- 167 Pasteur, P.8, Q.3, TP.HCM
- (028) 38204013
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Hình thành và phát triển
- Nhiệm vụ và chức năng
- Tổ chức và nhân sự
- Cơ sở vật chất
- Hoạt động
- Nghiên cứu
- Đào tạo
- Văn bản pháp quy
- Hội đồng đạo đức
- Giới thiệu
- Quy trình & biểu mẫu
- Quy trình nộp hồ sơ
- Các SOP của Hội đồng đạo đức
- Liên hệ
- Trang chủ
- Tin tức
- Thông tin khoa học
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VÀ VẮC-XIN BẠCH HẦU-HO GÀ-UỐN VÁN Có phải bệnh ho gà ở trẻ đang gia tăng không? Và ngày càng có nhiều trẻ em chết vì bệnh ho gà hơn? Kể từ năm 1980, số lượng ca ho gà tăng trên trẻ nhũ nhi (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), thanh thiếu niên từ 11 – 18 tuổi và trên cả người lớn.Số ca tử vong vì bệnh ho gà cũng gia tăng cùng với sự gia tăng số ca bệnh. Hiện vẫn chưa rõ lý do dẫn đến sự gia tăng của bệnh ho gà tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần vào sự gia tăng này bao gồm lo ngại về về miễn dịch của vắc xin vô bào, khả năng phát hiện ca tăng và cả sự cải tiến trong các chẩn đoán và báo cáo ca ho gà.
Là một bác sĩ nhi, tôi lo lắng về việc bảo vệ các bệnh nhân mới sinh khỏi bệnh ho gà, đặc biệt khi có nhiều trẻ nhũ nhi đã chết trong những vụ dịch gần đây tại nơi tôi sinh sống và làm việc. Trẻ cần bao nhiêu liều vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà vô bào (DTaP) trước khi trẻ được bảo vệ khỏi ho gà? Hiệu quả của vắc-xin là 80% - 85% sau 3 liều DTaP. Không có dữ liệu về hiệu quả bảo vệ sau tiêm chỉ 1 hoặc 2 liều nhưng có lẽ thấp hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải khuyên phụ huynh, những người sống cùng và người chăm sóc trẻ nên tiêm vắc-xin để bảo vệ trẻ. Những người này và các vị khách của gia đình được khuyến cáo tiêm 1 liều vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (Tdap) dành cho người lớn nếu chưa tiêm trước đây.
Trẻ em hoặc người lớn đã mắc ho gà thì có khả năng mắc bệnh ho gà không? Tái nhiễm dường như không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra.Bệnh nhân mắc ho gà trở lại thường biểu hiện dưới dạng các cơn ho dai dẳng kéo dài hơn là cơn ho gà điển hình
Có nên tiêm thêm vắc-xin ho gà cho trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em đã có kết quả dương tính qua nuôi cấy? Miễn dịch đối với ho gà sau khi mắc bệnh không kéo dài suốt đời. Những người đã từng mắc ho gà nên tiếp tục tiêm vắc-xin ho gà theo lịch đã khuyến cáo.
Nếu thanh thiếu niên hoặc người lớn chưa từng nhận liều Tdap nào mà bị nhiễm hoặc phơi nhiễm với ho gà, có cần chủng ngừa với Tdap không và nếu có thì khi nào? Có. Thanh thiếu niên hoặc người lớn đã từng mắc ho gà nói chung nên nhận Tdap theo khuyến cáo thường quy bởi vì thời gian bảo vệ do mắc bệnh ho gà chưa được biết (giảm kháng thể bắt đầu trước thời điểm 7 năm sau khi mắc bệnh)và bởi vì việc chẩn đoán xác định ho gà thường khó, đặc biệt với những xét nghiệm không phải nuôi cấy vi khuẩn. Tiêm vắc-xin ho gà cho những người đã từng mắc ho gà thường không có bất cứ nguy cơ nào về mặt lý thuyết.
Nếu nhân viên Y tế nhận vắc-xin uốn ván-bạch hầu-ho gà vô bào (Tdap) và sau đó tiếp xúc với người mắc bệnh ho gà, có cần điều trị với kháng sinh dự phòng haycần cân nhắc khả năng họ đã có miễn dịch với ho gà? Bạn nên theo hướng dẫn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho trường hợp phơi nhiễm với ho gà theo khuyến cáo của CDC
KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI VIỆC TIÊM VẮC-XIN Khuyến cáo tiêm Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà vô bào(DTaP) dành cho trẻ nhũ nhi và trẻ em như thế nào? Tất cả trẻ nên tiêm (DTaP) lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi, với liều tiêm nhắc lúc 15 – 18 tháng và lúc 4 – 6 tuổi,liều thứ 4 có thể được tiêm sớm lúc 12 tháng nếu liều thứ 4 cách liều thứ 3 ít nhất 6 tháng. Khuyến cáo Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà vô bào(Tdap) dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn? Đáp ứng với tỷ lệ mắc ho gà gia tăng tại Hoa Kỳ, ACIP đã đưa ra một số khuyến cáo mới về việc sử dụng TdaP vắc-xin, cụ thể: • Có thể tiêm Tdap mà không cần quan tâm đến thời điểm tiêm liều Td cuối cùng. KHÔNG cần đợi từ 2 – 5 năm để tiêm Tdap sau liều Td trước đó. • Thanh thiếu niên nên tiêm một liều Tdap (thay vì Td) lúc 11 – 12 tuổi. • Thanh thiếu niên và người lớn chưa tiêm Tdap hoặc những người không biết mình đã tiêm vắc-xin hay chưa nên tiêm 1 liều Tdap càng sớm càng tốt. Như được đề cập ở trên, Tdap có thể được tiêm bất kể thời điểm tiêm liều Td trước đó. • Trẻ từ 7 – 10 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa vắc-xin ho gà đầy đủ nên tiêm 1 liều Tdap. Nếu cần, trẻ nên hoàn tất lịch tiêm Td. • Tất cả nhân viên Y tế, bất kể tuổi tác, nên tiêm 1 liều Tdap càng sớm càng tốt nếu chưa từng tiêm Tdap và không cần quan tâm đến thời điểm tiêm liều Td cuối cùng. • Phụ nữ và trẻ vị thành niên mangthai nên tiêm Tdap trong quá trình mang thai, tốt nhất là từ tuần 27 – 36 của thai kỳ. Phụ nữ chưa từng tiêm Tdap trước đó và trong quá trình mang thai nên tiêm ngay sau khi sinh. Có thể tham khảo thêm thông tin tại website www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm. Thanh thiếu niên đã tiêm Tdap (Adacel_Sanofi, Boostrix_GSK) lúc 11 – 12 tuổi sẽ tiêm liều tiếp theo của Td hoặc Tdap khi nào? Hiện tại, ACIP khuyến cáo chỉ một liều duy nhất của Tdap cho mọi người trong suốt cuộc đời ngoại trừ phụ nữ mang thai sẽ được tiêm thêm 1 liều trong mỗi lần mang thai. Những người đã tiêm Tdap lúc 11 – 12 thuổi nên nhắc lại với Td sau 10 năm, trừ trường hợp cần điều trị dự phòng uốn ván do chấn thương. Các khuyến cáo gần đây của ACIP đối với Tdap trên trẻ từ 7 – 9 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên khôngkhác với khuyến cáo trên tờ hướng dẫn sử dụng của vắc-xin? Đúng vậy. Đôi khi ACIP đưa ra các khuyến cáo khác với chỉ định trên tờ hướng dẫn sử dụng được phê duyệt bởi FDA và đây là một trường hợp. Khuyến cáo của ACIP đại diện cho chuẩn mực thực hành tiêm chủng tại Hoa Kỳ. Một bệnh nhân 63 tuổi đã mắc uốn ván khi còn nhỏ và không biết đã từng tiêm vắc-xin uốn ván chưa, có nên tiêm Tdap cho bệnh nhân này không? Liệu có an toàn không? Tiền sử bệnh uốn ván không phải là lý do để tránh tiêm vắc-xin uốn ván. Bệnh uốn ván không tạo miễn dịch vì chỉ cần 1 lượng rất nhỏ độc tố là đủ để gây bệnh. Bệnh nhân nên tiêm Tdap ngay trừ khi có các chống chỉ định khác. Nếu bệnh nhân không có hồ sơ ghi nhận việc chủng ngừa uốn ván trước đây, bệnh nhân nên hoàn thành lịch tiêm cơ bản 3 liều(Liều 1 Tdap, liều 2 tiêm Td cách liều 1 4 – 8 tuần và liều 3 tiêm Td cách liều 2 6 – 12 tháng).
