English. Chứng chỉ này thuộc cấp độ cao nhất trong các cấp độ tiếng Anh Cambridge dành cho người lớn. CPE được sánh ngang với chứng chỉ C2 CEFR.
Nếu quy đổi, người học sau khi đạt bằng CPE được xem là đạt được IELTS: 8.0+ và TOEIC 800 – 990. Lúc này, người học hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp và sử dụng các kỹ năng tiếng Anh lưu loát như người bản xứ.
Các đơn vị tổ chức thi chứng chỉ Cambridge English tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.700 trung tâm tại 130 quốc gia tổ chức thi các chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge. Tại Việt Nam có rất nhiều trung tâm được Cambridge ủy quyền tổ chức thi. Thí sinh có thể chọn những trung tâm phù hợp để đăng ký thi như:
- Trung tâm mở: Là các trung tâm được ủy quyền tổ chức thi chứng chỉ Cambridge cho tất cả đối tượng thí sinh, ngay cả những người không tham gia luyện thi tại trung tâm đó. Nhiều trung tâm mở cũng tổ chức các khóa luyện thi để dự thi các kỳ thi Cambridge English.
- Trung tâm khép kín: Là các trung tâm được ủy quyền tổ chức thi chứng chỉ Cambridge nhưng chỉ dành cho những học viên đăng ký luyện thi tại trung tâm đó. Những trung tâm này không tổ chức thi Cambridge cho những người không học tại trung tâm.
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các Trung tâm thuộc hệ thống Cambridge tại Việt Nam để biết thêm chi tiết.
Các bước đăng ký thi Cambridge English và lệ phí
Quy trình đăng ký các kỳ thi của Cambridge English bao gồm 3 bước:
Bước 1 – Tìm trung tâm tổ chức thi:
Như thông tin phía trên – có hơn 2.700 trung tâm tổ chức thi chứng chỉ Cambridge tại 130 quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, kể cả khi người học ở Việt Nam hay nước ngoài cũng có thể tham gia kỳ thi Cambridge này. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến của Cambridgeenglish.org để tìm một trung tâm tooe chức thi tiện cho bạn nhất.
Bước 2 Liên hệ trung tâm tổ chức thi:
- Thí sinh có thể liên lạc với các trung tâm tổ chức thi để được hướng dẫn thông tin về cách thức đăng ký thi, lệ phí thi và các khóa luyện thi tại khu vực gần bạn.
- Lệ phí đăng ký thi các chứng chỉ Cambridge tùy thuộc vào kỳ thi và nơi bạn dự thi. Với các cấp bậc Cambridge tiểu học và trung học cơ sở thì lệ phí thi sẽ dao động trong khoảng 700.000 – 1.100.000 VNĐ/thí sinh/lượt. Các trình độ thi Cambridge còn lại sẽ có lệ phí trong khoảng 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ/thí sinh/lượt tùy trình độ.
Bước 3 – Lựa chọn thời gian và cách thức dự thi:
- Các ngày thi được lên lịch sẵn trong suốt cả năm nên bạn có thể chọn thời điểm hợp lý nhất cho mình.
- Nhiều kỳ thi Cambridge cho phép bạn lựa chọn giữa hình thức làm bài thi trên máy tính hoặc thi trên giấy.
Hy vọng những thông tin Edulife chia sẻ về các cấp độ tiếng Anh Cambridge sẽ giúp quý học viên hiểu thêm về chứng chỉ Cambridge và có phương án lựa chọn kỳ thi phù hợp với trình độ và nhu cầu của bạn. Chúc các bạn sớm đạt chứng chỉ!
Từ khóa » Các Cấp Bậc Thi Tiếng Anh
-
Top 1 Các Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh Cần Thiết Nhất
-
Các Loại Bằng Cấp Chứng Chỉ Tiếng Anh Quốc Tế Hiện Nay - The Edge
-
Các Loại Bằng Cấp, Chứng Chỉ Tiếng Anh Quốc Tế Hiện Nay
-
Các Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh được Công Nhận Tại Việt Nam
-
Trình độ Anh Ngữ Và điểm Thành Thạo Anh Ngữ | EF SET
-
6 Chứng Chỉ Tiếng Anh Có Giá Trị Hiệu Lực Tại Việt Nam Hiện Nay
-
Giới Thiệu 6 Cấp Bậc Trong Bài Thi Tiếng Anh CEFR
-
Chứng Chỉ Tiếng Anh: TOEIC, IELTS, CEFR Và Những điều Cần Biết.
-
Tiếng Anh Bậc 3 Là Gì? Chứng Chỉ Ngoại Ngữ Bậc 3 Tương đương ...
-
Cambridge English Qualifications Cho Bậc Học Phổ Thông
-
Các Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh được Công Nhận Tại Việt Nam
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Chứng Chỉ Cambridge - RES
-
Bằng Tiếng Anh B1, B2 Là Gì? Khác Nhau Như Thế Nào? - EduLife