Các Chương Trình Xúc Tiến đầu Tư ở Việt Nam Theo Luật Đầu Tư
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm phát triển nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vậy theo Luật đầu tư hiện nay quy định những chương trình xúc tiến đầu tư nào? Hãy cùng tìm hilaw.vn hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?
Khái niệm về đầu tư trong Luật Đầu tư được ghi nhận tại Khoản 8, Điều 3, gắn với đầu tư kinh doanh, đó là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”.
Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay:
– Xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
– Xúc tiến đầu tư là công cụ năng động và gây ảnh hưởng định hướng đến nhà đầu tư và là hình thức tuyên truyền nhằm tìm kiếm và duy trì vốn đầu tư. Trước hết, xúc tiến đầu tư là một công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách FDI, có tác động đến việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Xúc tiến đầu tư FDI chỉ là một công cụ trong số các công cụ phát triển kinh tế. Xúc tiến đầu tư thực chất là giải quyết bài toán tìm kiếm và duy trì vốn đầu tư. Thông qua xúc tiến đầu tư, các dự án FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ, đồng thời là nhân tố quan trọng phát huy nguồn nội lực nhất là trong giai đoạn khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp.
2. Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là tập hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, có tính liên vùng, liên ngành do các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.
2.1. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
a) Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được xây dựng hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia trên cơ sở tổng hợp đề xuất của cơ quan chủ trì;
b) Trước ngày 30 tháng 5, cơ quan chủ trì gửi đề xuất thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm tiếp theo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư. Các đề xuất gửi sau thời hạn này được tổng hợp vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm kế tiếp;
c) Trước ngày 30 tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan chủ trì các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
d) Trước ngày 15 tháng 7, cơ quan chủ trì thực hiện các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
đ) Trước ngày 30 tháng 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Tài chính dự kiến Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo để có ý kiến về dự toán chi ngân sách;
e) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo gửi các cơ quan chủ trì bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
g) Căn cứ Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với các cơ quan chủ trì; tạm ứng, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký.
2.2. Điều chỉnh Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
a) Trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan chủ trì gửi đề nghị tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư, nêu rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt; thông báo cho các cơ quan có liên quan bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu xây dựng, điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
3. Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3.1. Hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội để định hướng công tác xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước;
b) Căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm.
3.2. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư
a) Trước ngày 30 tháng 5, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự kiến chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư. Các dự kiến chương trình xúc tiến đầu tư gửi sau thời hạn này được tổng hợp vào chương trình xúc tiến đầu tư của năm kế tiếp;
b) Trước ngày 30 tháng 7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
c) Trước ngày 30 tháng 8, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Căn cứ vào tình hình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư và điều kiện cụ thể, sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư; thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu xây dựng, điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Xúc tiến đầu tư trong hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước
– Đối với hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước có hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng phương án xúc tiến đầu tư.
– Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư theo phương án đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được giao làm đầu mối tổ chức hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước.
– Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định, nội quy, yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hoặc cơ quan đầu mối tổ chức hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước;
b) Cử đại diện tham dự đúng đối tượng, thành phần và chịu trách nhiệm toàn diện về việc cử đại diện.
5. Phối hợp giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện các hoạt động hỗn hợp xúc tiến đầu tư với thương mại hoặc du lịch hoặc ngoại giao kinh tế hoặc với các hoạt động nêu trên phải phối hợp và có sự thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung xúc tiến đầu tư trong quá trình xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện.
– Nội dung phối hợp:
a) Thông báo kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế có nội dung liên quan đến xúc tiến đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 07 ngày bằng văn bản và qua hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
b) Thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung xúc tiến đầu tư trong các hoạt động xúc tiến hỗn hợp đầu tư, thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế.
6. Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước
– Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tại Việt Nam và ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 97 của Nghị định này.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư phải thông báo ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư và thông báo kết quả chậm nhất 15 ngày sau khi hoàn thành tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc thông báo trước và sau khi tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư thực hiện bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Xem thêm: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm: Dự án đầu tư là gì? Các đặc điểm và phân loại dự án đầu tư
Từ khóa » Khái Niệm Xúc Tiến đầu Tư Là Gì
-
Hoạt động Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? Các Quy định Về ... - Luật Minh Khuê
-
Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? Các Hoạt động Xúc Tiến đầu Tư?
-
Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? - Nhadep247
-
Những Lý Luận Chung Về Hoạt động Xúc Tiến đầu Tư Thu Hút ... - 123doc
-
Hoạt động Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Cơ Quan ...
-
- Đổi Mới để Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt động Xúc Tiến đầu Tư
-
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ Đinh Xuân Tuấn,... - Nghiên Cứu & Trao Đổi
-
Xúc Tiến đầu Tư Tại Chỗ Và Giải Pháp Thực Hiện
-
Xúc Tiến đầu Tư Là Gì? Các Hoạt động - Ta
-
Khái Niệm Nhà đầu Tư Nước Ngoài: Nhìn Từ Thực Tiễn - Detail
-
[PDF] PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý Do Chọn đề Tài Xúc Tiến đầu Tư Trong Nền Kinh ...
-
[PDF] 11724846_01.pdf