Các Chất Gây Hoang Tưởng (hallucinogens)

CÁC CHẤT GÂY HOANG TƯỞNG (HALLUCINOGENS)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

Chất gây ảo giác là những chất khi đưa vào cơ thể, người sử dụng bị tác động mạnh trên hệ thần kinh trung ươnggây ảo giác với cường độ mãnh liệt nhất là đối với âm thanh và ánh sáng. Người sử dụng không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nhưng lại có cảm tưởng ảo giác là thật (đây là một vấn đề rất nguy hiểm có thể dẫn đến tự sát hoặc giết người). Hầu hết chất gây ảo giác đều dùng qua đường uống. Người sử dụng không dùng chất này thường xuyên mà tùy loại chất sử dụng. Sau khi uống 20 – 30 phút người sử dụng cảm thấy khoan khoáithay đổi nhận thức và xuất hiện ảo giácCảm giác khoan khoái thường chuyển nhanh qua cảm giác khó chịu. Ngoài ảo giác người sử dụng còn có các tác dụng nguy hại như sau: -   Cảm giác bực bộilo âu, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm hay cuồng loạn. -   Rối loạn nhận thức, xuất hiện các cơn hồi phát hậu ảo giác. -   Rối loạn hoang tưởng, người sử dụng tin rằng những suy nghĩ khi sử dụng chất gây ảo giác đều là sự thật. Hiện tượng hoang tưởng trên có thể kéo dài nhiều ngày sau khi ngưng sử dụng ma túy. Người sử dụng ma túy có cảm giác bất lực trước sự biến đổi của mình và biểu hiện cảm giác sợ hãi. Một số chất gây ảo giác được sử dụng như thuốc điều trị tâm lý nhưng do tác hại của thuốc nên nhiều nước hạn chế hoặc cấm sử dụng. Các chất gây ảo giác thường được sử dụng là:

- LSD

- PHENCYCLIDINE (PCP)

CÂY CẦN SA (CANNABIS)

 - CỎ MỸ

CÂY XƯƠNG RỒNG PEYOTE

I. LSD (D – Lysergic acid diethylamide):

Công thức hóa học của LSD là D – lysergic acid diethylamide.Lysergide là một chất bán tổng hợp từ acid lysergic hay các loại alkaloide của loài nấm cựa gà ergot. LSD được phát hiện năm 1938, được sử dụng là thuốc chữa bệnh tâm thần với tên Delyside nhưng sau đó vì những tác dụng phụ nguy hại nên bị cấm sử dụng.

LSD được giới thanh niên Châu âu và Mỹ sử dụng rất nhiều vào những năm 1960. LSD được bào chế dưới các dạng:

+ Giấy tẩm

+ Gellatine

+ Miếng nhỏ

+ Viên nén hay viên nang.

Liều thường dùng là 30-50 micrograme. Được sử dụng bằng đường uống hay tiêm.

Thuốc có tác dụng sau 30 – 60 phút và kéo dài 8 – 12 giờ.

- Về cơ thể: người sử dụng bị tim đập nhanhhạ thân nhiệtgiãn đồng tửbuồn nônói mửađổ mồ hôi.

- Về tâm thần: Thuốc gây ảo giác cực mạnh tác dụng trên tâm trạngý nghĩcảm xúc của người sử dụng. Người sử dụng trở nên thích nói năng, trò chuyệncường phát cảm thụ về màu sắcâm thanh và xúc giác. Ngoài ra người sử dụng còn bị cảm giác lo lắng,hoang tưởngchóng mặtmất định hướngnhận thứccảm xúc lệch lạc.

Sau khi ngưng thuốc LSD thường có cảm giác bất anrối loạn nhận thức hậu ảo giác, có thể kéo dài nhiều ngày thận chí nhiều tháng. Người sử dụng dung nạp nhanh với LSD. Không thấy biểu hiện cơ thể bị lệ thuộc hay xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng sử dụng LSD.

II. PHENCYCLIDINE (PCP):

- Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương gây trầm cảmkích thíchgiảm đau và gây ảo giác.

- Trong y học thuốc được sử dụng như một loại thuốc mê nhưng sau đó bị cấm sử dụng vì làm người bệnh mất phương hướngkích động và hoang tưởng. PCP có tác dụng tương tự Dexoxadrol và Ketamine. Khi sử dụng làm ma túy, thuốc được sử dụng dưới dạng uống, hút, tiêm tĩnh mạch.

