Các Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ
Có thể bạn quan tâm
HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ như: Thước đo giá trị; Phương tiện lưu thông; Phương tiện cất trữ; Phương tiện thanh toán,.... Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
- Trong nền kinh tế thị trường quy luật lưu thông tiền tệ nhằm?
- Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
Lạm phát có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?
- 1. Các chức năng của tiền tệ
- 1.1. Thước đo giá trị
- 1.2. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
- 1.3. Phương tiện lưu thông
- 1.4. Phương tiện cất trữ
- 1.5. Phương tiện thanh toán
- 1.6. Tiền tệ thế giới
- 2. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát
- 2.1. Quy luật lưu thông tiền tệ
- 2.2. Lạm phát
- 3. Ví dụ về lạm phát và sự khủng hoảng kinh tế
- 4. Thị trường ngoại hối là gì?
- Thị trường Forex là gì?
- 5. Một số câu hỏi liên quan đến chức năng tiền tệ
- 5.1 Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền giữ vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi hàng hóa?
- 5.2 Trong các hoạt động kinh tế, chức năng nào của tiền tệ không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế tăng cao?
- 5.3 Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của?
1. Các chức năng của tiền tệ
Vai trò của tiền tệ
Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây:
1.1. Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
1.2. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
- Giá trị hàng hóa.
- Giá trị của tiền.
- Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, tiêu chuẩn giá cả của 1 đồng đôla có hàm lượng vàng là 0.736662gr, ở Pháp 1 đồng frăng hàm lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1 đồng Fun St'zelinh có hàm lượng vàng là 2,13281 gr.. .Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng; làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ. 1 đôla vẫn bằng 10 xen.
1.3. Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa.
Công thức lưu thông hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
1.4. Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
1.5. Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
1.6. Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát
2.1. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
(Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ô vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.
+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo công thức:
M=P*Q/V
Trong đó:
- M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông
- P: là mức giá cả
- Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
- V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
2.2. Lạm phát
Lạm phát là việc tăng mức giá liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Trong một quốc gia, ở điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hoá, nhưng khi lạm phát xảy ra thì một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hoá mà phần phải thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Ví dụ: trong thời gian trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì một cân gạo mua với giá là 19.000 đồng, khi tình trạng lạm phát xảy ra thì mua một cân gạo lại với giá là 23.000 đồng. Điều này cho thấy đồng tiền mất giá trị nhanh chóng.
Lạm phát: Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, hay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực, do đó số lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng trưng. Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.
Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành:
- Lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm),
- Lạm phát phi mã (trên 10%/năm)
- siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa).
Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang...
Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới. Để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm phát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn.
3. Ví dụ về lạm phát và sự khủng hoảng kinh tế
Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là đến đời sống của người lao động.
Trước năm 1971 thì việc in tiền của các ngân hàng Trung ương được dựa trên lượng vàng dự trữ của quốc gia đó. Quốc gia đó có nhiều vàng thì sẽ được in nhiều tiền.
Tuy nhiên đến năm 1971 tổng thống Nixon đã bãi bỏ chế độ bản vị vàng. Tức là việc in tiền sẽ không bị giới hạn mà muốn in bao nhiêu thì in.
Khi khủng hoảng kinh tế xuất hiện, Chính phủ các nước in tiền để đem vào sản xuất, phục hồi nền kinh tế. Nhưng đồng thời, việc in tiền quá nhiều dẫn đến giá trị đồng tiền không đúng với giá trị của nó trên thực tế, vì vậy, đồng tiền mất giá, thời điểm này hay được gọi với cái tên thời điểm "tiền rẻ".
Ví dụ: Trước kia, để mua được 1 kg thịt lợn chỉ mất 70.000vnđ. Khi lạm phát xuất hiện, giá cả tăng cao, 1 kg thịt lợn hiện giờ phải mất 120.000vnđ hoặc hơn rất nhiều tiền mới mua được.
Giá của hàng hóa bị tăng cao, đẩy người dân vào cuộc sống khó khăn buộc họ phải thắt chặt chi tiêu. Khi người dân thắt chặt chi tiêu, nền kinh tế trì trệ vì không có dòng tiền đẩy vào để lưu thông.
Ví dụ điển hình cho khủng hoảng kinh tế là siêu lạm phát khiến người Venezuela phải cân tiền. Từng là một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới, đồng Bolivar giờ đây đã trở thành một mối phiền toái đối với người sở hữu. Chỉ cần mua một món đồ cơ bản cũng phải cần tới hàng trăm tờ tiền Bolivar.
Vì thế khi lạm phát kinh tế xuất hiện, việc điều tiết nền kinh tế, ngăn chặn khủng khoảng của Chính phủ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không có những chính sách sáng suốt có thể sẽ xuất hiện những Nam Tư hồi thập niên 1990, và Zimbabwe cách đây một thập niên.
4. Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường Forex là gì?
Thị trường ngoại hối (hay còn gọi là thị trường Forex) là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Các thị trường bán buôn được tổ chức tại các trung tâm tài chính, tiền tệ quốc tế như: New York, Tokyo, London, Zurich, Hongkong, Singapore... Ở mức độ bán lẻ nó được rất nhiều ngân hàng thương mại, công ty chuyên doanh ngoại hối thực hiện. Tại thị trường này, cung và cầu cũng quyết định giá cả của ngoại hối hay chính là tỷ giá hối đoái.
5. Một số câu hỏi liên quan đến chức năng tiền tệ
5.1 Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền giữ vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi hàng hóa?
Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền giữ vai trò là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Vì các chủ thể sẽ bán hàng hoá để lấy tiền và sử dụng tiền đó để mua hàng hoá khác cần thiết.
5.2 Trong các hoạt động kinh tế, chức năng nào của tiền tệ không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế tăng cao?
Trong các hoạt động kinh tế, nếu chức năng cất trữ của tiền tệ không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế cao.
Vì khi tiền không được cất trữ nghĩa là tiền mặt được người dân lưu thông quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc tiền giấy sẽ được sử dụng tràn lan, khiến dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát diễn ra thì giá cả hàng hoá tăng và khả năng mua của người dân giảm đi. Từ đó gây khủng hoảng kinh tế.
5.3 Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của?
Trong nền kinh tế hàng hóa sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của Sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Vì bản chất của tiền tệ là để xác định giá trị hàng hoá và lưu thông hàng hoá, nên nếu các chức năng tiền tệ phát triển thì đồng nghĩa với việc sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng phát triển.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
- Chính phủ chính thức trình gói phục hồi kinh tế quy mô 350.000 tỷ đồng
- Mẫu số B03a - VSD: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
Từ khóa » Tiền Tệ Có Chức Năng Cơ Bản Nào
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ - Tri Thức Cộng đồng
-
05 Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Kinh Tế Thị Trường 2022
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng Cơ Bản Theo Quy định?
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ? - Lênin
-
Chức Năng Cơ Bản Nhất Của Tiền Là Gì? - TopLoigiai
-
Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Chức Năng Nào Của Tiền Tệ Là Chức Năng Cơ Bản Nhất Và Vì Sao?
-
Chức Năng Của Tiền Tệ-Chức Năng Nào Là Cơ Bản Nhất- Vì Sao Docx
-
Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng? - Khóa Học
-
5 Chức Năng Của Tiền Tệ Có Ví Dụ Và Hình ảnh Minh Họa Cụ Thể