VẮC-XIN Tôi khá bối rối về các vắc-xin khác nhau có chứa thành uốn ván, ho gà và bạch hầu. Bạn có thể giải thích rõ không? Có 2 vắc-xin có thể được sử dụng ở trẻ dưới 7 tuổi (DTaP và DT) và 2 vắc-xin được sử dụng cho trẻ trên 7 tuổi và người lớn (Td và Tdap). Vài người cảm thấy bối rối giữa DTaP và Tdap, vài người cảm thấy bối rối giữa DT và Td. Sau đây là một gợi ý giúp bạn dễ nhớ. Công thức vắc-xin cho trẻ nhỏ có hàm lượng bạch hầu cao gấp 3 – 5 lần so với công thức vắc-xin dành cho người lớn và được thể hiện bằng chữ "D" trong công thức vắc-xin dành cho trẻ nhỏ (ví dụ DTap, DT) và chữ "d" trong công thức vắc-xin dành cho người lớn (Tdap, Td). Hàm lượng của biến độc tố uốn ván trong mỗi công thức là như nhau nên được ký hiệu bằng chữ "T". Có thể sử dụng hoán đổi 2 vắc-xin DTaP khác nhau trong lịch tiêm không? Có 2 vắc-xin DTaP hiện tại đang được sử dụng tại Hoa Kỳ trong loạt tiêm cơ bản dành cho trẻ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi (Daptacel của Sanofi Pasteur và Infanrix của GSK). ACIP đã khuyến cáo rằng, bất cứ khi nào có thể, nhân viên Y tế nên sử dụng cùng nhãn hiệu cho tất cả các mũi tiêm. Nếu không biết loại vắc-xin DTaP được tiêm trước đó cho trẻ khi đó có thể tiêm tiếp cho trẻ bằng bất kỳ loại DTaP nào để hoàn tất lịch tiêm. Đối với vắc-xin nói chung, không nên ngừng tiêm bởi vì không biết hoặc không có sẵn loại vắc-xin đã tiêm trước đây (tham khảo thêm tại website www.cdc.gov/mmwr/pdf/rr/rr6002.pdf). Nên làm gì nếu không biết tên thương mại của vắc-xin DTaP đã tiêm trước đây? Nếu không biết tên thương mại hoặc không có sẵn vắc-xin DTaP đã tiêm trước đây, sử dụng bất kỳ vắc-xin DTaP có sẵn cho các liều sau đó. Nên làm gì nếu trẻ bị tiêm nhầm Tdap thay vì DTaP? Nếu Tdap được tiêm do sơ xuất cho trẻ dưới 7 tuổi, xem như trẻ chưa được tiêm và nên tiêm lặp lại với liều DTaP và tiếp tục tiêm theo đúng lịch. Tuy nhiên nếu liều Tdap được uống do sơ xuất là liều thứ 4 hoặc thứ 5 thì vẫn được xem là có giá trị. Nhân viên Y tế cần kiểm tra lọ vắc-xin ít nhất 3 lần trước khi tiêm cho trẻ. Chúng tôi không muốn lưu trữ đồng thời Tdap và Td trong kho. CDC có thể khuyến cáo rằng Tdap thay thế hoàn toàn Td trong lịch tiêm chủng trong tương lai gần không? Hiện tại, ACIP khuyến cáo chỉ 1 liều Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn chưa từng tiêm vắc-xin trước đây với ngoại lệ duy nhất là phụ nữ mang thai, phụ nữ mang thai sẽ được tiêm thêm trong thai kỳ. ACIP không có khả năng khuyến cáo việc tiêm ngừa thường quy Tdap cho các nhóm tuổi khác ngoài phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, các cơ sở Y tế cần tiếp tục dự trù vắc-xin Td để tiêm cho bệnh nhân cần hoàn tất lịch tiêm cơ bản 3 liều bạch hầu – uốn ván và liều tiêm nhắc Td mỗi 10 năm sau đó cho những người đã hoàn tất lịch tiêm cơ bản. Lưu ý rằng, nếu 1 người đã tiêm Tdap cần một liều nhắc Td (liều nhắc hường quy hoặc để xử trí vết thương) thì có thể tiêm Tdap nếu không có sẵn Td. Một bệnh nhân đã từng nhận kháng nguyên uốn ván (TT) trong phòng cấp cứu có cần tiêm lại không? ACIP khuyến cáo bệnh nhận cần dự phòng uốn ván nên nhận Td hoặc, nếu thích hợp, Tdap hơn là TT miễn là bệnh nhân không có chống chỉ định với các thành phần vắc-xin khác. Nếu bệnh nhân đã nhận TT nhưng chưa tiêm Tdap trước đó cần tiêm Tdap càng sớm càng tốt. Nếu đã tiêm Tdap trước đó, bệnh nhân có thể đợi cho đến lịch tiêm nhắc để tiêm mũi Td theo thường quy. Khi nào một bệnh nhân chỉ nên tiêm biến độc tố uốn ván (TT)? Biến độc tố uốn ván chỉ được sử dụng trong những trường hợp rất hiếm, ví dụ khi một người bị dị ứng đã được ghi nhận trong hồ sơ vớii biến độc tố bạch hầu. Biến độc tố uốn ván có trên thị trường vào năm nào? Ở tuổi nào thì hầu hết bệnh nhân không phải hoàn thành lịch tiêm cơ bản nữa? Biến độc tố uốn ván có trên thị trường vào năm 1938 nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến khi quân đội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng thường quy vào năm 1941. Tiêm thường quy biến độc tố uốn ván được khuyến cáo bởi AAP vào năm 1944. Hầu hết binh lính trong chiến tranh thế giới lần 2 đều nhận ít nhất 1 liều biến độc tố uốn ván nhưng việc sử dụng biến độ tố uốn ván trong dân sự, đặc biệt trên người lớn không gia tăng cho đến sau chiến tranh. Nhân viên Y tế không nên giả thiết về tình trạng chủng ngừa uốn ván cho bất cứ cá nhân nào chỉ bằng cách dựa trên tuổi. Chỉ có hồ sơ tiêm chủng là bằng chứng được chấp thuận về tình trạng miễn dịch. Người không có hồ sơ chủng ngừa nên được xem là chưa có miễn dịch. Nếu 1 liều DTaP hoặc Tdap được tiêm cho đối tượng không thuộc nhóm tuổi được chỉ định vắc-xin đó do sơ xuất, tình huống này nên được xử trí như thế nào? Bước đầu tiên là thông báo cho phụ huynh/đối tượng về việc tiêm sai vắc-xin. Sau đó, theo các hướng dẫn sau: • Tdap được tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi ở liều 1, 2 , 3 trong loạt tiêm cơ bản sẽ không có giá trị. Lặp lại bằng liều DTaP càng sớm càng tốt. •Tdap được tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi ở liều thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ có giá trị như liều DTaP. •DTaP được tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên sẽ có giá trị như 1 liều Tdap.
