Các Chứng Chỉ Tiếng Anh Thông Dụng Nhất Hiện Nay, Cập Nhật 2022
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang có nhu cầu thi các chứng chỉ tiếng Anh để xin việc, thi công chức, viên chức, nâng ngạch… nhưng chưa biết mình cần loại chứng chỉ nào phù hợp. Bởi có quá nhiều lựa chọn như: Chứng chỉ VSTEP A1, A2, B1, B2, C1, C2 hay Toeic, Toefl, Ielts…
Sau đây là các loại chứng chỉ tiếng anh được công nhận và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Hãy cùng chúng tôi đánh giá từng loại chứng chỉ để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn!
Mục lục
- Các loại chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam
- 1. Khung Năng Lực Ngoại Ngữ 6 bậc Việt Nam (VSTEP)
- 2. Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu CEFR
- 3. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS
- 4. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL
- 5. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC
- 6. Bằng cử nhân ngôn ngữ Anh của bộ GD&ĐT
- Tại sao không có các chứng chỉ PET, SAT, Cambridge ESOL,..?
- Nên thi chứng chỉ tiếng anh loại nào?
- Kinh nghiệm chọn loại chứng chỉ tiếng anh
- Đăng ký luyện thi chứng chỉ tiếng Anh tại Edulife
Các loại chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam
1. Khung Năng Lực Ngoại Ngữ 6 bậc Việt Nam (VSTEP)
Căn cứ theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 24/01/2014 quy định về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc tại Việt Nam thì chứng chỉ tiếng anh theo KNLNN 6 Bậc là hợp chuẩn và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Chứng chỉ anh văn theo KNLNN 6 Bậc này không chỉ áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ, y bác sĩ... mà còn có áp dụng cho quy chế đào tạo sau đại học thạc sĩ, tiến sĩ và là đề án tuyển sinh, ra trường của nhiều trường đại học, cao đẳng.
Khung Năng Lực Ngoại Ngữ 6 bậc Việt Nam gồm 6 bậc là: Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6 tham chiếu theo Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu CEFR (A1, A2, B1, B2, C1, C2).
Để đánh giá trình độ tiếng anh theo KNLNN 6 Bậc mới nhất, bộ GD&ĐT thực hiện các kỳ thi VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) và cấp chứng chỉ tương đương.
Bảng mô tả KNLNN 6 bậc Việt Nam và Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu CEFR
KNLNN 6 Bậc Việt Nam | Kỳ thi/Cấp Chứng chỉ | Tương đương CEFR |
Bậc 1 | Chứng chỉ VSTEP A1 | Cấp A1 |
Bậc 2 | Chứng chỉ VSTEP A2 | Cấp A2 |
Bậc 3 | Chứng chỉ VSTEP B1 | Cấp B1 |
Bậc 4 | Chứng chỉ VSTEP B2 | Cấp B2 |
Bậc 5 | Chứng chỉ VSTEP C1 | Cấp C1 |
Bậc 6 | Chứng chỉ VSTEP C2 | Cấp C2 |
Lưu ý: chỉ có 1 số trường đại học được phép tổ chức khảo thí chứng chỉ tiếng anh, các bạn tham tham khảo tại: Các trường được cấp chứng tiếng Anh
2. Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu CEFR
Loại chứng chỉ tiếng anh phổ biến tiếp theo tại Việt Nam phải kế đến đó là Chứng chỉ CEFR.
CEFR là cụm từ viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages tạm dịch: Khung Tham Chiếu Trình Độ Ngôn Ngữ Chung Châu Âu.
Tương đương với KNLNN 6 bậc tại Việt Nam, CEFR là tiêu chuẩn đánh giá tiếng anh của quốc tế phổ biến nhất.
