Các Chỉ Số Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh: Khi Nào Bất Thường? - Nutrihome

Nắm được cơ bản các chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp bố mẹ biết được tình trạng thể chất và sức khỏe của bé đang như thế nào, từ đó có phương pháp can thiệp và chăm sóc trẻ tối ưu.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Các chỉ số phát triển của trẻ em nói chung hay bảng chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ là những thông tin quan trọng mà bất kỳ bố mẹ nào cũng muốn biết. Mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, khỏe mạnh thì các chỉ số phát triển của trẻ sẽ như sau:

Chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh

Chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh chuẩn cân nặng khoảng 3,3kg và dài 50cm.

  • Cân nặng trung bình là 3,3kg
  • Chiều dài trung bình là 50cm
  • Chu vi vòng đầu từ 33,8 – 34,3cm

Trong đó, bố mẹ cần biết, trong khoảng 4 ngày sau khi chào đời, cân nặng của trẻ có thể giảm khoảng 10% so với trọng lượng lúc mới sinh, sau đó tăng trở lại từ 140 – 200gr/tuần, đạt từ 4,2 – 4,5kg. Còn chiều cao sau 1 tháng đạt từ 52,7 – 53,7cm.

>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng trẻ từ 0- 5 tuổi

Bảng chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi

Chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh hầu như gần bằng nhau, nhưng sau từng tháng tuổi sẽ có sự khác nhau rõ rệt, đặc biệt giữa bé trai và bé gái. Nếu phát triển bình thường, mỗi tháng trẻ sẽ dài thêm từ 1 – 2,5cm và tăng khoảng 400 – 1.000gr.

Dưới đây là bảng chỉ số phát triển của trẻ 0 – 12 tháng về chiều cao, cân nặng của bé trai và bé gái theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bố mẹ nên theo dõi để biết được tình trạng phát triển của con. Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là bảng tham khảo, mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi chiều cao và cân nặng của con chênh lệch một chút so với bảng, hoặc bố mẹ có thể tham vấn chuyên gia để biết chi tiết.

Bảng chỉ số phát triển của trẻ trai từ 0 – 12 tháng

Tháng CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO (cm)
Thiếu cân Nguy cơ thiếu cân Bình

thường

Nguy cơ

thừa cân

Thừa cân Giới hạn dưới Bình

thường

Giới hạn

trên

0 2.4 2.8 3.2 3.7 4.2 45.4 49.1 52.9
1 3.2 3.6 4.2 4.8 5.4 49.8 53.7 57.6
2 4 4.5 5.1 5.9 6.5 53 57.1 61.1
3 4.6 5.1 5.8 6.7 7.4 55.6 59.8 64
4 5.1 5.6 6.4 7.3 8.1 57.8 62.1 66.4
5 5.5 6.1 6.9 7.8 8.7 59.6 64 68.5
6 5.8 6.4 7.3 8.3 9.2 61.2 65.7 70.3
7 6.1 6.7 7.6 8.7 9.6 62.7 67.3 71.9
8 6.3 7 7.9 9 10 64 68.7 73.5
9 6.6 7.3 8.2 9.3 10.4 65.3 70.1 75
10 6.8 7.5 8.5 9.6 10.7 66.5 71.5 76.4
11 7 7.7 8.7 9.9 11 67.7 72.8 77.8
12 7.1 7.9 8.9 10.2 11.3 68.9 74 79.2

Bảng chỉ số phát triển của trẻ gái từ 0 – 12 tháng

Tháng CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO (cm)
Thiếu cân Nguy cơ

thiếu cân

Bình thường Nguy cơ

thừa cân

Thừa cân Giới hạn

dưới

Bình thường Giới hạn

trên

0 2.5 2.9 3.3 3.9 4.3 46.3 47.9 49.9
1 3.4 3.9 4.5 5.1 5.7 51.1 52.7 54.7
2 4.4 4.9 5.6 6.3 7 54.7 56.4 58.4
3 5.1 5.6 6.4 7.2 7.9 57.6 59.3 61.4
4 5.6 6.2 7 7.9 8.6 60 61.7 63.9
5 6.1 6.7 7.5 8.4 9.2 61.9 63.7 65.9
6 6.4 7.1 7.9 8.9 9.7 63.6 65.4 67.6
7 6.7 7.4 8.3 9.3 10.2 65.1 66.9 69.2
8 7 7.7 8.6 9.6 10.5 66.5 68.3 70.6
9 7.2 7.9 8.9 10 10.9 67.7 69.6 72
10 7.5 8.2 9.2 10.3 11.2 69 70.9 73.3
11 7.7 8.4 9.4 10.5 11.5 70.2 72.1 74.5
12 7.8 8.6 9.6 10.8 11.8 71.3 73.3 75.7

Những điều cần lưu ý khi đo chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh

Để biết được các chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh về chiều cao và cân nặng, bố mẹ nên thực hiện việc cân đo cho trẻ vào một thời điểm nhất định của tuần/tháng. Ví dụ, bố mẹ đo và cân cho trẻ vào buổi sáng ngày 1/1/2021 thì lần đo thứ 2 nên vào buổi sáng ngày 2/2/2021.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề sau để có kết quả cân, đo chuẩn nhất:

  • Cân nặng: Nên cân trẻ vào buổi sáng và cân sau khi trẻ đã đi tiêu tiểu, cởi tã lót, quần áo dày, chưa ăn uống.
  • Đo chiều dài: Bỏ giày, mũ nón ra khỏi cơ thể trẻ trước khi đo.

Chỉ số phát triển của trẻ – Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không đạt chiều cao và cân nặng chuẩn?

Như đã nói, bố mẹ không cần quá lo lắng nếu con có chiều cao, cân nặng lệch một chút so với chuẩn, chỉ nên quan tâm khi các chỉ số phát triển của trẻ có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt, nếu trẻ rơi vào các ô “thiếu cân”, “thừa cân”, chiều cao ở “giới hạn dưới” hoặc ở “giới hạn trên” quá nhiều, lúc này, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ trong tương lai.

chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các bệnh lý về đường tiêu hóa, nhiễm trùng thai kỳ… có thể ảnh hưởng tới chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thông thường, nguyên nhân trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng có thể do chế độ ăn uống không đủ chất, trẻ gặp các bất thường ở hệ tiêu hóa, không hấp thu dưỡng chất… Trường hợp trẻ ăn uống được nhưng chỉ số phát triển của trẻ kém, có thể do trẻ có vấn đề về hormone, mắc một số các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, rối loạn di truyền hoặc bị nhiễm trùng trong thai kỳ…

Xem thêm:
  • Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: Nguyên nhân và cách chăm sóc
  • Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, cha mẹ phải làm gì?
  • 8 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân đều, hiệu quả
  • Trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh có nguy hiểm không?

Qua quá trình theo dõi, nếu các chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bất thường so với chuẩn, mẹ có thể đặt lịch khám, tư vấn, điều trị dinh dưỡng cho trẻ tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. 

Tại đây, các chuyên gia sẽ kiểm tra, khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng cũng như thông qua các chỉ định cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Trẻ sẽ được cho đối chiếu kỹ càng với bảng chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn, từ đó có hướng tư vấn và can thiệp phù hợp. 

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Chiều Dài Và Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh