Các Chế Phẩm Máu Và Sử Dụng Lâm Sàng (P2) | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
TRUYỀN CÁC CHẾ PHẨM TIỂU CẦU
Vài nét về tiểu cầu:
Tiểu cầu là một trong những thành phần quan trọng tham gia trong quá trình đông cầm máu nhằm phòng ngừa chảy máu. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất đa dạng.
Khả năng ngăn ngừa chảy máu của tiểu cầu tuỳ thuộc vào số lượng và tình trạng chức năng của tiểu cầu. Trên thực tế các tình trạng chảy máu có liên quan đến tiểu cầu thường có phối hợp phức tạp giữa những mức độ giảm số lượng và mức rối loạn chức năng tiểu cầu có từ trước hoặc mói xuất hiện do bản thân loại bệnh lý đó, và/hoặc do các thuốc hoặc phương cách điều trị trước đó gây ra.
Mỗi tiểu cầu bình thường có thời gian sống khoảng 9 - 10 ngày. Thời gian sống của tiểu cầu giảm trong rất nhiều loại bệnh lý. Tiểu cầu truyền vào người bệnh còn bị giảm sút thời gian sống còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Một số người bệnh có kháng thể chống tiểu cầu làm cho đời sống tiểu cầu bị rút lại rất ngắn, thậm chí các tiểu cầu chỉ tồn tại vài phút trong tuần hoàn người bệnh.
Điều trị dự phòng với mục đích duy trì số tiểu cầu của người bệnh không giảm quá 10 X 109/l. Tuy nhiên, trên thực tê có một số bệnh nhân có thể dung nạp tốt với sô tiểu cầu thấp tới 5 X 109/1.
Huyết tương giàu tiểu cầu:
Đặc điểm: là huyết tương chứa phần lớn tiểu cầu, bạch cầu điểu chế từ 1 đến 2 đơn vị máu toàn phần tươi. Đây là chế phẩm tiểu cầu ở dạng thô sơ với hiệu quả điều trị hạn chế. Số lượng tiểu cầu từ 0,35 đến 0,70 X 10^11TC/đv.
Điểu kiện bảo quản và hạn dùng: ở 22°C không lắc, trong 24 giờ kể từ lúc lấy máu.
Chỉ định sử dụng: không có chỉ định chính thức nào. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn được một số thầy thuốc yêu cầu trong những bệnh lý như sốt xuất huyết Dengue.
Lưu ý: Trong bệnh lý sôt xuất huyết Dengue có tình trạng cô đặc máu gây rối loạn vi tuần hoàn kết hợp với giảm tiểu cầu. Huyết tương giàu tiểu cầu ngoài việc cung cấp một số lượng tiểu cầu không lớn lắm, nhưng với lượng huyết tương đáng kể (200 - 250ml) có thể làm giảm cô đặc máu, chống sốc, cải thiện vi tuần hoàn qua đó gián tiếp cải thiện tình trạng lâm sàng và ngăn ngừa nguy cơ giảm số lượng tiểu cầu gây xuất huyết nguy hiểm.
Khối tiểu cầu:
Đặc điểm: là chế phẩm tiểu cầu đậm đặc được điều chế từ nhiều đơn vị máu toàn phần hoặc từ gạn tách tiểu cầu trực tiếp của một người cho. Số lượng tiểu cầu từ 1,5 đến 4,5 X 10611 TC/đv.
Điểu kiện bảo quản và hạn dùng: bảo quản ở 22°c có lắc liên tục trong thời gian từ 24 giờ (điều chế trong hệ thống hở) đến 5 ngày (trong hệ thống kín).
Chỉ định sử dụng: điều trị và dự phòng chảy máu do giảm số lượng và/hoặc chức nang tiểu cầu.
Các loại khối tiểu cầu: sau đây là một số loại khôi tiểu cầu.
Khối tiểu cầu hỗn hợp:
Là khối tiểu cầu được điều chế từ 4 - 12 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm máu ABO. Sử dụng thận trọng do điều chế từ nhiều đơn vị máu (nguy cơ nhiễm trùng, các bệnh lây qua truyền máu, đồng miễn dịch...). Giá thành rẻ.
Thường được dùng ở bệnh nhân mới mắc bệnh, ít có nguy cơ đồng miễn dịch hệ HLA.
Khối tiểu cầu gan tách tự động (từ một người cho duy nhất).
Là khối tiểu cầu được điều chế từ một người cho máu bằng máy tách tế bào tự động. Nguy cơ nhiễm trùng và lây truyền bệnh lây qua truyền máu thấp. Giảm nguy cơ đồng miễn dịch, giá thành cao.