Tdap CHO THANH THIẾU NIÊN VÀ NGƯỜI LỚNB Sự khác biệt giữa 2 vắc-xin Tdap: Boostrix và Adacel là gì? Cả 2 vắc-xin này tạo miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Boostrix (GSK) được cấp phép cho những người từ 10 tuổi trở lên trong khi Adacel (Sanofi Pasteur) được cấp phép cho người từ 10 - 64 tuổi. Hai vắc-xin này chứa một số kháng nguyên ho gà khác nhau và nồng độ kháng nguyên ho gà và biến độc tố bạch hầu khác nhau. Tôi cảm thấy bối rối với việc chỉ định Tdap cho đối tượng nào? Và sử dụng sản phẩm vắc-xin nào? CDC vừa cập nhật các khuyến cáo mới nhất về việc chủng ngừa Tdap cho đối tượng người lớn trên tạp chí MMWR. ACIP khuyến cáo rằng tất cả đối tượng người lớn từ 19 tuổi chưa từng tiêm Tdap sẽ tiêm 1 liều Tdap. Nên tiêm Tdap và không cần quan tâm đến thời điểm nhận liều Td cuối cùng. Sau tiêm Tdap, nên tiêm nhắc Td mỗi 10 năm theo hướng dẫn đã ban hành trước đây. Phụ nữ mang thai nên tiêm Tdap trong mỗi lần có thai. Các cơ sở Y tế không nên bỏ qua cơ hội chủng ngừa cho người già từ 65 tuổi trở lên với Tdap và có thể tiêm bất kỳ vắc-xin Tdap nào đang có sẵn. Bất cứ khi nào có thể, các cơ sở Y tế nên tiêm Boostrix (GSK) cho người từ 65 tuổi trở lên hoặc Adacel cho người từ 10 – 64 tuổi. ACIP kết luận rằng cả 2 vắc-xin được tiêm cho người từ 65 tuổi trở lên đều tạo miễn dịch và có hiệu quả bảo vệ. Một liều bất kỳ của 2 vắc-xin được xem là có giá trị. Khi một vắc-xin chứa biến độc tố uốn ván cần thiết cho điều trị dự phòng vết thương trên người chưa từng tiêm Tdap trước đây, việc sử dụng Tdap được ưu tiên hơn so với Td. Có nhiều trẻ 10 tuổi cần được chủng ngừa khi bước vào cấp 2. Có vắc-xin Tdap thương mại nào được chỉ định cho riêng lứa tuổi này không? Không. Vào tháng 3/2014, FDA hạ thấp lứa tuổi được chỉ định cho Adacel từ 11 tuổi xuống 10 tuổi. Cả 2 vắc-xin Tdap (Adacel và Boostrix) có cùng lứa tuổi chỉ định. Một bệnh nhân 13 tuổi được tiêm DT trước khi đi học sau khi bệnh nhân khóc nhiều và dai dẳng sau tiêm DTP. Chúng tôi đang cân nhắc liệu có thể chỉ định cho bệnh nhân Tdap bởi vì chúng tôi biết có thể cô ấy chưa được bảo vệ khỏi bệnh ho gà? Bạn có thể chỉ định Tdap. Nhiều thận trọng với DTaP (ví dụ, nhiệt độ ≥ 105 0F, suy yếu hoặc tình trạng giống sốc, khóc kéo dài ≥ 3 giờ, co giật không sốt) không xảy ra vời Tdap. Có thể tìm hiểu thêm tại website www.cdc.gov/mmwr/PDF/rr/rr5503.pdf. Có nên tiêm 1 liều Tdap cho thanh thiếu niên ngay cả khi đã tiêm 1 liều Td lúc 11 – 12 tuổi? Có. Tất cả thanh thiếu niên nên tiêm 1 liều Tdap để bảo vệ khỏi bệnh ho gà ngay cả khi đã tiêm Td. Việc tiêm chủng là rất quan trọng (không có khoảng cách tối thiểu giữa liều Tdap và Td), đặc biệt khi những thanh thiếu niên này tiếp xúc với trẻ nhũ nhi, làm việc trong các cơ sở Y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc sống trong cộng đồng đang có dịch ho gà. Một bệnh nhân 16 tuổi tiêm Td trong phòng cấp cứu sau khi bị móng tay đâm 1 năm trước đây. Có thể chỉ định Tdap cho bệnh nhân này không? Có. Không cần để ý khoảng cách liều tối thiểu giữa các liều Td và Tdap. Tại phòng khám, tôi thường quan sát thấy có vài trẻ không tiêm ngừa đầy đủ và ho gà đang lưu hành trong cộng đồng. Nên quyết định chỉ định vắc-xin nào cho trẻ? Bạn nên chỉ định DTaP cho trẻ dưới 7 tuổi. Ngoài ra, ACIP khuyến cáo 1 liều duy nhất Tdap cho trẻ từ 7 – 10 tuổi chưa hoàn tất lịch tiêm 3 liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà trước sinh nhật 7 tuổi ( hoặc cho những người không biết rõ tình trạng chủng ngừa vắc-xin ho gà). Mặc dù đây là một chỉ định không có trên nhãn của vắc-xin nhưng vẫn rất quan trọng để chủng ngừa trẻ dễ tổn thương với Tdap cũng như chủng ngừa cho thanh thiếu niên hoặc người lớn chưa từng tiêm Tdap. Phác đồ tiêm cho 1 trẻ 12 tuổi đã tiêm 1 liều DTaP lúc 2 tuổi và 1 liều Tdap lúc 11 tuổi là gì? Trẻ này cần hoàn tất lịch tiêm cơ bản với 1 liều Td, được tiêm không sớm hơn 6 tháng sau liều Tdap lúc 11 tuổi. Sau đó trẻ cần được tiêm nhắc với Td mỗi 1 năm. Trẻ 16 tuổi có hồ sơ tiêm 2 liều DTaP lúc 2 và 5 tháng tuổi và 1 liều Tdap lúc 15 tuổi. Bệnh nhân này có cần tiêm thêm 2 liều Td nữa không? Vì liều DTaP đầu tiên được tiêm trước 12 tháng tuổi và 1 liều Tdap đã được tiêm, bệnh nhân này cần tiêm 1 liều Td cách liều Tdap đã tiêm 6 tháng, sau đó tiêm nhắc Td mỗi 10 năm. Theo khuyến cáo của ACIP, nhân viên Y tế nào nên chủng ngừa với Tdap? Khuyến cáo của ACIP dành cho nhân viên Y tế như sau: • Tất cả nhân viên Y tế, không kể tuổi tác nên tiêm một liều Tdap càng sớm càng tốt nếu chưa từng tiêm