Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi ép Cọc Bê Tông - Nền Móng Hoàng Minh

1. Ép cọc đến khi nào thì dừng?

Điều kiện để dừng ép cọc là khi đã ép tới các lớp đất chặt có SPT>50 hoặc lớp sét có SPT>30, dày hơn 5m. Trường hợp, ép đến độ sâu yêu cầu mà vẫn gặp phải lớp đất yếu có SPT<15 thì cần báo cho người tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, để bàn bạc và đưa ra quyết định chiều sâu hố khoan.

2. Ép cọc sát tường thì phải làm sao?

Đối với các công trình sát nhà đã xây dựng, để không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề thì bạn cần chú ý thực hiện đúng các chỉ dẫn sau:

  • Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà đất xung quanh.
  • Khảo sát công trình cẩn thận trước khi thi công.

  • Lựa chọn nhà thầu thi công ép cọc uy tín, chuyên nghiệp.

  • Dừng ngay việc ép cọc khi xảy ra sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhà liền kề.

  • Cọc ép cách tường nhà đã xây dựng rồi một đoạn là 0.9m
Ép cọc sát nhà đã xây dựng

3. Khoảng cách giữa 2 cọc ép bao nhiêu là đạt chuẩn?

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc ép theo quy trình 22TCN – 272 – 05 là 2,5D (D: đường kính cọc ép). Từ tim cọc này tới tim cọc kia tối thiểu là 0.75m. Nhưng trên thực tế, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc bê tông sẽ do kỹ sư quyết định; phụ thuộc vào tình trạng địa chất, loại cọc, yêu cầu của mỗi công trình để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.

4. Ép cọc hay khoan nhồi? Loại nào tốt hơn?

Ép cọc là phương pháp sử dụng máy ép để đóng những cây cọc đã được đúc sẵn xuống lòng đất. Còn khoan nhồi là cách thi công móng bằng việc sử dụng máy để khoan sẵn từng lỗ cọc có độ sâu và đường kính thiết kế. Sau đó, đưa lồng thép và tiến hành đổ bê tông xuống thành lỗ để tạo ra cọc trực tiếp trên công trình xây dựng.

Vậy ép cọc hay khoan nhồi sẽ tốt hơn? Thực tế, mỗi phương pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng nên không thể so sánh cách nào tốt hơn cách nào. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà chúng ta mới đưa ra được sự lựa chọn hình thức làm móng cọc phù hợp.

Khoan lỗ và đổ bê tông cọc

5. Ép cọc qua lớp cát như thế nào?

Nếu địa chất có các lớp cát khá dày thì cọc không thể xuyên qua. Lúc này, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép kèm xối nước. Những cách này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép, vừa đưa dẫn cọc xuống.

Trong đó, khoan dẫn trước khi ép là giải pháp được ứng dụng phổ biến vì có tính khả thi cao. Cụ thể: Tại vị trí tâm cọc thiết kế, trước khi tiến hành ép sẽ khoan trước một lỗ có đường kính bằng 1/8 – 1/10 cạnh cọc, thành lỗ giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó, mới bắt đầu đóng cọc xuống.

6. Ép cọc trên nền đất yếu có nguy hiểm gì? Giải pháp ra sao?

Ép cọc trên nền đất yếu có thể xảy ra nguy hiểm, nó thường đặt ra các bài toán khó như độ lún có trị số cao, ma sát âm tác dụng lên cọc, sức chịu tải của móng không ổn định, cát sủi làm phá hỏng nền, đất nền bị hóa lỏng. Biện pháp xử lý như sau:

  • Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết việc lún và khả năng chịu tải kém của nền.

  • Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình.

Thay đổi kích thước và hình dáng móng để thay đổi áp lực tác dụng lên mặt nền, giúp cải thiện được điều kiện chịu tải và biến dạng của nền.

7. Cách thức liên hệ và đặt lịch dịch vụ ép cọc bê tông uy tín – Công ty Hoàng Minh:

Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ ép cọc bê tông, vui lòng liên hệ qua Hotline 0905 933 099 để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng và góp phần giúp quý khách xây dựng, thi công công trình một cách an toàn, hiệu quả.

  • Xem thêm: Thi công ép cọc bê tông bằng robot và dàn cơ

Từ khóa » ép Cọc Qua Lớp Cát