Thường được dùng ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch, có nguy cơ đồng miễn dịch hệ HLA.
Khối tiểu cầu loại bạch cầu:
Là khối tiểu cầu đã được loại bỏ bạch cầu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.
Có thể làm giảm nguy cơ đồng miễn dịch HLA, phản ứng ghép chông chủ.
Thường được sử dụng ở bệnh nhân giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch, bệnh nhân ghép tuỷ, thận.
Khối tiểu cẩu hoà hợp hệ HLA:
Ớ những bệnh nhân hiệu quả truyền tiểu cầu kém cần nghĩ đến nguyên nhân đồng miễn dịch HLA và xem xét sử dụng khối tiểu cầu hoà hợp HLA được lựa chọn từ người cho là chị em ruột hoặc từ danh sách người cho đã định nhóm HLA.
Những lưu ý trong truyền tiểu cầu:
Truyền tiểu cầu có hiệu quả cao trong điều trị và phòng cháy máu do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu. Tuy nhiên để tránh các chỉ định truyền tiểu cầu không cần thiết cần cân nhắc chỉ định dựa trên tình trạng chung của bệnh nhân (sốt, nhiễm trùng, điều trị hoá chất chống ung thư,...) nguyên nhân chảy máu, số lượng và chức năng tiếu cầu cũng như nguy cơ gây đồng miễn dịch do truyền tiểu cầu, nhất là trường hợp truyền tiểu cầu cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Hiệu quả truyền tiểu cầu kém với những cuộc truyền tiểu cầu có thể do cốc nguyên nhân miễn dịch hoặc không miễn dịch. Các nguyên nhân miễn dịch có thể do đồng miễn dịch với kháng nguyên của tiểu cầu hoặc kháng nguyên HLA, hoặc do tự miễn dịch gặp trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Các nguyên nhân không miễn dịch như gan, lách to, sử dụng thuốc hoá chất, tăng tiêu thụ tiểu cầu, các rôí loạn đông cầm máu v.v...
Cò một số trường hợp giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu nhưng chổng chỉ định truyền tiểu cầu. Các chống chỉ định có ý nghĩa tương đối như: không nên truyền tiểu cầu dự phòng ở bệnh nhân có miễn dịch tiểu cầu, truyền tiểu cầu kém hiệu quả, hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch,...
Truyền tiểu cầu không hoà hợp nhóm hồng cầu ABO: kháng nguyên ABO có mặt trên tiếu cầu nền truyền tiểu cầu không hoà hợp nhóm ABO có thể làm giảm sô lượng tiểu cầu lưu hành sau truyền máu. Tuy nhiên đứng trước tình trạng sống còn của bệnh nhân, có thề chỉ định truyền tiểu cầu không hoà hợp nhóm ABO một cách an toàn, nhất là khi đã loại bỏ phần lớn huyết tương không hoà hợp với hồng cầu người nhận.
TRUYỀN BẠCH CẦU HẠT
Cho đến nay một số bệnh nhân có tình trạng lâm sàng cải thiện tốt sau truyền bạch cầu hạt. Tuy nhiên, truyền bạch cầu hạt hiện chưa được sử dụng rộng rãi do còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Truyền bạch cầu hạt điều chế từ một người cho máu bằng kỹ thuật gạn tách tế bào tự động chi phí tốn kém và tiêu tốn nhiều thời gian cho cả nhân viên điều chê cũng như người cho máu. Truyền bạch cầu hạt điều chế từ nhiều đơn vị máu toàn phần có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và truyền các bệnh lây qua đường truyền máu cũng như có nguy cơ lớn gây đồng miễn dịch hệ HLA. Các vấn đề trên cần được nghiên cứu khi cân nhắc với những lợi ích do truyền bạch cầu hạt đem lại.
Chỉ định bệnh nhân nhiễm trùng nặng không kiểm soát được bằng liệu pháp kháng sinh có giảm nặng bạch cầu hạt, số lượng dưới 0,5 X 109/lít. Truyền bạch cầu hạt không có hiệu quả với nhiễm trùng khu trú hoặc do các nguyên nhân không phải vi khuẩn.
Lưu ý: .
Nên chọn người thân của bệnh nhân là người cho bạch cầu:
Bạch cầu hạt cần được truyền ngay sau khi điều chế.
Truyền bạch cầu hạt thường thực hiện trong 3 -6 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả mong muốn...
Truyền bạch cầu hạt có thể gặp các biến chứng phổi nhất là ở những bệnh nhân có tổn thương phổi. Biểu hiện bao gồm ho, khó thỏ, thở nhanh, sốt.
