Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần I)
Có thể bạn quan tâm
Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ. Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.
MỞ TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ CÙNG CHUYÊN GIA
TPS - Chứng khoán Tiên Phong xin giới thiệu lại các bạn 4 loại chỉ số tài chính quan trọng: Chỉ số thanh toán: Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào Chỉ số rủi ro: Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
A/ CHỈ SỐ THANH TOÁN1. Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) a. Công thức Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn b. Ý nghĩa Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Chỉ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu chỉ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
2. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) a. Công thức Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) b. Ý nghĩa Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành. Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các doanh nghiệp bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.
3. Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio) a. Công thức Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền)/(Nợ ngắn hạn) b. Ý nghĩa Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
4. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage) a. Công thức Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn b. Ý nghĩa Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động
5. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover) a. Công thức Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 b. Ý nghĩa Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
6. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu a. Công thức Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu b. Ý nghĩa Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho a. Công thức Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2 b. Ý nghĩa Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
8. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho a. Công thức Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho b. Ý nghĩa Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: a. Công thức Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân Trong đó: Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2 b. Ý nghĩa Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable Turnover Ratio) Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả
NGUỒN : INVESTOPEDIA - Tổng hợp và biên soạn Hoai Thuong - MKT - TPS
Mời bạn đọc theo dõi phần II: Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản (Phần II)
Mở tài khoản Chứng Khoán Tiên Phongtại đây
Bạn đang tìm hiểu kiến thức để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu? Hãy tìm hiểu thêm tại trang Kiến thức đầu tư của chúng tôi nhé! Tìm hiểu thêm các Kiến thức tài chính khác tại đây! LIKE fanpage chúng tôi tại đây! Tìm hiểu thêm Cơ hội việc làm với Chứng Khoán Tiên Phong tại đây!
Từ khóa » Chỉ Số Kì Thu Tiền Bình Quân
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân Là Gì? Công Thức Tính Kỳ Thu Tiền Bình Quân?
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân - Khái Niệm, Cách Tính Chuẩn
-
Kì Thu Tiền Bình Quân
-
Kì Thu Tiền Bình Quân (Average Collection Period) Là Gì? Hiểu Về Kì ...
-
Số Ngày Thu Tiền Bình Quân, (Average Collection Period) Là Gì
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân ( Average Collection Period – ACP ) Công ...
-
Kỳ Thu Tiền Bình Quân - Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Hệ ...
-
Hệ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa Và Ví ...
-
Cách Tính Kỳ Thu Tiền Bình Quân
-
1. Tỷ Số Thanh Toán Hiện Hành (Current Ratio) - VCBS
-
Làm Sao để đánh Giá Tình Hình THANH KHOẢN Của Doanh Nghiệp?
-
6 Tiêu Chí đánh Giá KHẢ NĂNG THANH TOÁN Của Doanh Nghiệp