Tdap trước đây và bất kể thời điểm tiêm liều Td cuối cùng. • Hiện tại, Tdap không được cấp phép tiêm nhiều lần. Saukhi tiêm Tdap, nhân viên Y tế nên tiêm mũi Td nhắc mỗi 10 năm theo lịch khuyến cáo trước đây. Nhân viên Y tế mang thai nên tiêm 1 liều Tdap mỗi lần mang thai. • Bệnh viện và các cơ sở chăm sóc bệnh nhân có thể đi lại nên tiêm Tdap cho nhân viên và sử dụng các phương án để tăng tối đa tỷ lệ bao phủ (ví dụ, giáo dục về lợi ích của việc chủng ngừa, tiếp cận thuận lợi, tiêm miễn phí…). Có thể tìm hiểu thêm thông tin tại www.cdc.gov/mmwr/pdf/rr/rr6007.pdf. Thay vì chỉ định Tdap cho một người cha cần sự bảo vệ chống lại bệnh ho gà, chúng tôi chỉ định nhầm Td. Sau bao lâu chúng tôi có thể tiêm Tdap cho bệnh nhân này? Tất cả cha mẹ, ông bà, nhân viên Y tế và những người khác ở bất kỳ lứa tuổi nào chưa tiêm Tdap trước đây và đặc biệt có tiếp xúc với trẻ nhũ nhi nên tiêm 1 liều Tdap càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà. Ví dụ, nếu bạn phát hiện việc tiêm Td thay vì Tdap, bạn có thể tiêm Tdap ngay sau đó. Có thể tiêm nhắc bằng Tdap cho người từ 65 tuổi trở lên không? Có. ACIP khuyến cáo 1 liều đơn của Tdap cho tất cả người lớn, bao gồm người từ 65 tuổi trở lên, đặc biệt người có tiếp xúc gần với trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng (ví dụ ông bà, người chăm sóc trẻ). Vui lòng đọc các khuyến cáo hiện tại cho việc sử dụng Tdap trên người lớn. • Người từ 19 tuổi trở lên chưa tiêm Tdap nên tiêm 1 liều Tdap. • Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm 1 liều Tdap trong mỗi lần mang thai, tối ưu là từ tuần 24 – 36 của thai kỳ. Phụ nữ chưa từng tiêm Tdap và chưa tiêm trong lúc mang thai nên tiêm ngay sau sinh. • Có thể tiêm Tdap bất kỳ lúc nào và không cần quan tâm đến thời điễm tiêm liều Td cuối cùng. • Các cơ sở Y tế không nên bỏ qua cơ hội chủng ngừa cho người từ 65 tuổi trở lên với Tdap. Bất cứ khi nào có thể, tiêm Boostrix cho người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bất kể vắc-xin nhãn hiệu nào cũng tạo sự bảo vệ và có giá trị để sử dụng trên nhóm tuổi này. • Tdap là sự lựa chọn tối ưu hơn Td cho ngững người lớn chưa từng tiêm Tdap và cần điều trị dự phòng uốn ván. Có giới hạn trên về tuổi cho Tdap không? Ví dụ, một bệnh nhân 85 tuổi có tiêm Tdap được không? Không có giới hạn trên đối với tuổi có thể tiêm Tdap. Một liều đơn của Tdap được khuyến cáo cho tất cả người trưởng thành. Một bệnh nhân thanh thiếu niên hoặc người lớn tiêm 1 liều Td 2 năm trước, có cần đợi thêm 8 năm để tiêm 1 liều Tdap không? Không. ACIP khuyến cáo những người từ 11 – 64 tuổi chưa từng tiêm Tdap nên tiêm 1 liều Tdap ngay và không cần quan tâm khoảng cách giữa liều Td và Tdap. Người từ 65 tuổi trở lên không cần hoãn Tdap sau tiêm Td. Nếu một người lốn bị tiêm nhầm Td thay vì Tdap. Khi nào bệnh nhân có thể tiêm lại liều Tdap? Càng sớm càng tốt, thậm chí trong cùng ngày. Một người đàn ông 3 tuổi đã từng tiêm nhắc uốn ván trong 2 năm qua nhưng không nhớ đã tiêm Td hay Tdap và không có hồ sơ chủng ngừa. Vợ đối tượng đang mang thai và chúng tôi muốn chủng ngừa vắc-xin ho gà cho đối tượng để bảo vệ con sắp sinh của đối tượng. Có nên tiêm Tdap cho đối tượng trong tình huống này? Có. Bất cứ trường hợp nào không có hồ sơ chủng ngừa mà việc chủng ngừa được chỉ định, hãy tiêm Tdap cho đối tượng. Có thể tiêm cho phụ huynh của một trẻ sơ sinh 1 liều Tdap ngay sau sinh để bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà không mặc dù họ đã tiêm 1 liều Td tại thời điểm dưới 2 năm gần đây? Có. Phụ huynh nên tiêm 1 liều Tdap càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ khỏi ho gà. Nếu phụ huynh đã tiêm 1 liều Td trong 2 năm qua, vẫn nên tiêm 1 liều Tdap càng sớm càng tốt bất kể thời điểm tiêm liều Td cuối cùng. Những người trong gia đình khác chưa tiêm vắc-xin ho gà cũng nên được chủng ngừa và tốt nhất là trước thời điểm trẻ được sinh ra. Có thể tiêm Tdap cùng lúc với các vắc-xin khác không? Có. Tdap có thể sủ dụng đồng thời với các vắc-xin khác (vắc-xin não mô cầu cộng hợp, viêm gan B, MMR). Mỗi vắc-xin nên được tiêm ở các vị trí khác nhau sử dụng các bơm kim tiêm khác nhau. Một người 50 tuổi được tiêm nhầm DTaP thay vì Tdap. Xử lý như thế nào? Những người được tiêm DTaP đã nhận được một hàm lượng tương đương của biến độc tố uốn ván trong khi hàm lượng biến độc tố bạch hầu và kháng nguyên ho gà nhiều hơn hàm lượng được khuyến cáo. Trường hợp này không cần xử lý gí hết và xem như bệnh nhân đã tiêm 1 liều Tdap nhưng cần tránh các lỗi tương tự trong tương lai. Dịch ho gà đang lưu hành trong thành phố với nhiều ca xảy ra tại trường học. Có nên khuyến cáo liều tiêm nhắc Tdap cho học sinh cấp 2 và cấp 3 không nếu họ đã được tiêm 1 liều? Hiện tại ACIP chỉ khuyến cáo 1 liều duy nhất của Tdap cho tất cả mọi người ngoại trừ phụ nữ mang thai. Tiêm nhắc lại Tdap trong dịch ho gà hiện tại không được khuyến cáo.