TRUYỀN CÁC CHẾ PHẨM HUYẾT TƯƠNG
Vài nét về huyết tương:
Huyết tương có chứa nhiều yếu tố đông máu tham gia quá trình đông cầm máu do vậy thường được sử dụng trong các rối loạn đông cầm máu do thiếu hụt một (bệnh lý bẩm sinh) hoặc nhiều yếu tố đông máu (đông máu rải rác nội mạch, suy gan, quá liều thuốc chông đông).
Các chê phẩm điều chế từ huyết tương có thể giúp tăng hiệu quả điều trị một sô bệnh lý rối loạn đông máu nhất định.
Huyết tương và huyết tương tươi đông lạnh:
Đặc điểm: huyết tương điều chế từ máu toàn phần tươi (trong 6-8 giờ sau lấy máu) là huyết tương tươi có nồng độ yếu tố V, VIII ở mức bình thường, khác huyết tương bảo quản có nồng độ yếu tố V, VIII giảm thấp.
Điều kiện bảo quản và hạn dùng: bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh -35°c thời gian 2 năm.
Chỉ định sử dụng: điều trị và dự phòng các rối loạn đông máu do thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu.
Lưu ý: Cân nhắc chỉ định truyền huyết tương với mục đích khôi phục thể tích tuần hoàn khi có thể sử dụng các dung dịch điện giải, đại phân tử có ít nguy cơ tai biến hơn nhiều. Huyết tương cũng không phải là nguồn cung cấp kháng thể chống nhiễm trùng tốt so với việc sử dụng chế phẩm gamma globulin.
Tủa lạnh giàu yếu tố VIII:
Đặc điểm: là chế phẩm được điều chế từ nhiều đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có chứa liều lượng cao yếu tố VIII (yếu tố chống hemophilia A), khoảng 300đv yếu tô VIII cho đơn vị tủa VIII. Chế phẩm còn chứa liều lượng cao fibrinogen.
Điểu kiện bảo quản và hạn dùng: bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh -35°C thời gian 2 năm.
Chỉ định sử dụng:
Điều trị và dự phòng chảy máu do thiếu hụt yếu tô đông máu bẩm sinh (bệnh hemophilia A, von Willebrand,...) hoặc phối hợp trong một sô bệnh lý khác (đông máu nội mạch rải rác,...)
Điều trị thiếu hụt fibrinogen bẩm sinh và mắc phải.
Lưu ý: Bệnh nhân mắc bệnh hemophilia A có thiếu hụt yếu tô VIII với những mức độ khác nhau và điều trị trong những tình trạng lâm sàng khác nhau. Yếu tô VIII sau khi truyền chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể người bệnh (nửa đời sống khoảng 8 - 12 giờ). Hơn nữa đây là bệnh lý di truyền bẩm sinh nên cần điều trị suốt cuộc đòi. Do đó, cần cân nhắc chỉ định truyền dựa vào độ tuổi của bệnh nhân, mức độ nặng của bệnh, nguy cơ chảy máu trước mắt, nguy cơ tiềm tàng do sử dụng nhiều các chế phẩm máu, sự sẵn có của các loại chế phẩm, sự có mặt hoặc không có kháng thể chông yếu tố VIII, tình trạng di chứng...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Khối Tiểu Cầu 4 đơn Vị
-
Các Loại Khối Tiểu Cầu Cho điều Trị - Viện Huyết Học
-
Các Chế Phẩm Khối Tiểu Cầu Sử Dụng Trong điều Trị | Vinmec
-
KHỐI TIỂU CẦU POOL LỌC BẠCH CẦU
-
Các Chế Phẩm Máu Hồng Cầu, Tiểu Cầu
-
Khối Tiểu Cầu - Chế Phẩm Máu - Y Học Cộng Đồng
-
Sản Phẩm Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Máu Và Các Chế Phẩm Máu đang được Sử Dụng Tại Bệnh Viện 103
-
[DOC] Điều 2. Quy định Về đơn Vị Máu, Chế Phẩm Máu đạt Tiêu Chuẩn.
-
Ứng Dụng Gạn Tách Tiểu Cầu Bằng Máy Tự động Tại Bệnh Viện Đa ...
-
Tiểu Cầu Và Sử Dụng Tiểu Cầu Trong điều Trị
-
[PDF] Sử Dụng Máu Trong điều Trị Và Tai Biến Trong Truyền Máu
-
CÁC CHẾ PHẨM MÁU VÀ SỬ DỤNG LÂM SÀNG - Health Việt Nam
-
Giá Tối đa 1 đơn Vị Máu, Chế Phẩm Máu - Thành ủy TPHCM