Các Chỉ Số Cơ Bản Các Nhà đầu Tư Cần Lưu ý Khi Tham Gia Thị Trường ...

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán là gì? Tại sao các nhà đầu tư cần quan tâm đến các chỉ số này? 

Các chỉ số cơ bản thường được những nhà đầu tư nhắc đến trong trường phái phân tích cơ bản. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng báo cáo tài chính, xu hướng ngành, cũng như quan tâm đến các vấn đề của kinh tế thế giới để xác định được sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, cũng như triển vọng của doanh nghiệp đó trong tương lai. 

Việc phân tích các chỉ số cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư xác định được giá trị tương đối của thị trường. Thông qua đó, những trader này có thể xác định mức định giá hợp lí của một doanh nghiệp và nắm bắt cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó. 

Những chỉ số cơ bản cần lưu ý cho những nhà đầu tư mới tham gia thị trường? 

Chỉ số EPS (Earning Per Share)

EPS hay còn gọi là Earning Per Share, được hiểu là khoản lợi nhuận thu được từ một cổ phiếu. 

Thông qua chỉ số này, những nhà đầu tư có thể thấy được khả năng sinh lời của một công ty. Có thể hiểu, chỉ số này càng cao, nhà đầu tư càng thu được nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, EPS còn giúp những nhà đầu tư so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 

Công thức tính chỉ số EPS:  

Chỉ số EPS 

Chỉ số EPS bao gồm 2 loại: 

  • EPS cơ bản: là lợi nhuận cơ bản từ một cổ phiếu trên tổng cổ phiếu đang lưu hành 
  • EPS pha loãng: bao gồm cả cổ phiếu công ty nắm giữ và cả trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phát hành thêm. 

Tuy nhiên EPS chỉ phản ánh kết quả kinh doanh của 4 quý gần nhất, vì vậy các doanh nghiệp có thể lợi dụng những thủ thuật làm tăng chỉ số EPS sao cho hấp dẫn với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. 

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) 

Chỉ số P/E (Prive to Earning ratio) thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. P/E thấp có thể là do định giá thấp, doanh nghiệp đang gặp vấn đề, hoặc ở vùng đỉnh ở chu kì kinh doanh và ngược lại P/E cao có thể do cổ phiếu của doanh nghiệp đang được định giá cao, triển vọng tốt. 

Công thức tính chỉ số P/E

Chỉ số P/E 

P/E là một chỉ số đơn giản và dễ tính toán, cũng như giúp những nhà đầu tư định giá hiệu quả một doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, chỉ số này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải lưu ý xem xét thật kĩ các yếu tố của như khả năng phát triển về công ty, mức độ lạm phát, P/E của ngành đó… 

Chỉ số ROE (Return On Equity) 

ROE thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cho thấy được doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thường được những nhà đầu tư trường phái cơ bản quan tâm vì họ quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào.  

Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE 

ROE càng cao cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là có hiệu quả. Tuy nhiên để kết luận có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không thông qua chỉ số này, những nhà đầu tư cần lưu ý về ROE trung bình ngành của doanh nghiệp đó, thời vụ, thời gian kinh doanh. 

Tuy nhiên ROE cực kỳ cao có thể tiềm ẩn những nguy cơ do vốn chủ sở hữu quá nhỏ so với thu nhập ròng. Điều này cần các nhà đầu tư phân tích và tìm hiểu kỹ hơn để tránh đưa ra những quyết định sai lầm. 

Chỉ số ROA (Return On Assets) 

ROA thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, cho thấy được khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của công ty. Chỉ số này sẽ đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp đó. 

Công thức tính ROA

Chỉ số ROA 

Doanh nghiệp có ROA cao tức là sử dụng tài sản càng hiệu quả và tối ưu được các nguồn lực sẵn có. Các doanh nghiệp có ROA lớn sẽ được những nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải có một cái nhìn khách quan về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, so sánh với ROA của quá khứ cũng như đối thủ cùng ngành để đưa ra được quyết định đầu tư hiệu quả nhất. 

Kết luận 

Thông tin về những chỉ số cơ bản ta có thể dễ dàng tự tính thông qua các thông tin có sẵn trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hoặc có thể lấy từ các nguồn có sẵn như trang DSTOCK của VNDIRECT. 

Ngoài những yếu tố trên, nhà đầu tư cần phải quan tâm những yếu tố khác trong bảng báo cáo tài chính, thông tin 360 độ về doanh nghiệp để đưa ra cái nhìn tổng quan, kết hợp các chỉ số khác nhau để đánh giá cũng như phân tích về tiềm năng của doanh nghiệp.  

Tham gia Group Facebook để được chia sẻ kiến thức, cơ hội đầu tư và giao dịch chứng khoán cùng chuyên gia của VNDIRECT và những nhà đầu tư khác TẠI ĐÂY 

Cập nhật thông tin cổ phiếu và thị trường nhanh chóng TẠI ĐÂY 

Mở tài khoản để bắt đầu giao dịch ngay hôm nay! TẠI ĐÂY

Từ khóa » Chỉ Số Trong Chứng Khoán Là Gì