Các Chất Kích Thích Ra Rễ Và Sinh Trưởng Cho Cây Mai Vàng

100 cây mai vàng đã đào gốc và đốn đau. Hỏi bây giờ dùng thuốc gì để kích thích cây mau ra mầm, ra rễ có được không?

TS Tống Khiêm cho biết: Các chất thường dùng để kích thích ra rễ và sinh trưởng là:

+ Chất kích thích ra rễ: NAA hoặc N3M hoặc VITAMIN B1 hoặc SUPPER ROOT 2 hoặc ANTONIC..,

+ Chất kích thích sinh trưởng như KÍCH PHÁT TỐ HOA TRÁI THIÊN NÔNG….làm theo hướng dẫn trên bao bì.

So sánh 2 loại thuốc kích rễ N3M và ATONIC – kích thích mai vàng

ATONIC

N3M và ATONIC là 2 loại thuốc kích rễ phổ biến nhất trên thị trường, thường được sử dụng trong trồng mai. Theo chia sẻ từ người dùng đã sử dụng. Đối với mai mới bứng vào chậu trồng muốn kích thích ra rễ nhanh thì nên dùng Atonic hơn là N3m.

Atonic có tác dụng kích thích sinh trưởng giúp cây ra rễ, mầm, đọt, lá. Thực vật được chia là 2 giai đoạn, sinh trưởng và sinh sản. Khác với kích thích sinh sản (kích thích ra bông).

Cách sử dụng: Pha loãng, tưới vào gốc hoặc phun lên lá. Công dụng và cách sử dụng đã được ghi cụ thể trên bao bì: ngâm hạt, tưới trên ruộng mạ. Tưới trên cây lúa non để lá lúa hấp thu thuốc.

Tương tự với cây mai , phun thuốc lên lá non thì thuốc hấp thụ tốt hơn lá già. Thuốc chứa nhiều thành phần dễ thấm vào rễ và lá. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi cần cho cây ra rễ, hoặc ra lá. Khi đã ra rễ nhiều, chuyển qua dùng các phân bón khác. Nếu lạm dụng thuốc kích rễ sẽ gây ra tình trạng rễ quá nhiều. Đất trong chậu không đáp ứng dưỡng chất để nuôi tất cả rễ.

Nên xem: Diệt kiến bám trên cây bưởi bằng cách nào?

N3M

N3M được sử dụng phổ biến trong các nhà vườn. Thành phần là Nitrơ 11%, P2O5 3%, K2O2,5%. Đây cũng là một dạng phân NPK nhưng dễ tan và dễ hấp thụ hơn. Được điều chế thành các hạt siêu mịn để hấp thụ nhanh qua rễ và lá.

kích thích mai vàng

N3M có thêm các trung vi lượng mà Atonic không có. Vậy muốn trồng một cây mai, nên dùng Atonic để kích thích ra rễ ở giai doạn đầu. Khoảng từ 2 đến 3 lần tưới, cách nhau 10 đến 15 ngày.

Khi cây bắt đầu ra rễ và lá, nên ngưng tưới Atonic, chuyển qua dùng N3M. Tiếp tục tưới 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày để cây hấp thụ lượng NPK trong N3M. Bổ sung được trung vi lượng trong toàn thân cây. Trung vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu cho quá trình phản ứng sinh hóa trong cây.

Vậy sau khi đã hoàn thành 2 lần tưới N3M và 2 lần tưới Atonic. Ta tiếp tục bổ sung thêm các loại phân vô cơ khác cho cây mai. Nên kết hợp tưới phân bón lá với thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh.

Tuy nhiên các bạn không nên kết hợp tưới thuốc trừ sâu cùng với thuốc trừ bệnh trong cùng 1 lần xịt việc này gây ra các phản ứng hóa học làm mất tác dụng của thuốc.

Kỹ thuật trồng mai vàng không khó, tuy nhiên bà con phải chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để trồng mai hiệu quả.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Thuốc Atonik Cho Mai