Tại Việt Nam CEFR dùng để tham chiếu cho KNLNN 6 Bậc quốc gia, đồng thời được công nhận và áp dụng tuyển sinh tại các trường đại học – cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, bác sĩ,…
Các cấp độ của chứng chỉ tiếng anh CEFR:
Cấp độ CEFR | Mô tả |
A1 | Có thể hiểu và sử dụng các câu và cụm từ đơn giản, quen thuộc liên quan đến nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Giới thiệu bản thân và giao tiếp đơn giản. |
A2 | Có thể hiểu các câu và cụm từ liên quan đến các chủ đề quen thuộc. Bên cạnh đó có thể sử dụng các cụm từ và câu đơn giản để mô tả trải nghiệm, nhu cầu, mong muốn và sở thích của mình. |
B1 | Có thể hiểu ý chính của các bài nói và bài viết về các chủ đề quen thuộc. Giao tiếp cơ bản với các chủ đề cá nhân, quen thuộc. Tạo ra các câu và đoạn văn đơn giản để mô tả trải nghiệm, ý kiến và kế hoạch của mình. |
B2 | Có thể hiểu ý chính của các bài nói và bài viết về các chủ đề trừu tượng và phức tạp. Giao tiếp trôi chảy với nhiều tình huống khác nhau. Có thể viết các bài chi tiết rõ ràng với nhiều chủ đề khác nhau. |
C1 | Có thể hiểu các ý kiến và quan điểm phức tạp trong các bài nói và bài viết dài. Giao tiếp một cách trôi chảy và tự nhiên có thể biện luận thuyết phục khi giao tiếp trôi chảy. |
C2 | Có thể hiểu mọi thứ được nghe và đọc. Ngoài ra có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích học tập, chuyên nghiệp, chuyên ngành và xã hội. |
3. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS
IELTS (International English Language Testing System) là hệ thống bài kiểm tra kỹ năng sử dụng tiếng Anh, bao gồm 4 kỹ năng đó là kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.
Bài thi của IELTS có hai dạng:
IELTS Academic: dành cho học viên đại học và sau đại học hoặc tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu sử dụng tiếng anh trong môi trường học thuật (IELTS học thuật)
IELTS General training: Đây là loại cơ bản dành cho sinh viên, người đi làm, học tập nước ngoài… không sử dụng trong môi trường học thuật. (IELTS cơ bản)
Tùy vào nhu cầu học viên có thể chọn 1 trong 2 dạng thi, đối với dạng học thuật đề thi sẽ khó hơn so với dạng cơ bản.
IELTS không tồn tại đỗ và trượt. Thí sinh sẽ nhận được Giấy chứng nhận kết quả và tại đó thể hiện số điểm từ là 1 – 9. Giấy chứng nhận kết quả sẽ ghi rõ tổng điểm và điểm trung bình cho từng phần thi.
Các điểm số trong IELTS
Các điểm IELTS | Mô tả |
9 – Thông thạo | Đã hoàn tất nắm rõ ngôn ngữ với một sự thích hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn tất tất cả. |
8 – Rất tốt | Hoàn chỉnh nắm vững ngôn từ, chỉ đôi lúc mắc những lỗi như không cụ thể, chưa phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc rất có thể sẽ không hiểu. |
7 – Tốt | Nắm vững ngôn ngữ, nhưng nhiều khi có sự chưa chính xác, không thích hợp, không hiểu trong một số những trường hợp. Nói chung là dùng tốt ngữ điệu phức hợp & hiểu các lý lẽ phức tạp. |
6 – Khá | Dùng ngôn từ khá hiệu quả tuy có nhiều chỗ không cụ thể, chưa phù hợp, không hiểu nhiều. |
5 – Bình thường | Dùng được một trong những phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa tổng quát trong phần đông các tình huống, dù thường xuyên gặp lỗi. Có thể sử dụng ngôn từ giữa những ngành nghề riêng quen thuộc. |
4 – Hạn chế | Có sự thành thạo căn bản bị hạn chế giữa những trường hợp thân quen. Thường có khó khăn trong các công việc dùng ngôn ngữ phức tạp. |
3 – Cực kỳ hạn chế | Có thể nói và hiểu tình huống rất rất gần gũi. Thường thất bại trong giao tiếp. |
2 – Lúc được lúc không | Lúc được lúc không: Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh. |
1 – Không biết sử dụng | Không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ cá biệt. |
0 – Bỏ thi | Người dự thi sẽ không hề tham gia kì thi. |
4. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL
Chứng chỉ TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) là bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nhằm đánh giá trình độ Anh ngữ của những người sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Ở Việt Nam nó còn được sử dụng thi công chức, xin việc,… Thời hạn của chứng chỉ Toefl có giá trị trong vòng 2 năm. Chứng chỉ này có các loại:
- TOEFL iBT: Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới nhất thay thế các hình thức thi trên giấy, gồm có 4 chuẩn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- TOEFL PBT: Thi kiểu truyền thống trên giấy, dạng này đã ngừng sử dụng kể từ năm 2017 trừ một số khu vực thi gặp vấn đề về Internet.
