Các Chấn Thương Mũi Thường Gặp Và Cách Sơ Cứu Kịp Thời

Thi đấu thể thao có thể gây ra chấn thương mũi
Thi đấu thể thao có thể gây ra chấn thương mũi - Ảnh: Pixabay

Mũi có vai trò hết sức quan trọng, là hàng rào bảo vệ cơ thể với chức năng làm ấm, ẩm và lọc không khí. Mũi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và tham gia vào chức năng phát âm, là cơ quan thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Mũi là cơ quan nằm lồi ra phía trước của vùng mặt nên chấn thương mũi hay gặp nhất trong chấn thương vùng mặt. Chấn thương mũi gây ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí qua mũi. Và chính điều này sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận như họng, xoang...

Ở Việt Nam, chấn thương mũi có chiều hướng tăng cao, chiếm đa số do tai nạn giao thông. Một số trường hợp có thể chăm sóc tại nhà, nhưng cũng có trường hợp cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây chấn thương mũi

Chấn thương mũi xảy ra thường do một lực tác động rất mạnh vào vùng mặt. Vì đó là những chấn thương mạnh nên hay kèm theo chấn thương các phủ tạng khác, người bệnh cần đi khám sớm để được sơ cứu và xử trí kịp thời. 

Trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tố có thể gây chấn thương mũi như: 

  • Tai nạn: thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao, trượt ngã...
  • Bị đánh: vật cứng như gậy, gạch, bị đấm vào mũi
  • Do hoả khí: mảnh bom, mảnh đạn bắn vào

Triệu chứng của chấn thương mũi

Tùy từng trường hợp chấn thương mũi mà sẽ có triệu chứng khác nhau, điển hình như: 

  • Đau ở bên trong hoặc xung quanh mũi
  • Mũi bị gãy hoặc bị vẹo xuống
  • Sưng hoặc phù quanh mũi, khiến mũi của bạn trông khoằm xuống mặc kể cả khi mũi chưa vỡ.
  • Chảy máu mũi
  • Ngạt mũi nhưng không chảy dịch, điều này có nghĩa là đường thở của bạn đang bị tắc
  • Bầm tím quanh mũi và mắt, thường sẽ biến mất trong vòng 2-3 ngày.
  • Có tiếng lục cục hoặc tiếng cọ xát mỗi khi bạn cử động mũi.

Khi có một số triệu chứng như trên, bạn có thể tư vấn online với bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc và điều trị tại nhà. Hoặc đi khám tại các cơ sở y tế có thế mạnh về Tai Mũi Họng gần nhà. 

Cần đi khám ngay khi có dấu hiệu sau

Gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu mũi bị vỡ và xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mũi chảy máu rất nhiều và không ngừng lại.
  • Có dịch màu trong chảy ra từ mũi
  • Khó thở
  • Mũi trông bất thường, bị vẹo. Bạn không nên cố tự nắn lại mũi trong trường hợp này.
  • Nếu bạn nghi ngờ bạn bị chấn thương vùng đầu hoặc cổ, nên cố định phần đầu cổ để tránh tổn thương nhiều hơn.

Lưu ý: sau khi bị chấn thương vài giờ, vết thương vùng mặt thường bầm tím phù nề nên khó đánh giá được tổn thương.

Các chấn thương mũi thường gặp

1. Gãy mũi 

Gãy mũi là loại chấn thương mũi phổ biến nhất. Gãy xương hở là khi da bị rách và tổn thương làm lộ gãy xương. Gãy xương kín là khi xương bị tổn thương nhưng da không bị rách. Khi gãy mũi xảy ra, mũi cần phải được đánh giá các dấu hiệu của tụ máu vùng kín.

Các triệu chứng có thể gặp khi gãy mũi bao gồm:

  • Bầm tím quanh mũi hoặc mắt
  • Cảm giác hoặc nghe tiếng "rít" khi chạm vào mũi
  • Chảy máu mũi hoặc chảy nước mũi quá nhiều.

2. Chảy máu mũi

Các mạch máu trong mũi rất dễ vỡ và có thể chảy máu do va chạm mạnh hoặc khi bị kích thích hoặc bị trầy xước quá mức gây chảy máu mũi. 

Nếu người bệnh có dấu hiệu chảy máu mũi kéo dài hơn 10 phút thì cần đến bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng để được sơ cứu và khám bệnh. Các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu mũi bao gồm xì mũi thường xuyên, khô mũi hoặc có dị vật mắc kẹt trong mũi.

3. Lệch vách ngăn mũi

Nếu thành xương hoặc sụn ngăn cách mũi bị dịch chuyển sang một thì tình trạng này được gọi là lệch vách ngăn mũi. Tình trạng này có thể do chấn thương bất ngờ hoặc có thể là dị tật bẩm sinh. Các triệu chứng của lệch vách ngăn mũi có thể bao gồm:

  • Khó thở bằng mũi
  • Chảy máu mũi thường xuyên
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Ngáy to hoặc thở phát ra tiếng

Chấn thương mũi có thể là nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ chấn thương hoặc nguyên nhân cụ thể. Khi có chấn thương, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

Cách xử trí chấn thương mũi tại nhà

Nếu chưa thể đi đến bệnh viện, phòng khám ngay, người bệnh nên sơ cứu trước tại nhà để tránh hệ quả xấu. Hoặc tư vấn từ xa với bác sĩ qua Video để được hướng dẫn cách xử trí đúng cách. 

1. Sơ cứu khi chảy máu cam nhẹ

  • Ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước để giảm huyết áp trong mũi.
  • Bóp phần mềm phía trên mũi trong 5 đến 15 phút.
  • Trong khi bóp mũi, hãy thở bằng miệng.

2. Sơ cứu khi bị chấn thương kín trong mũi

  • Chườm đá trong 10 - 20 phút mỗi lần trong suốt cả ngày và trong vài ngày đầu sau chấn thương. Bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn để bảo vệ làn da của bạn tránh bị quá lạnh.
  • Khi nằm cần kê cao đầu để giảm đau và sưng.
  • Nếu nghi ngờ rằng mũi của bạn bị tổn thương nặng, hãy tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Loại bỏ dị vật ra khỏi mũi

  • Cố gắng nhẹ nhàng hỉ dị vật ra khỏi mũi bằng cách bịt vào lỗ mũi không bị ảnh hưởng và thở mạnh.
  • Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng nắm, hãy cố gắng nhẹ nhàng loại bỏ nó bằng nhíp.
  • Nếu 2 cách trên đều thất bại, người bệnh nên đi khám để được xử lý.
  • Không cố gắng lôi dị vật ra hoặc sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ khác để thăm dò dị vật.

Điều trị y tế tại bệnh viện, phòng khám 

Mặc dù có thể sơ cứu tại nhà, nhưng tốt nhất, các chấn thương vùng mặt nên được đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá toàn diện mức độ tổn thương. Vì mọi người thường không thể nhận ra được các cấu trúc có thể bị tổn thương bởi một chấn thương vùng mặt và vỡ mũi.

Nếu chấn thương của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Đặt gạc sạch lên mũi, và có thể dùng tới cả nẹp mũi
  • Kê đơn thuốc giảm đau, có thể cả thuốc kháng sinh
  • Tiến hành phẫu thuật cắt giảm khép kín, bằng cách gây tê vùng mũi của bạn và thực hiện phẫu thuật bằng tay
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh mũi (nếu cần)
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh lại vách ngăn mũi (nếu cần)

Tất cả các phẫu thuật trên thường sẽ chỉ được thực hiện sau từ 3 - 10 ngày sau khi bị chấn thương, sau khi tình trạng sưng phù đã giảm xuống.

Điều trị y tế thường sẽ không cần thiết nếu bạn chỉ bị 1 vết gãy nứt nhỏ và không có sự di chuyển vị trí của các xương mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn luôn cần được bác sĩ đánh giá để xác định xem loại điều trị nào phù hợp với bạn. Chấn thương ở mức độ trung bình hoặc nặng sẽ cần phải phẫu thuật.

Chấn thương mũi hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách tuân thủ đúng luật lệ giao thông, tránh uống rượu bia khi lái xe, đội mũ bảo hiểm, tránh xa các yêu tố gây tổn thương mũi xoang…

Trong trường hợp người bệnh gặp chấn thương mũi để tránh những biến chứng xấu sức khỏe hãy nhanh chóng đưa đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín.

Từ khóa » Tại Anh Sờ Vào Sóng Mũi ám Chỉ điều Gì