Tdap VÀ THAI KỲ Có thể tiêm Tdap cho phụ nữ mang thai không? Có. Vào tháng 6/2011, ACIP khuyến cáo phụ nữ mang thai chưa từng tiêm Tdap cần được chủng ngừa để tối ưu nồng độ kháng thể mẹ truyền cho thai nhi. ACIP đưa ra khuyến cáo này trong đáp ứng với dịch ho gà đang tiếp diễn nhằm mục tiêu bảo vệ trẻ sơ sinh với kháng thể mẹ và giảm nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con sau sinh. Tháng 10/2012, ACIP khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm Tdap trong mỗi lần mang thai ngay cả khi đã tiêm Tdap trước đó. Thời điểm tối ưu để tiêm Tdap là từ 27 – 36 tuần của thai kỳ. Chủng ngừa trong giai đoạn này tạo tối đa đáp ứng kháng thể của mẹ và truyền kháng thể thụ động từ mẹ sang con. Phụ nữ chưa từng tiêm Tdap trong khi mang thai nên tiêm nó ngay sau sinh. Khi một phụ nữ tiêm Tdap trong quá trình mang thai, kháng thể ho gà từ mẹ sẽ được truyền cho con và có thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà trong những tháng đầu đời, trước khi trẻ đủ tuổi để tiêm ít nhất 3 liều DTaP. Tdap cũng bảo vệ mẹ, giảm nguy cơ nhiễm ho gà của mẹ trong hoặc sau thai kỳ và do đó giảm khả năng truyền bệnh từ mẹ sang con. Có thể tham khảo thêm tại www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm. Nếu một phụ nữ không tiêm Tdap khi mang thai và không chắc là đã tiêm Tdap trước đó, cô ấy có nên tiêm Tdap sau sinh không? Có. Nếu không có hồ sơ chủng ngừa về việc cô ấy đã tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, co ấy nên tiêm Tdap ngay sau sinh. Nếu một phụ nữ mang thai không có hồ sơ chủng ngừa Td hoặc Tdap, nên chỉ định như thế nào? Lịch tiêm cơ bản khuyến cáo cho người chưa được chủng ngừa là 2 liều Td và 1 liều Tdap, với liều 2 sau liều 1 4 tuần, liều 3 sau liều 2 6 – 12 tháng. Liều Tdap nên được tiêm từ tuần 27 – 36 của thai kỳ để tối đa hóa đáp ứng kháng thể của mẹ và lượng kháng thể truyền từ mẹ sang con. Vài người mang thai các lần khác nhau với khoảng cách rất gần nhau. Có nên tiêm Tdap trong mỗi lần mang thai ngay cả khi 2 liều được tiêm trong vòng 12 tháng? Có. ACIP đã cân nhắc vấn đề này và có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm. ACIP xem xét dữ liệu sinh nở và nhận thấy rằng tại Hoa Kỳ, trong số những phụ nữ mang thai nhiều hơn 1 lần, chỉ có một số lượng rất nhỏ (2,5%) có khoảng cách giữa 2 lần sinh bằng hoặc ít hơn 12 tháng. Đa số phụ nữ có các lần sinh cách nhau ít nhất 13 tháng. Khoảng 5 % có ≥ 4 lần mang thai. ACIP kết luận rằng: 1) khoảng cách giữa các lần mang thai kế tiếp nhau có thể lâu hơn sự tồn tại của kháng thể kháng ho hà trong cơ thể mẹ, 2) hầu hết phụ nữ chỉ tiêm 2 liều Tdap và 3) chỉ một số rất nhỏ phụ nữ tiêm ≥ 4 lần Tdap. Một nguy cơ lý thuyết về việc xảy ra các phản ứng tại chỗ nặng (sưng toàn bộ cánh tay, phản ứng tăng nhạy cảm độ III_phản ứng arthus) trên phụ nữ mang thai nhiều lần với khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn. Tuy nhiên, tần suất của các phản ứng phụ phụ thuộc vào hàm lượng kháng nguyên của vắc-xin, công thức vắc-xin cũng như mức kháng thể mẹ tồn tại trước đó mà có liên quan đến khoảng cách giữa các liều và số liều đã tiêm. Nguy cơ xảy ra các biến cố bất lợi nặng đã được giảm thiểu trong các công thức vắc-xin hiện nay (bao gồm Tdap) mà có chứa liều thấp của biến độc tố uốn ván so với các công thức vắc-xin khác. ACIP tin rằng lợi ích trong việc ngăn cản chết và tàn tật trên trẻ em vượt quá những lo ngại trên lý thuyết về các biến cố bất lợi nặng có thể xảy ra trên mẹ. Nếu một phụ nữ đã tiêm Tdap trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ, cô ấy có nên tiêm lại vào thời kỳ cuối của thai kỳ? Không. Trường hợp như vậy không cần phải tiêm thêm liều Tdap khác. Thời điểm tối ưu để tiêm Tdap là từ tuần 27 – 36 của thai kỳ do động học kháng thể truyền qua nhau thai. Theo khuyến cáo của ACIP trên tạp chí MMWR vào ngày 22/2/2013 "Có thể tiêm Tdap vào bất cứ lúc nào của thai kỳ nhưng tiêm vào 3 tháng cuối sẽ cho nồng độ kháng thể mẹ cao nhất và được truyền cho con vào gần ngày sinh". Có thể tham khảo thêm thông tin tại www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm. Mỗi khi trong gia đình có người mang thai, các thành viên khác có nên tiêm Tdap để đảm bảo sự vệ thích đáng và thúc đẩy hiệu quả bao bọc để bảo vệ trẻ mới sinh khỏi ho gà? Tại thời điểm này, ACIP không khuyến cáo thêm liều Tdap khác cho các thành viên khác trong gia đình và bảo mẫu. Khuyến cáo trên 1mũi Tdap chỉ áp dụng cho phụ nữ mang thai để tối ưu hóa miễn dịch cho trẻ. Nên chủng ngừa Tdap cho phụ nữ mang thai vào tháng nào của thai kỳ? Để tối đa hóa đáp ứng kháng thể của mẹ và sự truyền kháng