Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Theo dõi chỉ số thai nhi để làm gì?
Trước khi đọc kết quả các chỉ số thai nhi thì mẹ cũng cần phải biết những con số đó là gì và vì sao phải theo dõi.
Chỉ số thai nhi là sự thay đổi các con số bao gồm đường kính túi thai, chiều dài đầu - mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng theo ước tính,... Các chỉ số thai nhi sẽ được xác định thông qua những ký hiệu viết tắt thể hiện trên kết quả siêu âm. Hiểu được các con số này và theo dõi những biến động của chúng qua những lần siêu âm thai chính là cách giúp mẹ kiểm tra quá trình phát triển, lớn lên theo từng giai đoạn của em bé trong bụng.
Các chỉ số thai nhi theo tuần tuổi được xác định thông qua kỹ thuật siêu âm
2. Giải thích ký hiệu các chỉ số thai nhi trong kết quả siêu âm
Ký hiệu các chỉ số quan trọng và phổ biến trong kết quả siêu âm thai nhi
Dưới đây là các ký hiệu quan trọng về chỉ số thai nhi được thể hiện trong kết quả siêu âm kiểm tra của mẹ bầu:
-
CRL là chữ viết tắt của Crown Rump Length - Chiều dài đầu mông.
-
FL là chữ viết tắt của Femur Length - Chiều dài xương đùi.
-
BPD là chữ viết tắt của Biparietal Diameter - Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.
-
GA là chữ viết tắt của Gestational Age - Tuổi thai. Thông thường, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
-
GSD là chữ viết tắt của Gestational Sac Diameter - Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
-
EFW là chữ viết tắt của Estimated Fetal Weight - Khối lượng thai ước đoán.
Sự phát triển của thai nhi qua các tháng
Một số ký hiệu khác
-
TTD là chữ viết tắt của Transverse Trunk Diameter - Đường kính ngang bụng.
-
APTD là chữ viết tắt của Anterior Posterior Thigh Diameter - Đường kính trước và sau bụng.
-
HC là chữ viết tắt của Head Circumference - Chu vi đầu.
-
AF là chữ viết tắt của Amniotic Fluid - Nước ối.
-
OFD là chữ viết tắt của Occipital Frontal Diameter - Đường kính xương chẩm.
-
BD là chữ viết tắt của Binocular Distance - Khoảng cách hai mắt.
-
CER là chữ viết tắt của Cerebellum Diameter - Đường kính tiểu não.
-
THD là chữ viết tắt của Thoracic Diameter - Đường kính ngực.
-
TAD Transverse Abdominal Diameter - Đường kính cơ hoành.
-
EDD là chữ viết tắt của Estimated Date Of Delivery - Ngày sinh ước đoán.
-
FTA là chữ viết tắt của Fetal Trunk Cross - Sectional Area - Tiết diện ngang thân thai.
-
HUM là chữ viết tắt của Humerus Length - Chiều dài xương cánh tay.
Các thuật ngữ có liên quan
-
LMP là chữ viết tắt của Last Menstrual Period - Giai đoạn kinh nguyệt cuối.
-
BBT là chữ viết tắt của Basal Body Temperature - Nhiệt độ cơ thể cơ sở.
-
FBP là chữ viết tắt của Fetal Biophysical Profile - Sơ lược tình trạng sinh lý của thai.
-
FG là chữ viết tắt của Fetal Growth - Sự phát triển của thai.
-
OB/GYN là chữ viết tắt của Obstetrics/Gynecology - Sản/phụ khoa.
-
FHR là chữ viết tắt của Fetal Heart Rate - Nhịp tim thai.
-
FM là chữ viết tắt của Fetal Movement - Sự di chuyển của thai.
-
FBM là chữ viết tắt của Fetal Breathing Movement - Sự dịch chuyển hô hấp.
-
PL là chữ viết tắt của Placenta Level - Đánh giá mức độ nhau thai.
3. Các chỉ số thai nhi theo từng giai đoạn
Từ 0 - 4 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, phôi thai mới bắt đầu phát triển nên còn rất nhỏ, hầu hết các mẹ đều khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể và chỉ phát hiện khi bị trễ kinh hay nhờ các dấu hiệu của ốm nghén.
Thậm chí có các trường hợp sau khi thử que phát hiện mang thai nhưng túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung thì kể cả siêu âm cũng khó phát hiện. Do vậy mà ở thời điểm này, việc siêu âm chủ yếu thường để khẳng định rằng mẹ có thật sự mang thai hay không chứ chưa thể theo dõi được các chỉ số.
Sau khi thai hơn 4 tuần tuổi thì các chỉ số theo dõi mới bắt đầu được xác định
Từ 4 - 7 tuần tuổi
Khi đến giai đoạn này, phôi thai đã có những hình thành nhất định, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính túi thai và từ tuần thứ 7 trở đi thì có thể đo chiều dài đầu mông của em bé.