- TOEFL ITP: Dùng đánh giá trình độ tiếng Anh của công nhân viên chức, sinh viên… cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.
- TOEFL Primary: Bài thi giúp các em nhỏ 8 tuổi hình thành nền tảng tiếng Anh, giúp giáo viên đánh giá và có phương pháp dạy học.
- TOEFL Junior: Tương tự như TOEFL Primary nhưng dành cho các bé ở cấp trung học cơ sở từ 11 tuổi trở lên.
Tại Việt Nam, trung tâm khảo thí của TOEFL tại IIG Việt Nam, bạn có thể đăng ký dự thi online thông qua website ets.org hoặc đăng ký trực tiếp tại các trung tâm được cấp phép bởi IIG
5. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC
Toeic viết tắt của Test Of English for International Communication là một chứng chỉ quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. Chứng chỉ tiếng anh TOEIC phù hợp với những người muốn làm việc và giao tiếp ở nước ngoài
Kết quả của bài thi Toeic phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch.
Theo đánh giá sơ bộ, đây là là mức độ dễ nhất trong các loại chứng chỉ ngoại ngữ khi chỉ có 2 phần thi nghe hiểu và đọc hiểu. Mới nhất thì Toeic đã được cập nhật các phần thi khác như nói và viết. Chứng chỉ này ngày nay đã không còn xa lạ đối với sinh viên cũng như giáo viên, người xin việc bởi độ phổ biến.
- Toeic 100 – 300 điểm: Mức độ cơ bản, khả năng giao tiếp kém.
- Toeic 300 – 450 điểm: Mức độ hiểu cũng như giao tiếp trung bình, là yêu cầu với sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng.
- Toeic 450 – 650 điểm: Mức độ giao tiếp khá. Đây cũng là yêu cầu chung đối với sinh viên tốt nghiệp Đại Học.
- Toeic 650 – 850 điểm: Mức độ giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu khi làm việc trong môi trường làm việc quốc tế.
- Toeic 850 – 990 điểm: Sử dụng tiếng anh như là tiếng mẹ đẻ.
Các bạn có thể đăng ký thi Toeic qua IIG Việt Nam. Các trung tâm khác cũng đều phải thông qua IIG tổ chức thi và cấp bằng. Để đăng ký thi bạn cần đến trực tiếp IIG làm thủ tục.
6. Bằng cử nhân ngôn ngữ Anh của bộ GD&ĐT
Ngoài các loại chứng chỉ tiếng Anh phổ biến kể trên thì phải nhắc tới một loại bằng anh văn khá phổ biến nhưng lại có giá trị vĩnh viễn chính là bằng cử nhận đại học ngôn ngữ Anh. Bằng cử nhân này được cấp bởi các trường đại học có thẩm quyền được quản lý bởi Bộ GD&ĐT. Sau khi bạn hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng đầy đủ các điều kiện ra trường thì sẽ được cấp bằng.
Đây là tấm bằng duy nhất có giá trị sử dụng vĩnh viễn tại Việt Nam, tấm bằng mở ra cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội việc làm tốt, cơ hội phát triển trong tương lai.
