Các Chức Vụ Tông Môn Trong Truyện Tiên Hiệp

8,8K

Top giải thích các chức vụ trong tông môn của đa số các truyện tiên hiệp:

1. Tạp dịch: Là những phàm nhân, đệ tử linh căn thấp kém hoặc đệ tử chưa chính thức bước chân vào con đường tu luyện. Tạp dịch tên như ý nghĩa. Làm những việc như Nấu cơm, giặt đồ… Tạp dịch chưa chính thức được coi là người trong môn phái.

2. Đệ tử ngoại môn: Là những người đã chính thức là thành viên của môn phái nhưng chưa phải cao tầng.

3. Chấp sự: Là những người quản hạt đệ tử, ban phát tài nguyên tu luyện, kiểm toán thu chi môn phái… nội dung nôm na như quản gia.

4. Đệ tử nội môn: Chính thức tiến vào trung tầng môn phái. Thành nội môn mới có tư cách để trưởng lão, môn chủ chú ý tới.

5. Đệ tử tinh anh: Đã tiếp xúc với cao tầng môn phái, là lực lượng nòng cốt cũng như căn cơ của môn phái.

6. Đệ tử hạch tâm: Số lượng rất ít. Là những người sau này sẽ nắm chức cao trong phái. Họ sẽ có sư phụ riêng. Đệ tử hạch tâm sẽ được môn phái dốc tài nguyên bồi dưỡng, sau này sẽ trở thành hộ pháp, chấp sự, tổng quản…

7. Hộ pháp: Là những người hộ giáo, đôi khi còn chưởng quản hình phạt trong giáo.

8. Đệ tử chân truyền: Thường có không quá 10 người. Một giáo phái sẽ chia thành các chi mạch. Mỗi mạch lại có truyền thừa của riêng mình. Họ sẽ là những ngươi nắm giữ truyền thừa của một mạch, sau này sẽ thành trưởng lão.

9. Trưởng lão: Những nhân vật chủ chốt quyết định hướng đi của giáo phái.

10. Đệ tử truyền thừa: Chỉ có 1 người, đó sẽ là chưởng môn tương lai. Trong trường hợp tông môn bị hủy diệt thì đệ tử truyền thừa có trách nhiệm bảo lưu các truyền thừa của tông môn chống thất truyền.

11. Đại trưởng lão: Trưởng lão đứng đầu.

12. Chưởng môn: Chấp chưởng môn phái.

13. Thái thượng trưởng lão: Thường là chưởng môn tiền nhiệm. Có trách nhiệm giám sát chưởng môn.

14. Lão tổ: Là những lá bài tẩy của môn phái. Thường bế quan không hỏi sự đời.

15. Khai phái tổ sư: Tổ sư sáng lập ra môn phái.

____________________________________

Một số chức vụ, tên gọi đặc biệt trong các truyện:

Quan môn đệ tử: Quan môn = đóng cửa đệ tử được thu cuối cùng của 1 người. Chịu trách nhiệm đưa ma cho sư phụ.

Ký danh đệ tử: Là đệ tử thu trên danh nghĩa, không chính thức. Không được truyền chân tài thực học.

Thủ tịch đệ tử: Thủ tịch = cầm tay. Những người có sư phụ riêng cầm tay chỉ bảo. Đệ tử hạch tâm, chân truyền, truyền thừa đều là thủ tịch đệ tử.

Đồng tử: Những người được nuôi từ nhỏ, vô cùng trung thành. Chịu trách nhiệm như tạp dịch nhưng chỉ cho riêng 1 người.

Chuẩn đồ: Những người chuẩn bị trở thành đệ tử của 1 ai đó.

Phản đồ: Đồ đệ đã phản bội môn phái.

Khí đồ: Đồ đệ bị tông môn vứt bỏ.

Khách khanh: Là những người đã có thành tựu rồi mới gia nhập tông môn. Tông môn cung cấp tài nguyên đổi lại họ phải phục vụ cho tông môn. Độ trung thành với tông môn không cao.

Huyết Nguyệt

Từ khóa » Tông Môn Là Gì