Các Chỉ Số Chứng Khoán Cơ Bản Và Quan Trọng Nhất Bạn Cần Nắm Rõ

Trước khi bạn bắt đầu đầu tư cũng như lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp, thì việc tìm hiểu kỹ về các chỉ số chứng khoán là điều hết sức quan trọng. Bạn sẽ thường gặp các chỉ số khi giao dịch như: EPS, PE, ROE & ROA, P/B hoặc Beta,… và những chỉ số này mang ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại ngân hàng số Timo by BVBank nhé!

Xem thêm: Tổng quan về cổ phiếu.

Menu Xem nhanh 1. Các chỉ số chứng khoán cơ bản bạn cần biết 1.1. Chỉ số EPS – Thu nhập trên một cổ phiếu 1.2. Chỉ số PE – Hệ số giá trên thu nhập 1.3. Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng 1.4. Chỉ số P/B – Giá/Giá trị sổ sách 1.5. Chỉ số Beta – Hệ Số Beta 2. Các chỉ số chứng khoán quan trọng khác 3. Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo by BVBank

Các chỉ số chứng khoán cơ bản bạn cần biết

Đầu tiên, Timo by BVBank sẽ giới thiệu với bạn các chỉ số cơ bản thường gặp ở các trang thông tin cổ phiếu hoặc báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số EPS – Thu nhập trên một cổ phiếu

EPS (viết tắt của từ Earning Per Share) được biết là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu. Đây là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua thu nhập mà công ty phân bổ trên mỗi cổ phần đang lưu hành. EPS càng cao thì khả năng hoạt động sinh lời của công ty càng lớn.

Cụ thể, EPS sẽ được tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Đặc biệt, chỉ số EPS cũng được xem là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư có thể đánh giá và lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Và chỉ số này cũng là một yếu tố để bạn có thể tính được chỉ số P/E và giá trị cổ phiếu.

Xem chi tiết: Chỉ số EPS là gì?

Các chỉ số chứng khoán cơ bản - Chỉ số EPS
Chỉ số EPS – Thu nhập trên một cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Chỉ số PE – Hệ số giá trên thu nhập

Chỉ số PE (Price to Earning ratio) được dùng để đánh giá mối quan hệ của giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Cụ thể, chỉ số này cho thấy, để có được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu thì bạn cần phải bỏ ra số tiền là bao nhiêu. Do đó, nếu PE thấp thì có nghĩa là giá cổ phiếu này rẻ và ngược lại.

Công thức tính chỉ số PE sẽ là:

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số PE rất có ích cho nhà đầu tư trong việc định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, bạn không nên quyết định lựa chọn cổ phiếu hoàn toàn dựa trên tỷ lệ PE, mà chỉ mang tính chất tham khảo. Vì sẽ có nhiều trường hợp công ty có thu nhập đột ngột, không lặp lại trong tương lai cũng làm cho PE thấp tại một thời điểm nhất định như: bán hoặc thanh lý tài sản, các cổ đông bán cổ phiếu để chốt lời,…

Xem chi tiết: Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số PE - Hệ số giá trên thu nhập
Chỉ số PE – Hệ số giá trên thu nhập (Nguồn: Internet)

Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng

ROE (Return on Common Equity): Tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên vốn của chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Thường được nhà đầu tư dùng để so sánh giữa các cổ phiếu cùng ngành và quyết định mua của công ty nào.

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần phổ thông

ROA (Return on Total Assets): Tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên tài sản. Chỉ số thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản được hình thành dựa trên 2 yếu tố là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nếu ROA cao thì có nghĩa là công ty đang có lợi nhuận cao với lượng đầu tư ít.

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản
Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng
Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng (Nguồn: Internet)

Chỉ số P/B – Giá/Giá trị sổ sách

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) được dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá ghi sổ, thì sẽ thể hiện công ty này đang có mức thu nhập trên tài sản cao. 

Chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư tìm ra được các loại cổ phiếu có giá thấp nhưng bị thị trường bỏ qua. Chỉ số P/E chỉ phản ánh đúng khi bạn xem xét trên các công ty có vốn hóa cao hoặc công ty tài chính do giá trị tài sản lớn.

Công thức tính:

P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)
Các chỉ số chứng khoán- Chỉ số P/B
Chỉ số P/B – Giá/Giá trị sổ sách (Nguồn: Internet)

Chỉ số Beta – Hệ Số Beta

Hệ số Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và rủi ro của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư với thị trường. Cụ thể, thị trường sẽ có hệ số cố định là Beta = 1, nếu cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì sẽ rủi ro cao hơn và ngược lại. Tức là nếu toàn thị trường giảm, cổ phiếu sẽ bị mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng đều thì cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn, do đó nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận mua những cổ phiếu có Beta cao để có lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

Các chỉ số chứng khoán quan trọng khác 

Khi đánh giá một cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ không chỉ gặp 5 chỉ số trên mà còn sẽ cần đến các chỉ số chứng khoán quan trọng khác như:

  • Hệ số thanh khoản: Đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
  • Chỉ số nợ D/E: Cho biết tài sản công ty hình thành trên nợ hay vốn chủ sở hữu.
  • Cổ tức: Một phần lợi nhuận ròng mà công ty chi trả cho các cổ đông, được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
  • Đáy cổ phiếu: Để biết được các cổ phiếu giảm nhiều nhất (hoặc tăng cùng thị trường) trong một thời điểm nhất định.

Tóm lại, trước khi lựa chọn một cổ phiếu bất kỳ, nhà đầu tư đều phải đánh giá kỹ càng dựa trên các chỉ số chứng khoán trên để tối đa lợi nhuận. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư mới, chưa nhiều kinh nghiệm thì việc phân tích chuyên sâu thông qua các chỉ số vẫn là một vấn đề khó khăn. Vì thế, lựa chọn đầu tư vào quỹ mở sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu cũng như phân tích thị trường mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và tránh rủi ro không mong muốn.

Khi chọn đầu tư vào quỹ VinaCapital trên Timo by BVBank, bạn có thể chọn 1 trong 4 giải pháp đầu tư sinh lời rõ ràng và minh bạch tùy theo mục tiêu, thời gian và khẩu vị rủi ro khi đầu tư. 4 quỹ mở trên app Timo by BVBank gồm có:

  • Quỹ mở Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).

Xem thêm: Cách tính lợi nhuận quỹ mở.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do VinaCapital quản lý sau đây:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Các chuyên gia đầu tư sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược đầu trung và dài hạn một cách hợp lý, tránh rủi ro cũng như bạn có thể theo dõi lợi nhuận mỗi ngày một cách dễ dàng. Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo by BVBank trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình nhé!

Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo by BVBank

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu. Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro. Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ. Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ. ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

Từ khóa » Chỉ Số Total 2 Là Gì