Các Chất Liệu Vải May Áo Dài Đẹp Sang Trọng Cao Cấp

Áo dài chính là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ xinh đẹp, thướt tha trong tà áo dài truyền thống luôn là hình ảnh đẹp trong mắt người Việt Nam và người nước ngoài khi đến thăm quan, du lịch tại Việt Nam. Ngày nay hiện đại có rất nhiều chất liệu và kiểu dáng của áo dài, làm cho áo dài trở nên đa dạng hơn. Trong bài viết này Đồng phục Vina sẽ giới thiệu cho các bạn những chất liệu vải may áo dài được sử dụng nhiều nhất.

chất liệu vải may áo dài
chất liệu vải may áo dài

Áo dài là gì?

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

Không những thế áo dài còn là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận. Nên đây là một loại trang phục cần được bảo tồn và phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Áo dài thì thường thay đổi theo từng thời kỳ, và có mỗi mốc thời gian lại có một kiểu áo dài khác nhau: Áo giao lãnh (thế kỷ 17), Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20), Áo dài lemur (1939 – 1943), Áo dài với tay raglan (1960), Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960), Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970), Áo dài hiện đại (1970 – nay)

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…Cùng điểm qua những lần áo dài xuất hiện cùng các sao trên đường phố hoặc trong các sự kiện.

Những ngành nghề thường mặc áo dài

Những chiếc áo dài ngày càng trở nên phổ biến, và có một số ngành nghề thường xuyên mặc áo dài, dưới đây là một số ngành  nghề cần phải mặc áo dài

Giáo viên

Ở một số trường học, đồng phục của giáo viên thường là áo dài, vì áo dài thể hiện sự thanh lịch, lịch sự của phụ nữ. Hơn nữa giáo viên là một nghề cần sự trang nghiêm, chủn chu, vì thế áo dài là một sự lựa chọn phù hợp để làm đồng phục.

Lễ tân khách sạn – nhà hàng

Ở một số khách sạn, nhà hàng yêu cầu lễ tân của mình phải mặc áo dài để đón tiếp khách hàng. Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam hơn nữa lại rất trang trọng, khách hàng nước ngoài đến sẽ cảm nhận được từng nét Việt Nam trong dịch vụ của nhà hàng, khách sạn đó.

Học sinh

Ở một số trường học thì đồng phục của học sinh chính là những tà áo dài, chiếc áo dài trắng được nữ sinh mặc thể hiện được sự đồng nhất giữa các học sinh, gắn kết các học sinh với nhau không phân biệt giàu nghèo và là một  hình ảnh đẹp của nước ta.

Nhân viên công sở – ngân hàng

Các cơ quan nhà nước, các ngân hàng thường sử dụng áo dài đồng phục cho nhân viên vào ngày thứ 2 hàng tuần. Chiếc áo dài sang trọng toát lên vẻ chuyên nghiệp cho các nhân viên nữ.

Các chất liệu vải may áo dài

Khi thời trang đang càng phát triển thì áo dài được tân tiến cả trong thiết kế lẫn vải may, màu sắc, họa tiết. Dưới đây là những loại vải thường được dùng khi may áo dài nhất.

Vải Chiffon

Vải chiffon có ưu điểm là rất thoáng mát phù hợp khi mặc vào mùa hè, mềm mại không bị đơ cứng khi di chuyển, vải này sẽ đem lại cảm giác mặc như không mặc. Vải này rất ít nhăn, tăng độ thẩm mỹ, bề mặt mềm mịn, không thô ráp hay khó chịu khi sử dụng, phù hợp với nhiều loại da.

vải chiffon may áo dài
vải chiffon may áo dài

Nhược điểm: Vải mỏng nên phải có lớp lót trong, không tiện đối với những người thích mặc kín đáo hoặc ở trong buổi lễ trang trọng, vải dễ bị sờn.

Vải lụa

Vải lụa thì có độ mềm và bông hơn, thường được dùng may áo dài tết hoặc áo dài cưới, và che khuyết điểm rất tốt, độ bền cao, thường sử dụng vào mùa hè, nhanh khô.

vải lụa may áo dài
vải lụa may áo dài

Nhược điểm: Dễ bị nhăn, khi dùng hay khi giặt, giảm đi tính thẩm mỹ khi sử dụng, giá thành cao.

Vải gấm

Vải gấm đem lại cảm giác sang trọng, quý phái, thích hợp để may áo dài bề mặt được dệt nên rất đẹp, độ bền cao, các sợi chặt chẽ liên kết với nhau, bề mặt của vải không dễ bị sờn. Họa tiết đẹp, đa dạng về màu sắc và làm áo dài luôn nổi bật.

vải gấm may áo dài
vải gấm may áo dài

Nhược điểm: Bí bách khi mặc vì vải dày, vải gấm khó khô hơn vải lụa, không phơi được ở nơi có không nắng  hoặc những nơi có độ ẩm cao, giá tiền đắt, và thường hơi đơ.

Vải ren

Vải ren thì thường có nhiều hoa văn khác nhau, dễ dàng lựa chọn khi mặc, nhiều lỗ nhỏ nên thoáng khí khi mặc, khi mặc sẽ rất cuốn hút và quyến rũ.

vải ren may áo dài
vải ren may áo dài

Nhược điểm:  Dễ để lộ nhiều phần cơ thể, nên phải sử dụng lớp vải lót bên trong, dễ bị xước mất đi độ thẩm mỹ.

Kết luận

Trên đây là một số loại vải thường được dùng để may áo dài, nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vải may áo dài thì liên hệ ngay với đồng phục Vina để được giải đáp thắc mắc nhé.

Từ khóa » Chất Liệu áo Dài