Các Chất Lưỡng Tính Thường Gặp

Tính lưỡng tính là gì

Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất axit hoặc tính chất bazơ, tạo ra muối khi tác dụng với axit cũng như khi tác dụng với bazơ. Ví dụ:

Al2O3 +  6HCl → 2AlCl3 +  3H2O

Al2O3 +  2NaOH  →  2NaAlO2 +  H2O

Zn(OH)2 +  2HNO3 →  Zn(NO3)2 +  H2O

Zn(OH)2 +  2KOH  → K2ZnO2 +  2H2O

Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.

Chất lưỡng tính là gì

– Định nghĩa:

+ Thuyết điện li: Chất lưỡng tính là chất trong nước có thể phân li theo cả kiểu axit và kiểu bazơ.

+ Thuyết Bronsted: Chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton H+, vừa có khả năng nhận proton H+.

Các chất lưỡng tính thường gặp

=> các hydroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2 Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3 ..

=> các oxit lưỡng tính: Al2O3,ZnO, SnO, PbO, BeO, Cr2O3 …

=> Các muối mà gốc axit còn chứa H có khả năng phân ly ra

ra H+ của đa axit yếu : HCO3- , HPO4 2- , H2PO4- , HS- , HSO3- (NaHCO3, NaHS….)

=> lưỡng tính 2 thành phần, thường tạo bởi cation của bazơ yếu + anion của axit yếu :

(NH4)2CO3, HCOONH4,.. .

CHÚ Ý :

*H3PO3 là axit 2 nấc, H3PO2 là axit 1 nấc, este, kim loại

không phải chất lưỡng tính.

*Chất tác dụng cả với HCl và NaOH chưa chắc là chất lưỡng tính

Ví DỤ, ESTE, Al,Zn đều tác dụng NaOH và HCl nhưng không phải chất lưỡng tính * Cu(OH)2 còn nhiều tranh cãi và mâu thuẫn nên không được xem đây là chất lưỡng tính.

Còn rất nhiều chất lưỡng tính khác nhưng chương trình phổ thông không cần thiết cho ôn thi đại học

Tag: hợp tất nào sau để chứng minh amino ta dùng phản ứng này lần lượt x công thức c3h9o2n tổng ca(hco3)2 phải hai đều hidroxit dưới psd hình thang xăm phan quang bột sắn dây nguyên cacao hoạt động bề mặt chia hết đặng xuân tam giác tội tàng trữ trái phép ma túy trọng tâm tripeptit

Từ khóa » Các Hợp Chất Lưỡng Tính Là Gì