Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Nhất Trong Doanh Nghiệp - WEONE

Tài chính vốn là mạch nguồn sự sống của doanh nghiệp nên luôn cần các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mực. Nắm bắt được các chỉ số tài chính quan trọng chính là một trong những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, khoa học. Vậy những chỉ số mà doanh nghiệp cần biết là gì? Sử dụng chúng ra sao trong quá trình phân tích tài chính? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây. 

các chỉ số tài chính quan trọng

Chỉ số tài chính là gì?

Trong những năm qua, có rất nhiều những khái niệm, kỹ thuật cũng như công cụ giúp so sánh các điểm mạnh và điểm yếu giữa những công ty khác nhau. Trong đó chỉ số tài chính là một thành tố quan trọng. 

Chỉ số tài chính sẽ cho chúng ta thấy rõ được tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chỉ số tài chính là những mối quan hệ được trích xuất từ thông tin tài chính của một công ty và thường được dùng với mục đích so sánh. Chỉ số tài chính là các tỉ lệ được tính toán bằng cách chia số liên quan tới tài chính hoặc kinh doanh cho một số liệu khác (tổng doanh thu chia cho số lượng nhân viên). Thông qua đó, nhà quản lý có thể có nắm bắt được diễn tiến, tình hình phát triển trong hiện tại công ty. 

Chỉ số tài chính quan trọng thường được so sánh để theo dõi mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
>>>>> Đọc thêm: 3 cách tối ưu chi phí ẩn trong kinh doanh

Vì sao xuất hiện chỉ số tài chính?

Trong phân tích cơ bản, việc phân tích các chỉ số tài chính luôn đóng vai trò quan trọng. Các chỉ số tài chính sẽ đánh giá được chính xác thực trạng của mỗi công ty, phản ánh được tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Dựa vào chỉ số này không chỉ nhà quản lý mà các nhà đầu tư cũng có thể đánh giá được tình hình tài chính, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. 

Các chỉ số tài chính quan trọng tồn tại cho phép chúng ta so sánh với các báo cáo tài chính doanh khác cùng ngành để nhìn ra được khả năng chi trả cổ tức và khả năng chi trả nợ vạy. Gần như mọi số liệu thống kê tài chính đều có thể đem ra so sánh thông qua các chỉ số. Chính bởi lý do ấy, chỉ số tài chính luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Các chỉ số tài chính quan trọng trong doanh nghiệp

#1 Chỉ số khả năng thanh toán

Dựa vào tỷ số khả năng thanh toán chúng ta có thể đánh giá được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn của doanh nghiệp. Khi đi sâu vào phân tích tỷ số khả năng thanh toán sẽ cho nhà quản lý cái nhìn sâu sắc về mức độ đòn bẩy tài chính mà công ty đang sử dụng hiện hành. 

Với một số tỷ lệ khả năng thanh toán còn giúp các nhà đầu tư nhìn ra được công ty có đủ tiềm lực tài chính trả lãi liên tục hay chi trả cho các khoản phí cố định khác không. Nếu không đủ dòng tiền, khả năng cao sẽ dẫn tới vỡ nợ. 

Chỉ số khả năng thanh toán sẽ giúp đánh giá được tiềm lực tài chính vốn có của công ty

#2 Chỉ số hoạt động

Tỷ lệ này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản một công ty. Với chỉ số loại này, nhà quản lý có thể phân ra thành“lợi nhuận hoạt động” và “hiệu quả hoạt động”. Chỉ số về lợi nhuận hoạt động sẽ cung cấp thông tin về tổng thể khả năng sinh lời của một công ty. Còn chỉ số liên quan tới hiệu quả hoạt động sẽ giúp ban lãnh đạo giám sát được hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Nhìn chung tỷ lệ hoạt động sẽ chỉ ra được tốc độ chuyển đổi tài sản hoặc các khoản nợ hiện hành của một doanh nghiệp. 

Chỉ số hoạt động sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
>>>>> Xem ngay: Cách tối ưu hoá quy trình làm việc của doanh nghiệp

#3 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / bình quân hàng tồn kho

Chỉ số này thường được so sánh qua nhiều năm. Nếu chỉ số này lớn sẽ cho thấy rằng tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho diễn ra tương đối nhanh. Ngược lại nếu chỉ số này thấp nghĩa là tốc độ quay vòng của hàng tồn đang ở mức thấp. Trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc tính chất của từng ngành nghề kinh doanh mà xác định mức độ tốt xấu của chỉ số này. Không phải cứ mức tồn kho cao là xấu mà mức tồn kho thấp là tốt. 

Thông thường nếu chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao thì chứng tỏ rằng hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp đang ngày càng hiệu quả, hàng không bị ứ đọng lại nhiều. Chỉ số hàng tồn kho dần giảm qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với ít rủi ro hơn. 

Chỉ số quay vòng hàng tồn kho quay vòng qua các năm sẽ cho biết tốc độ quay vòng của hàng hoá trong kho

#4 Chỉ số vòng quay khoản phải thu

Chỉ số vòng quay khoản phải thu = doanh thu thuần / khoản phải thu trung bình

Chỉ số này là thước đo trung bình mức độ nhanh chóng, tính hiệu quả trong việc xử lý các hóa đơn chưa thanh toán còn nợ lại. Nếu chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ trả nợ của khách hàng đang diễn ra nhanh chóng. Nếu so sánh với các doanh nghiệp khác mà chỉ số này đang quá cao chứng minh rằng chính sách tín dụng của công ty hiện nay đang quá nghiêm ngặt, dễ bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Hệ quả của vấn đề này đó chính là doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng cho các công ty đối thủ với những bên có thời gian tín dụng dài hơn. Qua các năm, nếu chỉ số này quá thấp thì chứng tỏ rằng việc thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. 