- Thuốc có tác dụng sau 5 phútđỉnh điểm sau 30 phútKéo dài 4- 6 giờ.

- Lúc đầu người nghiện có cảm giác ấm ápđê mêsung sướngbồng bềnh, có ảo giácảo thanhnhận thức lệch lạc về không gian và thời gianrối loạn tư duyhình ảnh méo mó.

- Sau đó người sử dụng bị tăng huyết ápgiãn đồng tửđổ mồ hôi, hạ thân nhiệthôn mêbất động, mất phản ứng đauco cứng cơ và có thể đột quỵ. Ảnh hưởng thuốc có thể kéo dài nhiều ngày. Người sử dụng sau đó dễ có những hành vi hung bạo hoặc tự hủy hoại cơ thể.

III. CANNABIS (CẦN SA):

- Là tên gọi một số chế phẩm làm từ cây cần sa (Cannalis Sativa) (còn gọi là cây gai mèo) gồm nhựa, hoa cần sa. Cây cần sa là một loại cây bụi, mọc hoang ở các vùng ôn đới và nhiệt đới. Sản phẩm của cần sa bao gồm: hoanhựa cần sa (nhựa Hashish) và dầu Hashish (chế từ lá và nhựa cần sa cô đặc).

- Lá và hoa cần sa được hút như thuốc lá gọi là marijuana hoặc làm thành bột trộn với các thức ăn khác. Rễ được làm thành bánh gọi là Haschich được hút bằng ống điếu hay tẩm hoặc trộn mật, bánh, đường để ăn.

- Nhựa cần sa được tinh chế từ ngọn cây đang ra hoa của cây cần sa. Đập dập, ngâm vào nước sôi rồi lấy lớp dầu trên mặt, tên thường gọi là CharasHash.. Nhựa cần sa thường dùng để húttrộn lẫn với thuốc lá hoặc uống như uống trà.

- Cần sa ở các dạng thông thường như sợi rờiép thành bánhcuốn thành điếu bọc ngoài bằng lá thô, hoặc ve thành điếu cuốn trong giấy thuốc lá. Sau khi hút cần sa sẽ có tác dụng sau vài phútđạt đỉnh cao sau khoảng 30 phút và tác dụng kéo dài từ 2 đến 4 giờ.

- Khi sử dụng cần sa, người sử dụng có cảm giác hưng phấnkhoan khoáivui vẻ và hòa nhã với mọi người, tim đập nhanh, khô miệngmất tập trung tư tưởngphản xạ kémgiảm sự khéo léokhông còn khái niệm về thời gian, không giantăng cảm giác thị giácthính giác và xúc giác, đôi khi tăng ham muốn tình dục. Dùng lâu ngày, người sử dụng bị suy giảm trí nhớ, suy giảm năng lực học tậpkhả năng nhận thứcgiảm thị lực, gây tâm lý lo âu, sợ hãi và ảo giác, tâm thần phân liệthoang tưởng. Xuất hiện những cơn hoảng loạn, trong cơn có hành vi gây hấnđi lang thang không mục đích.

- Hút cần sa thường xuyên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và ung thư phổirối loạn giấc ngủ, đau đầuchóng mặt.

Hoạt chất chính của cần sa là Tetrahydrocanno Biton (THC), có thể phát hiện trong nước tiểu và có thể kéo dài trong vài tuần.

IV. CỎ MỸ

CỎ MỸ MA DƯỢC GIẾT NGƯỜI MANG TÊN CỎ MỸ 'CỎ MỸ’ NGUY HIỂM HƠN CẦN SA ĐANG HÚT GIỚI TRẺ

V. CÂY XƯƠNG RỒNG PEYOTE:

Các loại xương rồng gây ảo giác có tên khoa học là Lophophora williamsii và Anhalonium lewinii ở một số khu vực miền nam Texas và Mexico. Do đó còn có tên gọi là cây xương rồng MehicoThành phần tác dụng của cây xương rồng Peyote là mescalin. Cây xương rồng Peyote còn có tên là “Mescal buttons”.

 

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

Nhựa cần sa (Nhựa Hashish)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

Từ khóa » Hình ảnh Các Chất Gây ảo Giác