Các Chỉ Số Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Những chỉ số xét nghiệm máu cơ bản và quan trọng nhất
Trên phiếu kết quả, các chỉ số xét nghiệm máu được thể hiện dưới những thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, rất khó để người bệnh có thể hiểu được nếu chưa có kiến thức gì.
Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng chỉ số xét nghiệm máu quan trọng.
1. WBC - White Blood Cells (Số lượng bạch cầu)
Chỉ số WBC bình thường là khi nằm trong khoảng từ 3,5 - 10,5 Giga/L.
- Số lượng bạch cầu trong máu có thể tăng lên với những trường hợp mắc các bệnh viêm nhiễm nhằm giúp cơ thể chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, lượng bạch cầu cũng có thể tăng khi người bệnh sử dụng các loại thuốc như corticosteroid.
- Số lượng bạch cầu sẽ giảm khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu folate, thiếu máu hoặc vitamin B12.
2. RBC - Red Blood Cells (Số lượng hồng cầu)
Chỉ số RBC ở người khỏe mạnh bình thường là từ 4,32 - 5,72 T/l (với nam) và 3,9 - 5,03 T/l (với nữ).
- Những bệnh nhân mắc chứng đa hồng cầu hoặc gặp các vấn đề mất nước thường có số lượng hồng cầu cao vượt mức tiêu chuẩn .
- Một vài nguyên nhân khiến giảm số lượng hồng cầu có thể kể đến như thiếu máu, bệnh lupus ban đỏ,...
3. Hemoglobin (lượng huyết sắc tố)
Lượng huyết sắc tố đảm bảo an toàn khi ở ngưỡng từ 13,5 - 17,5 g/dl (đối với nam) và 12 - 15,5 g/dl (đối với nữ).
- Các trường hợp có lượng huyết sắc tố tăng cao như: bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, phổi, đa hồng cầu hoặc cơ thể bị mất nước,...
- Người bị thiếu máu hoặc sốt xuất huyết sẽ khiến lượng huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng bình thường.
4. Hematocrit (thể tích khối hồng cầu)
Nữ giới khỏe mạnh có thể tích khối hồng cầu là từ 37 - 42%, trong khi đó là 42 - 47% đối với nam giới.
- Bệnh đa hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc tình trạng rối loạn dị ứng là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thể tích khối hồng cầu.
- Thể tích hồng cầu giảm phản ánh tình trạng thiếu máu, mất máu ở người bệnh hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cũng có thể gặp phải sự suy giảm thể tích hồng cầu.
5. MCV - Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình của hồng cầu)
Thể tích trung bình của hồng cầu có giới hạn bình thường từ 85 - 95 fL.
- Chỉ số MCV thường tăng ở những người nghiện rượu, bị bệnh gan, suy tuyến giáp, đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương hoặc ở những người thiếu acid folic, thiếu vitamin B12.
- Chỉ số MCV giảm trong các trường hợp: thiếu máu nguyên hồng cầu, thiếu máu mãn tính, thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm độc chì, suy thận hoặc người mắc bệnh Thalassemia.
6. RDW - Red Distribution Width (Dải phân bố kích thước hồng cầu)
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số RDW nằm trong khoảng 10 đến 16,5% thì được xem là bình thường. Dải phân bố kích thước hồng cầu thường được kết hợp với chỉ số MCV để đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chính xác. Cụ thể:
- RDW bình thường nhưng MCV tăng: thường là do tình trạng thiếu máu bất sản gây ra.
- RDW bình thường nhưng MCV giảm: bệnh nhân có thể đã mắc bệnh Thalassemia hoặc một số bệnh mãn tính khác.
- Cả RDW và MCV đều bình thường: có thể là dấu hiệu của tình trạng mất máu hoặc bệnh tan máu cấp tính. Một số bệnh lý huyết sắc tố khác cũng có thể gặp phải trường hợp này.
- Cả RDW và MCV đều tăng: là dấu hiệu của bệnh bạch cầu lympho mạn, tình trạng thiếu máu tán huyết, thiếu hụt folate hoặc vitamin B12.
- RDW tăng nhưng MCV vẫn bình thường: thường gặp ở giai đoạn đầu của tình trạng thiếu hụt vitamin, folate, thiếu sắt,...
- RDW tăng nhưng MCV giảm: cơ thể thiếu sắt là nguyên nhân của trường hợp này. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia hoặc các bệnh huyết sắc tố khác cũng có thể là nguyên nhân.
7. PLT - Platelet Count (Số lượng tiểu cầu)
Từ 150 - 450 Giga/L là giới hạn bình thường của số lượng tiểu cầu trong máu.
- Số lượng tiểu cầu tăng cao thường gặp nhiều ở trẻ em mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh viêm nhiễm, chấn thương khác.
- Người mắc các bệnh như suy tủy, ức chế tủy xương, khối u di căn, ung thư giai đoạn cuối,... sẽ có chỉ số PLT thấp hơn bình thường.
8. MPV - Mean Platelet Volume (Thể tích trung bình tiểu cầu)
Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường nếu MPV rơi vào khoảng 4 - 11fL.
- Trường hợp người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ có mức MPV tăng cao hơn mức tiêu chuẩn.
- Ngược lại, người mắc bệnh bạch cầu cấp tính hoặc thiếu máu sẽ có mức MPV giảm thấp hơn.
9. PDW - Platelet Distribution Width (Độ phân bố tiểu cầu)
Sự không đồng đều về mặt kích thước giữa các tế bào tiểu cầu được phản ánh thông qua chỉ số PDW. Nếu PDW là từ 10 - 16,5% thì độ phân bố tiểu cầu là bình thường.
- PDW tăng khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi hoặc các dạng bệnh máu ác tính.
- PDW giảm đối với những trường hợp nghiện rượu nghiêm trọng.
10. LYM - Lymphocyte (Số lượng bạch cầu Lympho)
Số lượng bạch cầu lympho có mức giới hạn bình thường là từ 17 - 48%.
- Khi cơ thể nhiễm khuẩn mạn, nhiễm khuẩn lao hoặc một số loại virus khác sẽ khiến chỉ số này tăng cao.
- Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm ở các trường hợp giảm nhiễm miễn hoặc người nhiễm HIV.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Hệ Số Rdw Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số RDW Trong Xét Nghiệm Máu | Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm RDW Là Gì Và Cần Lưu ý Gì Khi Thực Hiện? | Medlatec
-
RDW Là Gì? Khám Phá ý Nghĩa Của Chỉ Số RDW Trong Xét Nghiệm
-
Chỉ Số RDW Là Gì? Ý Nghĩa Của RDW Trong Xét Nghiệm Máu?
-
Chỉ Số RDW Là Gì? Ý Nghĩa RDW Trong Xét Nghiệm Máu? - Yduochanoi
-
RDW Là Gì? RDW Có ý Nghĩa Gì Trong Xét Nghiệm Máu?
-
RDW Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Chỉ Số RDW Trong Xét ...
-
Độ Phân Bố Hồng Cầu RDW Là Gì? RDW Cao Có ý Nghĩa Gì?
-
Giải Mã 18 Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Công Thức Máu (P2)
-
Chỉ Số RDW Là Gì? Ý Nghĩa Của RDW Trong Xét Nghiệm ...
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số RDW Trong Xét Nghiệm Máu - Bệnh Viện Vinmec
-
Chỉ Số RDW Có ý Nghĩa Gì? | Nghiền Làm Đẹp
-
Cộng đồng Xét Nghiệm - Đọc ý Nghĩa Kết Quả Thông Số RDW-SD
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số RDW Trong Xét Nghiệm Máu - Mới Nhất 2022