Các Cienco đã được CPH Ra Sao? Bài 4: Tập đoàn Phúc Lộc Của ...

Nằm trong nhóm doanh nghiệp của ngành giao thông phải cổ phần hóa, song việc IPO Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) gặp phải nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp “anh em” của mình.

Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi trước khi cổ phần hóa, Cienco8 liên tục thua lỗ, thậm chí còn bị Bộ Giao thông vận tải xếp vào loại "yếu" nhất trong số các tổng công ty xây lắp trong ngành.

cienco8

Tập đoàn Phúc Lộc của doanh nhân Lương Minh Tường thâu tóm Cienco8

Theo báo cáo của Cienco 8 gửi Bộ Giao thông vận tải, số nợ phải thu của tổng công ty tính đến 30/6/2013 lên tới 1.300 tỷ đồng trong khi nợ phải trả là 2.800 tỷ đồng. Đến thời điểm này, các công ty thành viên nợ công ty mẹ hơn 700 triệu đồng, công ty mẹ nợ các chủ đầu tư gần 800 triệu đồng. Số lao động thường xuyên không có việc làm lên tới 500 người.

Bài liên quan Các Cienco đã được cổ phần hoá ra sao? Bài 1: Nhóm công ty liên quan  Út ‘trọc’ thâu tóm Cienco1Các Cienco đã được cổ phần hoá ra sao? Bài 1: Nhóm công ty liên quan Út ‘trọc’ thâu tóm Cienco1 Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 2: Đại gia Tuấn Lộc và người nhà Phó chủ tịch Nghệ An tại Cienco4Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 2: Đại gia Tuấn Lộc và người nhà Phó chủ tịch Nghệ An tại Cienco4 Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 3: Toan tính của Hải Phát tại Cienco5Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 3: Toan tính của Hải Phát tại Cienco5

Đến đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Cienco8. Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Cienco8 là 350 tỷ đồng, tương đương phát hành 35 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 17,15 triệu cổ phần, chiếm 49% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 1,4%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 21%; bán đấu giá công khai hơn 10 triệu cổ phần, tương đương 28,6% vốn điều lệ.

Ba cổ đông chiến lược của Cienco8 là: Công ty cổ phần Cầu đường Long Biên góp 35 tỷ đồng (chiếm 10% tỷ lệ vốn điều lệ), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC góp 21 tỷ đồng (chiếm 6% tỷ lệ vốn điều lệ) và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam góp 17.5 tỷ đồng (chiếm 5% tỷ lệ vốn điều lệ).

Ngày 6/5/2014, Cienco8 đã đưa ra đấu giá là hơn 10 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, chỉ có 26 nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Trong đợt này, Cienco8 chỉ bán được 37.000 cổ phần với giá bình quân 10.000/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được là 370 triệu đồng.

Đến tháng 8/2015, Cienco8 tiếp tục đưa hơn 19,1 triệu cổ phần ra đấu giá với giá khởi điểm 10.100 đồng/cp, đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia (gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân đều là nhà đầu tư trong nước) nhưng tổng khối lượng đăng ký mua chỉ là 8.266.000 Cổ phần tương đương 43,5% lượng cổ phiếu đấu giá.

Kết quả đấu giá cho biết, giá đặt mua thành công cao nhất cũng như thấp nhất đều là 10.100 đồng. Do đó, giá đấu thành công bình quân là 10.100 đồng.

Cũng trong năm 2015, Cienco8 bất ngờ công bố thông tin ông Lương Minh Tường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty.

Lúc này, thông tin Tập đoàn Phúc Lộc, ông Lương Minh Tường và bà Đinh Thị Hương Giang đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước, và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8 mới được sáng tỏ.

Sau khi Tập đoàn Phúc Lộc và vợ chồng ông Lương Minh Tường nắm quyền chi phối Cienco8, công ty này có đợt tăng vốn điều lệ lên 589,9 tỷ đồng. Lúc này, Nhà nước chỉ nắm khoảng 18% vốn điều lệ, còn nhóm cổ đông Tập đoàn Phúc Lộc chiếm cổ phần chi phối với 78,51%.

Đến năm 2016, Chủ tịch HĐQT Cienco8 – ông Lương Minh Tường có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị bộ này cho ý kiến về việc tăng vốn điều lệ từ 589,9 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng với hình thức tăng vốn điều lệ là các cổ đông chính thực hiện góp vốn theo nhu cầu tăng vốn từng đợt.

Lý do của việc tăng vốn khủng này là để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trong đó có việc tham gia đầu tư các dự án theo hình thức BOT, PPP, kinh doanh bất động sản; đầu tư máy móc; xây dựng cải tạo các trụ sở làm việc.

Trong trường hợp Bộ Giao thông vận tải không tham gia góp vốn, HĐQT Cienco8 muốn cổ đông nhà nước đồng ý việc các cổ đông chính gồm Tập đoàn Phúc Lộc, ông Lương Minh Tường và bà Đinh Thị Hương Giang góp toàn bộ số vốn điều lệ tăng thêm.

Nếu việc tăng vốn này được thực hiện, tỉ lệ vốn của Nhà nước tại Cienco8 sẽ chỉ còn khoảng 5,4%. Còn tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Phúc Lộc gần như tuyệt đối.

Sau khi ông Lương Minh Tường lên làm Chủ tịch HĐQT của Cienco8 doanh nghiệp này cùng Tập đoàn Phúc Lộc lập thành một liên danh và liên tục được chỉ định thầu nhiều dự án lớn ở tỉnh Thái Nguyên.

Bài liên quan Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 3: Toan tính của Hải Phát tại Cienco5Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 3: Toan tính của Hải Phát tại Cienco5 Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 2: Đại gia Tuấn Lộc và người nhà Phó chủ tịch Nghệ An tại Cienco4Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 2: Đại gia Tuấn Lộc và người nhà Phó chủ tịch Nghệ An tại Cienco4 Các Cienco đã được cổ phần hoá ra sao? Bài 1: Nhóm công ty liên quan  Út ‘trọc’ thâu tóm Cienco1Các Cienco đã được cổ phần hoá ra sao? Bài 1: Nhóm công ty liên quan Út ‘trọc’ thâu tóm Cienco1 Góc khuất những dự án khủng của Tập đoàn Cienco 4: Bài 1 - Khu du lịch 1.500 tỷ đồng mịt mùng lối thoátGóc khuất những dự án khủng của Tập đoàn Cienco 4: Bài 1 - Khu du lịch 1.500 tỷ đồng mịt mùng lối thoát

Từ khóa » Tổng Cienco8