Ưu điểm:
- Bằng có giá trị vĩnh viễn.
- Mở ra những cơ hội việc làm tốt, thăng tiến trong công việc
- Là điều kiện đầu tiên để thi công chức, viên chức.
Nhược điểm:
- Thời gian học dài, kéo dài 4 năm.
- Chấp nhận không rộng rãi.
Tại sao không có các chứng chỉ PET, SAT, Cambridge ESOL,..?
Như đã giới thiệu từ đầu, bài viết này chỉ nhắm đến các loại chứng chỉ tiếng anh phổ biến nhất tại Việt Nam thì 6 loại chứng chỉ trên là đủ.
Các chứng chỉ này được căn cứ theo quy định mới nhất của bộ GD&ĐT, được nhiều trước đại học, cao đẳng lựa chọn để làm quy định tuyển sinh, dạy học, đào tạo thạc sĩ tiến sĩ. Các cơ quan nhà nước căn cứ áp dụng cho cán bộ công chức viên chức.
Đối với các loại chứng chỉ khác như PET, SAT, Cambridge ESOL,… vẫn được công nhận nhưng không phổ biến bằng. Chính vì vậy chúng tôi không đưa vào danh sách gợi ý.
Nên thi chứng chỉ tiếng anh loại nào?
Sau khi tìm hiểu về các loại chứng chỉ tiếng anh mà chúng tôi gợi ý bên trên chắc hẳn bạn đang thắc mắc: “Nhiều chứng chỉ như vậy thì nên thi loại nào? Các loại chứng chỉ có khác nhau gì không?”
Để giúp bạn có cái nhìn trực quan về các loại chứng chỉ trên, chúng tôi xin đưa ra bảng quy đổi sau:
TOEFL (iBT) | IELTS | TOEIC | CEFR | KNLNN 6 Bậc (VSTEP) |
0 – 8 | 1.0 – 1.5 | 0 – 255 | A1 | VSTEP A1 |
9 – 18 | 1.5 – 2.0 | |||
19 – 29 | 2.0 – 3.0 | 256 – 500 | ||
30 – 40 | 3.0 – 4.0 | A2 | VSTEP A2 | |
41 – 52 | 4.0 – 4.5 | 501 – 700 | B1 | VSTEP B1 |
53 – 64 | 4.5 – 5.5 | |||
65 – 78 | 5.5 – 7.0 | 701 – 900 | B2 | VSTEP B2 |
79 – 95 | 7.0 – 8.5 | C1 | VSTEP C1 | |
96 – 120 | 8.5 – 9.0 | 901 – 990 | C2 | VSTEP C2 |
Lưu ý: Mỗi loại chứng chỉ có cách chấm điểm riêng nên bảng quy đổi chỉ mang tính chất tương đối giúp bạn tham khảo một cách trực quan.
Kinh nghiệm chọn loại chứng chỉ tiếng anh
Mục đích thi lấy chứng chỉ tiếng Anh là một yếu tố quan trọng quyết định việc bạn nên chọn loại chứng chỉ nào. Có rất nhiều loại chứng chỉ khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần xác định rõ mục đích của mình để có thể lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp nhất.
- Đi du học hoặc Đi nước ngoài
Nếu bạn có kế hoạch đi du học hoặc đi làm việc ở nước ngoài, bạn cần lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh được các trường đại học, công ty, tổ chức nước ngoài yêu cầu. Một số loại chứng chỉ tiếng Anh phổ biến được sử dụng trong mục đích này bao gồm: TOEFL , IELTS hoặc Cambridge English vì đây là các chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên thế giới.
- Bổ sung hồ sơ công chức, viên chức
Hiện nay, công chức viên chức Việt Nam không bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu có chứng chỉ vẫn là một lợi thế trong quá trình tuyển dụng và thăng tiến của công chức viên chức.
Nếu bạn muốn bổ sung chứng chỉ tiếng Anh vào hồ sơ công chức, viên chức, bạn nên chọn chứng chỉ VSTEP được Bộ GD&ĐT cấp.
