Các Câu Hỏi để Nhận Dạng Rủi Ro Tín Dụng

Nhận dạng rủi ro (tiếng Anh: Risk identification) là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung chính Show
  • Thuật ngữ liên quan
  • Các vấn đề cơ bản của nhận dạng rủi ro
  • Cơ sở nhận dạng rủi ro
  • Phương pháp nhận dạng rủi ro
  • Đối với Khách hàng cá nhân vay vốn có dấu hiệu rủi ro
  • Khách hàng nói dối
  • Làm giả hồ sơ
  • Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế
  • Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ
  • Những dấu hiệu khác
  • Đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu rủi ro
  • Báo cáo tài chính không trung thực
  • Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực
  • Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính
  • Tư cách lãnh đạo Doanh nghiệp yếu
  • Tình hình vay nợ các Tổ chức tín dụng khác
  • Video liên quan

Hình minh họa. Nguồn: Study.com

Định nghĩa

Nhận dạng rủi ro trong tiếng Anh là Risk identification. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuật ngữ liên quan

Quản trị rủi ro (Risk management) là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Các vấn đề cơ bản của nhận dạng rủi ro

- Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của rủi ro.

- Mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất.

- Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kì lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được.

Cơ sở nhận dạng rủi ro

- Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhóm đối tượng chịu rủi ro: tài sản, nguồn nhân lực.

Phương pháp nhận dạng rủi ro

a. Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê

- Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. 

- Thực chất của phương pháp sử dụng bảng liệt kê là phương pháp phân tích SWOT.

b. Các phương pháp nhận dạng cụ thể

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

- Phương pháp lưu đồ; 

- Phương pháp thanh tra hiện trường

- Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp

 - Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài doanh nghiệp

 - Phương pháp phân tích hợp đồng

- Phương pháp nghiên cứu số lượng các tổn thất trong quá khứ

Lưu ý

- Nhà quản trị không nên chỉ dựa vào một phương pháp.

- Việc nhận dạng rủi ro phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

- Việc sử dụng các bảng liệt kê phải linh hoạt để áp dụng từng phương pháp nhận dạng cho thích hợp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính; Khái luận về quản trị rủi ro, Tổ hợp giáo dục Topica)

Minh Lan

Chuyên viên Tín dụng mỗi Ngân hàng luôn có cơ hội gặp gỡ nhiều khách hàng vay vốn từ cá nhân nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào những vị khách của bạn cũng là những vị “khách tốt”. Có những khách hàng khiến chuyên viên Tín dụng phải nghi ngờ về độ tin cậy và tính rủi ro khi vay vốn. Khi khách hàng có những dấu hiệu đáng ngờ không đồng nghĩa với việc chuyên viên Tín dụng không cho vay. Bạn hoàn toàn có thể cho vay được nếu làm rõ được nguyên nhân tại sao khách hàng lại có các dấu hiệu mà bạn đang cho là rủi ro đó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhận diện khách hàng rủi ro một cách đơn giản. 

Đối với Khách hàng cá nhân vay vốn có dấu hiệu rủi ro

Khách hàng nói dối

Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trường hợp. Nếu khách hàng nói “quan hệ với chúng ta là lần đầu, chưa từng đi tìm hiểu ở đâu”; nhưng khi tra CIC ta thấy dư nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các Ngân hàng khác cũng từng tra CIC về khách hàng này thì có nghĩa khách hàng đã nói dối! Hoặc khách hàng cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ).

Việc khách hàng nói dối chứng tỏ họ đang che đậy một điều gì đó. Đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật. Bạn có thể quyết định sau khi nghe khách hàng trình bày lý do.

Làm giả hồ sơ

Với đối tượng khách hàng này thì bạn nên quên khách hàng này đi (nếu họ cố ý làm giả vì mục đích vay vốn).

Những hồ sơ khách hàng cá nhân hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ;… (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lương qua tài khoản, công ty nhỏ…)

Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những khách hàng chỉ nói những gì chuyên viên QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những khách hàng này, có thể do khách hàng không biết; nhưng cũng có thể họ có ý muốn che giấu. Nếu chuyên viên QHKH ít kinh nghiệm thì gần như không thể tránh được khác có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.

Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế

Giống trường hợp khách cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác…) thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý.

Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ

Đa phần người vay vốn đều quan tâm đến lãi suất. Tuy nhiên với một số khách hàng tuyên bố: lãi thế nào cũng được; cứ cho anh/chị vay tối đa có thể; hoặc khách nói mới đi vay vốn lần đầu nhưng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ như ngân hàng yêu cầu;… thì Chuyên viên QHKH cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân.

Những dấu hiệu khác

Có quá nhiều tài sản mà không lý giải được nguồn gốc.

Mỗi ngày đi một xe ô tô khác nhau.

Hẹn hò chuyên viên QHKH ở quán cafe hơn là tại nhà riêng và cơ quan…

Đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu rủi ro

Báo cáo tài chính không trung thực

Doanh nghiệp ở Việt Nam (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho Ngân hàng không trung thực (Chuyên viên QHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 như: Nợ ngắn hạn; dài hạn (so sánh với CIC); tiền gửi Ngân hàng (so sánh với sao kê tài khoản); khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ khách hàng cung cấp) tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế…).

Nếu báo cáo của khách không trung thực, hãy yêu cầu họ làm lại hoặc giải thích.

Xem thêm: Phân tích Báo cáo tài chính – Những dấu hiệu nguy hiểm

Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực

Kiểm tra phần này tương đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng; và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thường là bản photo khách hàng tự sao y nên khả năng tự chế khá cao).

Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính

Trong quá trình đọc báo cáo, phỏng vấn khách hàng; nếu bạn thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ; đặc biệt đối với các tình huống khách hàng cung doanh các mặt hàng đặc thù.

Tư cách lãnh đạo Doanh nghiệp yếu

Nếu tư cách lãnh đạo doanh nghiệp yếu thì chắc chắn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp.

Tình hình vay nợ các Tổ chức tín dụng khác

Doanh nghiệp chưa đi vay bao giờ và doanh nghiệp đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lưu ý như nhau. Chuyên viên QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tượng này.

Trên đây là một số cách để bắt bài những khách hàng vay vốn đáng ngờ mà bạn có thể tham khảo. Để tránh những rủi ro cho công việc của mình, chuyên viên QHKH cần cẩn trọng trong khâu đánh giá khách hàng vay vốn. Hi vọng bài viết do UB Academy biên soạn đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức của UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới về ngành.

Rủi ro trong hoạt động của NH có nhiều loại, bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản... Rủi ro tín dụng: là việc khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) theo cam kết trong hợp đồng TD, BL, L/C... đã ký. Rủi ro hoạt động: Là rủi ro liên quan đến yếu tố con người, ngân hàng (chính sách, quy chế nghiệp vụ, quản lý, kiểm soát, uy tín...) Rủi ro thị trường: Là rủi ro phát sinh do sự biến động của thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa... Rủi ro thanh khoản: Do mất cân đối thanh toán Trong giai đoạn vừa qua, bạn cũng đã biết, rất nhiều ngân hàng đua tranh lãi suất huy động lên mức không thể chấp nhận được - đó chính là tính thanh khoản kém - một yếu tố rủi ro rất lớn trong giai đoạn hiện nay... Vì vậy, theo mình nếu bạn chỉ chú trọng đến rủi ro tín dụng thì đề tài nghiên cứu chắc sẽ có nhiều thiếu sót. Còn 2 câu hỏi của bạn, về mặt lý thuyết thì không khó

Từ khóa » Cách Nhận Dạng Rủi Ro Tín Dụng