Tuổi thai (tuần) | CRL (mm) | GSD (mm) |
4 | 3 - 6 | |
5 | 6 - 12 | |
6 | 4 - 7 | 14 - 25 |
Từ 7 - 20 tuần tuổi
Sau tuần thứ 7, thai bắt đầu trải qua những giai đoạn phát triển mới và nhiều chỉ số có thể được xác định thông qua siêu âm. Đến tuần thứ 13 thì hầu hết các chỉ số thai nhi đều có thể đo được.
Tuổi thai (tuần) | CRL (mm) | BDP (mm) | FL (mm) | EFW (g) |
7 | 9 - 15 | 0,5 - 2 | ||
8 | 16 - 22 | 1 - 3 | ||
9 | 23 - 30 | 3 - 5 | ||
10 | 31 - 40 | 5 - 7 | ||
11 | 41 - 51 | 12 - 15 | ||
12 | 53 | 18 - 25 | ||
13 | 74 | 21 | 35 - 50 | |
10 | 87 | 25 | 14 | 60 - 80 |
15 | 101 | 29 | 17 | 90 - 110 |
16 | 116 | 32 | 20 | 121 - 171 |
17 | 130 | 36 | 23 | 150 - 212 |
18 | 142 | 39 | 25 | 185 - 261 |
19 | 153 | 43 | 28 | 227 - 319 |
20 | 164 | 46 | 31 | 275 - 387 |
Từ 21 - 40 tuần tuổi
Bắt đầu từ tuần thứ 21, thai có sự phát triển nhanh chóng và đạt được mức tối đa về chiều dài, cân nặng cũng như quá trình hình thành đầy đủ của các cơ quan để chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời.
Tuổi thai ( tuần) | CRL (mm) | BDP (mm) | FL (mm) | EFW (g) |
21 | 26,7 | 50 | 34 | 399 |
22 | 27,8 | 53 | 36 | 478 |
23 | 28,9 | 56 | 39 | 568 |
24 | 30 | 59 | 42 | 679 |
25 | 34,6 | 62 | 44 | 785 |
26 | 35,6 | 65 | 47 | 913 |
27 | 36,6 | 68 | 49 | 1055 |
28 | 37,6 | 71 | 52 | 1210 |
29 | 38,6 | 73 | 54 | 1379 |
30 | 39,9 | 76 | 56 | 1559 |
31 | 41,1 | 78 | 59 | 1751 |
32 | 42,4 | 81 | 61 | 1953 |
33 | 43,7 | 83 | 63 | 2162 |
34 | 45,0 | 85 | 65 | 2377 |
35 | 46,2 | 87 | 67 | 2595 |
36 | 47,4 | 89 | 68 | 2813 |
37 | 48,6 | 90 | 70 | 3028 |
38 | 49,8 | 92 | 71 | 3236 |
39 | 50,7 | 93 | 73 | 3435 |
40 | 51,2 | 94 | 74 | 3619 |
Trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các bác sĩ sẽ thông báo với bố mẹ về chỉ số thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc sao cho phù hợp. Tuy nhiên, các chỉ số thai nhi nói trên chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo dành cho các mẹ, không nên gượng ép sự phát triển của bé bởi có thể gây nên những hậu quả ngoài ý muốn.
Khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là cách để mẹ kiểm tra sự phát triển của bé cưng
Nếu mẹ bầu cần được tư vấn kỹ hơn thì có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900565656, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.
Từ khóa » đường Kính Tb Bụng Là Gì
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Các Chỉ Số Tối Quan Trọng Của Thai Nhi Mẹ Bầu Cần Biết
-
Đường Kính Lưỡng đỉnh - Chỉ Số Quan Trọng Nhất Khi Siêu âm Thai
-
Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 12 Tuần Lớn - ZCARE
-
Giải Mã Chỉ Số Siêu âm Tuần 22 ở Thai Nhi Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đường Kính Lưỡng đỉnh BPD Của Thai Nhi Là Gì? | HAHUMA
-
Siêu âm Trong Phụ Khoa Và Sản Khoa: Siêu âm Quí Hai Thai Kì
-
ĐƯỜNG KÍNH LƯỠNG ĐỈNH - CHỈ SỐ QUAN TRỌNG NHẤT ...
-
Các Mẹ Cho Hỏi Em Bé 32w Các Mẹ Siêu âm Thì Đường Kính Lưỡng ...
-
Phình động Mạch Chủ Ngực - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thai Nhi 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Thế Nào, Mẹ Thay đổi Ra Sao? - VOH
-
Chỉ Số Ac Trong Siêu âm Thai Là Gì? - HTTL
-
Tắc Ruột