thể từ mẹ sang con, thời điểm tối ưu để tiêm vắc-xin là từ tuần 27 – 36 của thai kỳ. Tuy nhiên Tdap có thể được tiêm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Trước đây, CDC khuyến cáo nên tiêm Tdap sau tuần 20 của thai kỳ. Chúng tôi định tiêm Tdap cho tất cả các thành viên trong gia đình của một phụ nữ mang thai để bảo vệ trẻ sắp sinh. Bao lâu sau khi tiêm thì vắc-xin sẽ có hiệu quả bảo vệ? Để bảo vệ tốt nhất trẻ nhũ nhi, CDC khuyến cáo các thành viên người lớn trong gia đình chưa từng tiêm Tdap nên tiêm trước khi tiếp xúc với em bé ít nhất 2 tuần, nếu không xác định được mốc thời gian 2 tuần thì tiêm càng sớm càng tốt. Nếu một phụ nữ mang thai đã tiêm Td thay vì Tdap, thời điểm sớm nhất để có thể tiêm Tdap là khi nào? Bất kỳ thời điểm nào sau tiêm Td nhưng ưu tiên từ tuần 27 – 36 của thai kỳ. Một thiếu nữ 17 tuổi tiêm Tdap khi được 12tuổi và hiện tại đang mang thai. Có nên tiêm liều Tdap khác cho cô ấy không? Có. ACIP khuyến cáo 1 liều Tdap mỗi lần mang thai bất kể tiền sử tiêm Tdap trước đó. Để tối đa hóa đáp ứng kháng thể của mẹ và sự truyền kháng thể từ mẹ sang con, thời điểm tối ưu để tiêm vắc-xin là từ tuần 27 – 36 của thai kỳ. Có thể xem thêm thông tin tại www.cdc.gov/mmwr/pdf/wk/mm6207.pdf, trang 131. Ai nên tiêm liều thứ 2 của Tdap? Chỉ phụ nữ mang thai mới được khuyến cáo nhận rên 1 liều Tdap. ACIP không khuyến cáo tiêm thêm liều Tdap khác cho các nhóm khác kể cả nhân viên Y tế.
LỊCH TIÊM VẮC-XIN Tôi nên sử dụng lịch tiêm vắc-xin nào cho thanh thiếu niên hoặc người lớn chưa tiêm loạt tiêm cơ bản vắc-xin uốn ván? Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn chưa từng tiêm vắc-xin uốn ván hoặc không rõ tiền sử chủng ngừa nên tiêm 3 liều. Trong tình huống này, ACIP khuyến cáo tiêm Tdap cho liều 1, Td cho liều 2 vào 4 tuần sau đó và Td cho liều 3 cách liều 2 ít nhất tháng. Tdap chỉ có thể thay thế cho 1 liều trong 3 liều Td trong phác đồ tiêm và ưu tiên tiêm liều đầu tiên. Mức độ bảo vệ của 1 liều Tdap trên người chưa từng tiêm vắc-xin ho gà trước đây là chưa rõ. Sau loạt tiêm cơ bản, nên tiêm nhắc Td sau mỗi 10 năm. Chúng tôi đang tiêm liều thứ 4 của DTaP lúc trẻ được 15 – 18 tháng tuổi nhưng thỉnh thoảng chúng tôi chỉ định tiêm sớm hơn. Điều đó có gây ảnh hưởng gì không? Liều thứ 4 của DTaP có thể được tiêm lúc trẻ được 12 tháng miễn là phải cách liều thứ 3 ít nhất 6 tháng. Một trẻ mới chưa từng tiêm hoặc mới chỉ tiêm 1 – 2 liều DTaP lúc trẻ được 4 – 6 tuổi, làm thế nào để xác định trẻ cần thêm mấy liều vắc-xin nữa? Bạn nên cố gắng để trẻ tiêm được ít nhất 4 liều. Chỉ định thêm 1 liều DTaP cách liều trước đó ít nhất 4 tuần để trẻ tiêm đủ 3 liều. Sau đó, nếu trẻ chưa đủ 7 tuổi và đã cách liều gần nhất 6 tháng, chỉ định liều thứ 4 cho trẻ. Nếu một trẻ không tuân thủ khoảng cách 6 tháng giữa liều DTaP thứ 3 và thứ 4, có cần tiêm lặp lại không? Nếu khoảng cách giữa liều thứ 3 và thứ 4 là ≥ 4 tháng, không cần tiêm lặp lại nhưng tuổi nhỏ nhất là 12 tháng khi tiêm liều thứ 4 phải được tuân thủ. Tuy nhiên, giảm khoảng cách giữa 2 liều tiêm dưới 6 tháng không được khuyến cáo. Nếu trẻ đã tiêm 5 liều DTaP vào sinh nhật 4 tuổi (với khoảng cách 6 tháng giữa liều thứ 3 và thứ 4, liều thứ 4 và liều thứ 5), có cần thiết tiêm nhắccho trẻ sau khi trẻ được 4 tuổi không? Nhìn chung, trẻ không nên tiêm quá 4 liều DTap trước khi trẻ được 4 tuổi (tốt nhất là lúc trẻ được 2 tuổi). ACIP khuyến cáo nên tiêm 1 liều DTaP lúc trẻ được 4 – 6 tuổi. Luật miễn dịch của nhiều tiểu bang quy định trẻ phải được tiêm ít nhất 1 liều DTaP vào hoặc sau sinh nhật 4 tuổi. Liều này quan trọng để thúc đẩy miễn dịch đối với ho gà. Có khuyến cáo nào về việc tiêm bao nhiêu liều DTaP ở tuổi nào không? Khuyến cáo này có bao gồm nữa liều không? Cả ACIP và AAP khuyến cáo trẻ không nên tiêm nhiều hơn 6 liều biến độc tố bạch hầu và uốn ván (DT, DTaP, DTP) trước sinh nhật 7 tuổi do lo ngại các phản ứng phụ, chủ yếu là các phản ứng tại chỗ. Nữa liều DTaP không được khuyến cáo dưới bất kỳ hoàn cảnh nào và không được tính như 1 phần của chương trình tiêm chủng. Chỉ những liều được khuyến cáo (được ghi trong hồ sơ) được đếm cho đủ tối đa 6 liều. Khoảng cách tối thiểu giữa liều DTaP 4 và DTaP 5 là bao lâu? 6 tháng. Tuổi nhỏ nhất tiêm DTaP liều 5 là 4 tuổi. Áp dụng lịch tiêm DTaP nào cho trẻ có tiền sử chỉ tiêm DT? Nếu trẻ chưa tiêm tất cả các liều vắc-xin chứa thành phần ho gà theo tuổi được khuyến cáo, tốt nhất tiêm càng nhiều liều DTaP càng tốt trước khi trẻ được 7 tuổi để có được sự bảo vệ khỏi bệnh ho gà. Tiêm các liều DTaP cách nhau 4 tuần cho đến khi trẻ tiêm đủ 3 liều, sau đó tiêm các liều khác với khoảng cách 6 tháng