Chỉ số vòng quay khoản phải thu quá cao có thể dẫn tới đánh mất khách hàng
>>>>> Đọc thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất

#5 Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản hay tính thanh khoản là những khái niệm phổ biến trong quản lý tài chính. Có thể nói đây là một chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất sau tỷ lệ lợi nhuận. 

Chỉ số thanh khoản sẽ đo lường được khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn của công ty. Đây là kết quả từ việc chia tiền mặt và các loại tài sản lưu động cho các khoản vay ngắn hạn hay khoản nợ hiện tại. Nếu giá trị chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thì điều này mang ý nghĩa là các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty đã luôn được thanh toán đầy đủ. 

Với những ngành kinh doanh khác nhau thì chỉ số thanh khoản cũng khác nhau. Những cửa hàng tạp hoá sẽ cần phải có nhiều tiền mặt để duy trì nguồn hàng liên tục hơn so với các công ty kinh doanh phần mềm. Chỉ số thanh khoản không cố định và xu hướng thay đổi theo thời gian. 

Chỉ số thanh khoản là khái niệm phổ biến trong quản lý tài chính

#6 Tỷ lệ nợ trên vốn 

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =Tổng nợ/ Giá trị vốn chủ sở hữu

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh mức độ rủi ro trong việc thiết lập và vận hành vốn của công ty. Dựa trên tỷ lệ này ban lãnh đạo có thể nhìn ra số nợ mà công ty đang gánh để có thể điều hành kinh doanh. Đó có thể là các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn hoặc là các khoản vay thế chấp. 

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về tiềm lực tài chính của công ty. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa là tải sản của công ty được hình thành từ những khoản nợ. Ngược lại, tỷ lệ này bé hơn 1 thì tài sản của công ty được tạo thành từ nguồn vốn hiện có của chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu nhỏ thì công ty hiện đang có ít các khoản nợ. Nếu tỷ lệ này ngày càng lớn lê theo từng quý nghĩa là doanh nghiệp đang phải đối diện với khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ, có nguy cơ phá sản trong tương lai. 

Tỷ lệ nợ trên vốn sẽ phản ánh mức độ rủi ro trong việc thiết lập và vận hành vốn của công ty
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

#7 Tỷ suất lợi nhuận 

Tỷ suất lợi nhuận được sử dụng rộng rãi trong quá trình phân tích đầu tư. Những tỷ lệ liên quan đến lợi nhuận phổ biến thường gồm tỷ suất lợi nhuận sinh lời, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Dựa vào những tỷ suất này  chúng ta có thể tính toán được tình hình sinh lời hiện nay của doanh nghiệp và tính ra được lãi ròng của từng cổ đông trong công ty. 

Thông qua tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu các nhà đầu tư có thể nắm bắt được chính xác số tiền thu được sau khi bỏ vốn đầu tư. Còn với tỷ suất lợi nhuận sinh lời sẽ cho ta biết rõ cụ thể tỷ suất sinh lời trên tài sản là bao nhiêu và tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu là bao nhiêu. Từ đó có thể đưa ra phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Tỷ suất lợi nhuận giúp các nhà đầu tư có thể nắm bắt được chính xác số tiền thu được sau khi bỏ vốn đầu tư

#8 Chỉ số rủi ro

Đây là loại chỉ số giúp nhà quản lý có thể nhận biết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh dựa vào những biến động về doanh thu. Cụ thể chỉ số này sẽ chỉ ra được rõ thời điểm nào doanh nghiệp thường kiếm được ít lợi nhuận hay lỗ vốn. 

Thông qua 4 loại chỉ số là: chỉ số biên lợi nhuận phân phối, mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh, mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (FLE), chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) doanh nghiệp có thể có được xác định được chính xác chỉ số rủi ro của mình. 

Một doanh nghiệp sử dụng chi phí lợi cố định quá lớn sẽ dễ dẫn tới thua lỗ, hụt vốn, phá sản. Nếu hơn một nửa chi phí được sử dụng là chi phí biến đổi thì doanh nghiệp sẽ có khả năng cao tránh được tình trạng trên. 

Chỉ số rủi ro là một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp nhận biết sớm những rủi ro tài chính đang gặp phải
>>>>> Xem ngay: Top 5 phần mềm quản lý quy trình thủ tục tốt nhất

#9 Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

G (chỉ số tăng trưởng tiềm năng) = RR x  ROE

Trong đó:

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng  sẽ đánh giá được cơ bản tình hình hoạt động trong một doanh nghiệp cụ thể là về khía cạnh về tài chính và tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng các chỉ số này sẽ không mang nhiều ý nghĩa khi chỉ đứng một mình. Để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của một công ty thì cần phải xem xét cùng các chỉ số như:

  • Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là một dạng so sánh rất phổ biến hiện nay. 
  • So sánh trong bối cảnh chung nền kinh tế: Khi nhìn tổng thể vào chu kỳ của nền kinh tế các nhà phân tích có thể hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. 
  • So sánh với những kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp

Luôn nắm bắt được những chỉ số tài chính quan trọng trên doanh nghiệp sẽ quản lý tài chính hiệu quả, khoa học hơn. Đồng thời từ đó nhà quản lý có thể đánh giá được một cách khách quan chính xác được tình hình phát triển đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề tồn đọng. Làm chủ được tài chính doanh nghiệp chắc chắn sẽ thành công. 

Từ khóa » Các Chỉ Số Liên Quan đến Hàng Tồn Kho