Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần II)

B/ CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG

B. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG

LỢI NHUẬN BÁN HÀNG

  1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)

Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hóa được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng,vv – Thuế TNDN phải nộp.

  1. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu thuần

Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

  1. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)

Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần

  1. Biên EBT

Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu

  1. Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu

  1. Biên lợi nhuận phân phối

Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.

Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu

Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi

LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ một đồng tài sản nào cũng tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận.

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x100

Bên cạnh đó, khi tính ROA người ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) hoặc Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay_(1-t) để thay thế cho chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế (trong đó t là thuế xuất Thuế thu nhập doanh nghiệp)

ROA= EBIT/ Tổng tài sản x 100

Hoặc

ROA = [LNST + Lãi vay x (1-t)]x 100/ Tổng tài sản

Theo quan điểm này, ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo ý nghĩa này, các chi phí về vốn vay (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải được cộng vào để tính hiệu quả của doanh nghiệp chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ doanh nghiệp thu về.

  1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)

Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.

ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC – Return on Total Capital)

Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ

ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG

  1. Vòng quay tổng tài sản

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình

  1. Vòng quay tài sản cố định

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình

  1. Vòng quay vốn cổ phần

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.

Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình

NGUỒN : INVESTOPEDIA - Tổng hợp và biên soạn Hoai Thuong - MKT - TPS

Mời bạn đọc theo dõi phần III: Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản (Phần III)

Xem lại phần I: Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản (Phần I)

Mở tài khoản Chứng khoán Tiên Phong để các chuyên gia đồng hành cùng bạn tại đây.

Bạn đang tìm hiểu kiến thức để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu? Hãy tìm hiểu thêm tại trang Kiến thức đầu tư của chúng tôi nhé! Tìm hiểu thêm các Kiến thức tài chính khác tại đây! LIKE fanpage chúng tôi tại đây! Tìm hiểu thêm Cơ hội việc làm với Chứng Khoán Tiên Phong tại đây!

Từ khóa » Hệ Số Biên Lợi Nhuận Trước Thuế Và Lãi Vay