và không vượt quá 6 liều vắc-xin bạch hầu, uốn ván khi trẻ được 7 tuổi. Có phải ACIP và AAP đưa ra các khuyến cáo khác nhau về khoảng cách tiêm Tdap và vắc-xin não mô cầu trong trường hợp 2 vắc-xin này không được tiêm đồng thời không? Vấn đề này đã không còn tồn tại. Khuyến cáo tiêm Tdap của ACIP trên MMWR (www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm) chỉ ra rằng Tdap hoặc Td có thể được tiêm ở bất kỳ thời điểm nào trước và sau tiêm vắc-xin ngừa não mô cầu. AAP gần đây cũng khuyến cáo sử dụng đồng thời Tdap và tất cả các vắc-xin khác bất cứ khi nào có thể. Vắc-xin không nên được trộn lẫn trong cùng bơm, kim tiêm. Tất cả các vắc-xin được chỉ định khác không có sẵn do đó không được sử dụng đồng thời với Tdap có thể được sử dụng ở bất cứ thời điểm nào sau đó. Vài chuyên gia khuyến cáo khoảng cách tiêm giữa 2 vắc-xin là 1 tháng nếu chúng không được tiêm đồng thời. Khuyến cáo này bác bỏ lo lắng trên lý thuyết về tính an toàn khi sử dụng 2 vắc-xin có chứa thành phần biến độc tố bạch hầu (vắc-xin ngừa não mô cầu cộng hợp chứa biến độc tô bạch hầu trừ khi chúng được tiêm đồng thời hay cách nhau 1 tháng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ THẬN TRỌNG Chống chỉ định của DTaP, DT, Tdap và Td là gì? Như với tất cả các vắc-xin, 1 phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin hoặc với liều trước đó là một chống chỉ định cho các liều vắc-xin tiếp theo. Tiền sử viêm màng não trong vòng 7 ngày sau tiêm các liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà trước đó và chưa xác định được nguyên nhân là một chống chỉ định của DTaP và Tdap. Cần thận trọng điều gì khi chỉ định DTaP, DT, Tdap hoặc Td? Tiền sử bị hội chứng Guillane-Barre trong vòng 6 tuần sau tiêm vắc-xin có chứa thành phần biến độc tố uốn ván, và tiền sử tăng nhạy cảm loại arthus sau tiêm vắc-xin bạch hầu-uốn ván trước đó, bao gồm MCV4 đòi hỏi nhân viên Y tế phải thận trọng khi chỉ định các liều tiếp theo củavắc xin này. Tương tự tất cả các vắc-xin khác, cần thận trọng khi bệnh nhân bị bệnh vừa hay nặng. Các thận trọng khác đối với DTaP vui lòng xem câu hỏi sau đây. Có chỉ định được Tdap cho bà mẹ đang cho con bú không? Có. Phụ nữ chưa từng tiêm Tdap trước đó và trong thời kỳ mang thai nên tiêm Tdap ngay sau sinh hoặc càng sớm càng tốt. Cho con bú không làm giảm đáp ứng miễn dịch của các vắc-xin khác được chỉ định cho trẻ và không phải là chống chỉ định của bất kỳ vắc-xin nào ngoại trừ vắc-xin thủy đậu. Cần thận trọng khi chỉ định vắc-xin sốt vàng và các vắc-xin khi đi du lịch cho bà mẹ đang cho con bú. Có thể chỉ định đồng thời Tdap và RhoGam (globulin miễn dịch kháng Rho[D]) vào đợt thăm khám trước khi sinh không? Tdap là vắc-xin bất hoạt và có thể được chỉ định cùng lúc với Rhogam. Có thể tìm hiểu thêm thông tin tại website www.cdc.gov/mmwr/pdf/rr/rr6002.pdf, trang 9. Các thận trọng của DTaP có thể áp dụng cho Tdap không? Không. Nhiều thận trọng của DTaP (nhiệt độ ≥ 105 0F, suy yếu hoặc trình trạng giống sốc, khóc dai dẳng ≥ 3 giờ, co giật kèm sốt hoặc không sốt) không áp dụng cho Tdap. Có thể tìm hiểu thêm thông tin tại website www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm. Có thể tiêm Tdap cho một người trưởng thành mà bị chống chỉ định với DTaP khi còn nhỏ không? Tdap có 2 chống chỉ định: 1) phản ứng dị ứng với liều trớc đó của vắc-xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc-xin; 2) viêm màng não trong vòng 7 ngày sau tiêm liều trước đó của DTap hoặc DTP; trong trường hợp này tiêm Td thay vì Tdap và 4 thận trọng: 1) bệnh cấp tính vừa hoặc nặng; 2) tiền sử tăng nhạy cảm dạng arthus sau liều trước đó của vắc-xin bạch hầu hoặc uốn ván kể cả MCV4; 3) GBS 6 tuần hoặc sớm hơn sau liều trước đó của vắc-xin uốn ván; 4) rối loạn thần kinh không ổn định hoặc tiến triển, co giật không kiểm soát hoặc viêm màng não tiến triển cho đến khi phác đồ điều trị đã có và tình trạng đối tượng đã ổn định. CDC đã ban hành hướng dẫn đối với các thận trọng và chống chỉ định của vắc-xin trên MMWR ngày 21/01/2011. Có thể tìm thấy phiên bản 2 trang khác tại www.immunize.org/catg.d/p3072a.pdf. Một bệnh nhân người lớn mắc động kinh nhưng đã được kiểm soát, bệnh nhân này mong muốn được tiêm Tdap. Tôi có thể chỉ định vắc-xin này cho bệnh nhân không? Động kinh đã được kiểm soát không phải là một chống chỉ định của Tdap. Tìm hiểu thêm tại www.immunize.org/catg.d/p3072a.pdfhoặc www.cdc.gov/vaccines/recs/vac-admin/contraindications-vacc.htm. Trong các thận trọng khi chỉ định DTaP, 105 0F là nhiệt độ đo đường miệng, hậu môn hay nách? Nhiệt độ ≥ 105 0Fđược ghi nhận từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể sau tiêm DTaP mà không rõ nguyên nhân đều cần thận trọng khi chỉ định liều vắc-xin ho gà sau đó. Trẻ 2 tháng tuổi tiêm liều DTaP đầu tiên và sau đó khóc kéo dài ≥ 3 giờ. Có nên chỉ định tiếp DTaP hay thay bằng DT? Khóc dai dẳng kéo dài sau tiêm DTaP (cũng như các vắc-xin khác) xảy ra với tần xuất thấp hơn sau tiêm DTP. Nếu xảy ra sau tiêm DTP thì đây là một chống chỉ định tuyệt đối cho các liều vắc-xin ho gà sau đó. Nếu xảy ra sau tiêm DTaP, thì đó chỉ là thận trọng (hoặc cảnh báo). Nếu bạn tin lợi ích của vắc-xin ho gà vượt quá lợi ích nguy cơ của việc khóc nhiều, bạn có thể chỉ định DTaP. Nhiều cơ sở Y tế chọn tiêm vắc-xin ho gà nếu đây là biến cố bất lợi duy nhất duy nhất xảy ra trên trẻ trong liều trước đó. Bạn và phụ huynh cần phải tự đánh giá. Chúng tôi có thể chỉ định tiêm DTaP cho trẻ nhũ nhi đã từng bị co giật không sốt trong vòng 3 giờ sau khi tiêm liều trước đó? Trường hợp này cần sự đánh giá kỹ hơn. Trẻ nhũ nhi bị co giật gần đây hoặc khởi phát các bệnh liên quan đến thần kinh không nên tiêm tiếp DTaP, hoặc DT cho đến khi tình trạng đã được đánh giá và ổn định. Các vắc-xin đã được chỉ định khác cần được uống theo lịch. Để đảm bảo ít nhất trẻ được bảo vệ khỏi bạch hầu và ho gà, quyết định tiêm DTaP hoặc DT nên được đưa ra trước sinh nhật 1 tuổi của trẻ. Có hướng dẫn nào về việc bảo vệ khỏi bệnh ho gà cho một người lớn không thể nhận vắc-xin uốn ván của Tdap do dị ứng không? Thông thường, phản ứng dị ứng với biến độc tố uốn ván không đáng tin và không phải là một phản ứng sốc phản vệ thực sự đối với biến độc tố uốn ván hiện đại. Bệnh nhân thường than phiền về dị ứng với biến độc tố uốn ván do 1) một phản ứng tại chỗ quá mức (không phải là dị ứng) hoặc 2) một phản ứng với vắc-xin uốn ván đã nhận được nhiều năm trước (có lẽ là ốm do kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ ngựa). Tiền sử của một trong các biến cố này không phải là một chống chỉ định đối với biến độc tố uốn ván hiện đại, td hoặc Tdap. Chỉ một phản ứng dị ứng được xác nhận bởi các chuyên gia dị ứng học đối với biến độc tố uốn ván mới được chấp nhận là một chống chỉ định có giá trị đối với các vắc-xin uốn ván hiện đại. Những người như vậy không có cách nào chủng ngừa vắc-xin ho gà do không có vắc-xin ho gà đơn được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ. Biến độc tố uốn ván có chứa huyết thanh ngựa không? Biến độc tố uốn ván chưa bao giờ chứa huyết thanh ngựa hay người. Kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ ngựa (ETA) là sản phẩm duy nhất có trên thị trường để ngăn ngừa uốn ván trước khi phát triển biến độc tố uốn ván vào năm 1940. Kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ ngựa được sử dụng để điều trị thụ động sau phơi nhiễm uốn ván (ví dụ sau vết thương phơi nhiễm uốn ván)cho đến khi có globulin miễn dịch người vào cuối 1950. Kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ ngựa đã không được sử dụng tại Hoa Kỳ trong ít nhất 40 năm.
UỐN VÁN VÀ XỬ LÝ VẾT THƯƠNG Khi một bệnh nhân cẩn bảo vệ khỏi bệnh uốn ván, nên chỉ định vắc-xin nào? Trẻ dưới 7 tuổi, chỉ định DTaP. Trẻ ≥ 10 tuổi và người lớn chỉ định 1 liều Tdap thay vì Td nếu chưa tiêm Tdap trước đó. Trẻ từ 7 – 9 tuổi chưa nhận đủ 3 liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà trước 7 tuổi (hoặc không chắc chắn) nên chỉ định Tdap. Nếu không có sẵn Tdap hoặc đã tiêm Tdap, chỉ định Td. Nếu một người bị thương hoặc bị cắt vào tối thứ 6, người này có cần tiêm vắc-xin uốn ván ngay tối đó hay có thể đợi đến thứ 2? ACIP không tư vấn vấn đề này một cách chuyên biệt. Tuy nhiên, vết thương hở nên được xử lý càng sớm càng tốt. Quyết định hoãn liều nhắc vắc-xin uốn ván sau khi bị thương dựa trên bản chất của vết thương và khả năng người bị thương nhạy cảm với uốn ván. Người càng nhạy cảm thì điều trị dự phòng uốn ván diễn ra càng sớm càng tốt. Người có vết thương phơi nhiễm uốn ván (nhiễm đất, phân..) và chưa có tiền sử chủng ngừa uốn ván phải được tiêm đồng thời vắc-xin uốn ván và globulin miễn dịch người (TIG) càng sớm càng tốt. Người có tiền sử chủng ngừa uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc trong 10 năm trước đó ít nhạy cảm với uốn ván, do vậy nhu cầu tiêm nhắc không khẩn cấp đặc biệt khi vét thượng được vệ sinh sạch sẽ. Mức độ nhạy cảm với uốn ván càng lớn (chưa hoặc không chủng ngừa đầy đủ) thì việc tiêm Td/Tdap và TIG phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay cả khi phải đến phòng cấp cứu. Khi nào cần chỉ định TIG? Tất cả các vết thương (ngoại trừ vết thương nhỏ đã vệ sinh sạch sẽ) nếu tình trạng chủng ngừa của người bị thương không rõ hoặc chưa đầy đủ (