- Xin việc hoặc Phục vụ công việc
Nếu bạn cần chứng chỉ tiếng anh phục vụ cho công việc hoặc đi xin việc bạn cần lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng hoặc công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Các chứng chỉ bạn có thể cân nhắc: TOEIC, IELTS, VSTEP hoặc Cambridge English. Đa phần các công ty hiện nay đều chấp nhận các loại chứng chỉ tiếng anh này.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau trước khi chọn chứng chỉ để ôn luyện:
- Khả năng tài chính cá nhân
- Trình độ tiếng anh hiện tại của bạn
- Địa điểm học và thi lấy chứng chỉ
Đăng ký luyện thi chứng chỉ tiếng Anh tại Edulife
Trung tâm ngoại ngữ Edulife là một địa chỉ uy tín về các khóa luyện thi chững chỉ tiếng Anh theo KNLNN 6 Bậc, chứng chỉ tiếng Anh Vstep và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Những ưu điểm khi tham gia khóa học của chúng tôi là:
- Đội ngũ giảng viên đến từ các trường đại học lớn, có nhiều năm kinh nghiệm trong luyện thi chứng chỉ. Đem lại chất lượng giảng dạy cao cho từng khóa học
- Cung cấp tài liệu trọn bộ, bám sát cấu trúc đề thi, giảng viên luôn hỗ trợ học viên tận tình.
- Chúng tôi là đơn vị Cam kết chất lượng đầu ra bằng văn bản, có đầy đủ cơ sở pháp lý khẳng định uy tín và chất lượng
- Lệ phí ôn tập luôn cạnh tranh với thị trường, đóng một lần nhưng bạn được ôn tập đến bao giờ đỗ thì thôi.
- Hình thức học và thời gian học linh động, học online qua Zoom xóa tan nỗi lo không thể theo học đều đặn, phù hợp với cả những người bận rộn.
Edulife thông báo khai giảng các lớp luyện thi bằng tiếng Anh – Bằng chính quy của các trường: ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hà Nội, Đại Học Ngoại Ngữ và nhiều trường – trung tâm chứng chỉ hàng đầu khác tại Hà Nội) hỗ trợ đến khi lấy bằng – có bằng sau 7 ngày. Nhận lịch thi các trường tại đây:
Đăng ký ngay
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên với chúng tôi – Trung tâm Edulife:
Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096 999 8253
Từ khóa » Chứng Chỉ Cefr Có được Công Nhận Không
-
Chứng Chỉ Tiếng Anh Quốc Tế Nào được Công Nhận ở Việt Nam?
-
Tại Sao Cần Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh CEFR?
-
Phân Biệt Chứng Chỉ Tiếng Anh CEFR Và VSTEP
-
Chứng Chỉ CEFR Có được Công Nhận Không - Hàng Hiệu
-
Không Phải Vstep. Từ 2018 Về Trước Thì Chứng Chỉ Này Có Giá Trị ...
-
Tiếng Anh CEFR
-
07 Chứng Chỉ Tiếng Anh Có Giá Trị Nhất Hiện Nay Tại Việt Nam
-
Điều Kiện Ngoại Ngữ để được Công Nhận Văn Bằng Thạc Sĩ
-
Chứng Chỉ Ngoại Ngữ Theo Quy định Của Bộ Giáo Dục Và đào Tạo
-
Chứng Chỉ Nào được Công Nhận Khi Xét Chuẩn đầu Ra Thạc Sĩ?
-
Chứng Chỉ Tiếng Anh: TOEIC, IELTS, CEFR Và Những điều Cần Biết.
-
CEFR Là Gì? So Sánh điểm Khác Biệt Giữa CEFR Và VSTEP
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Chứng Chỉ Tiếng Anh CEFR Và VSTEP
-
Chứng Chỉ Tiếng Anh CEFR Là Gì? Thi Chứng Chỉ CEFR ở đâu?