CÁC CÔNG DỤNG CỦA MUỐI HỘT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Muối là một loại gia vị phổ biến, quen thuộc với tất cả chúng ta. Và không thể thiếu trong mỗi món ăn tăng thêm vị đậm đà hấp dẫn cho bữa cơm hàng ngày. Bạn hay gọi chung những gia vị có vị mặn là muối, nhưng thực chất muối có nhiều loại khác nhau cùng với đó là những công dụng riêng không chỉ có trong việc nấu ăn mà còn nhiều tác dụng khác.

Trên thực tế có khá nhiều loại muối và được phân biệt dựa trên kết cấu tinh thể khác nhau như muối tinh, muối hột, muối biển hạt nhỏ ….. Bài viết hôm nay bạn cùng với Bếp xưa sẽ đi tìm hiểu những thông tin cơ bản của muối hột, các công dụng của muối hột mà có thể bạn chưa biết.

Muối biển cũng được xem là loại muối cơ bản. Muối biển được sản xuất trực tiếp từ nước biển và ít qua các công đoạn chế biến nên muối biển thường có hình dạng tinh thể khá lộn xộn. Nhưng cũng vì thế, lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe trong các loại muối biển thường cao hơn so với các loại khác. Muối hột là một dạng của muối biển, tuy nhiên chúng có kích thước lớn hơn, hạt rất to. Nên muối hột không hay được sử dụng trực tiếp nấu các món ăn mà hay dùng để sơ chế các loại thực phẩm tươi như: thịt, cá, rau,….

Ngày nay, nhiều người ưu tiên sử dụng muối i-ốt vì nó tiện lợi, thế nhưng loại muối này đã qua chế biến nên các hàm lượng khoáng chất tự nhiên không còn nhiều như muối hột. Vậy muối hột có những thành phần khoáng chất nào?

Lượng cặn khoáng chất có trong muối biển thông thường thường cao hơn các loại muối khác. Chúng chứa 40% natri, 60% clorua và các thành phần khác như canxi, kẽm, kali và sắt. Ngoài chứa lượng lớn natri, nguyên liệu này còn chứa 84 khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong cơ thể con người. Các khoáng chất tìm thấy trong muối hột như: Kali, Phốt pho, Kẽm, Sắt, Mangan,….

Một vài công dụng bất ngờ từ muối hột có thể bạn chưa biết

Ngày nay, nhiều người ưu tiên sử dụng muối iốt hơn vì tiện dụng, tuy nhiên muối này đã qua chế biến nên các hàm lượng khoáng chất tự nhiên không còn nhiều như muối hột. Vì vậy, bạn hãy bổ sung muối hột vào mỗi bữa ăn hàng ngày để có thể tận dụng được tất cả những lợi ích tuyệt vời từ muối

1. Phòng ngừa loãng xương

Khi bạn bổ sung muối hột, khoảng 20% muối sẽ được tích trữ trong xương. Khi cơ thể bạn bị thiếu muối, lượng muối này sẽ là nguồn hỗ trợ, điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị loãng xương. Vì thế bạn cần ăn đủ muối mỗi ngày và uống nhiều nước do cơ thể không thể hấp thu muối nếu không có nước.

2. Giúp làm sạch, thanh mát, thải độc cho cơ thể

Muối hột giúp làm sạch hệ tiêu hóa cũng như giải độc. Muối hột có tính vô trùng cao và khi kết hợp với nước, công dụng này của nó được phát huy tối đa. Ngoài ra, muối hột pha với nước dùng để súc miệng cũng giúp giảm triệu chứng đau họng, diệt vi khuẩn.

3. Hỗ trợ nhịp tim và kiềm hóa cơ thể

Muối hột khi được nêm vào thức ăn giúp ổn định nhịp tim và huyết áp. Nếu bạn ăn một lượng muối hột vừa phải, điều này còn ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng cholesterol có trong cơ thể đồng thời cũng giảm một phần lượng đường trong máu. Hơn nữa, thêm một ít nước muối hột vào chế độ dinh dưỡng là cách dễ dàng để bạn có thể kiềm hóa cơ thể của mình. Kiềm hóa là quá trình cân bằng lượng axit dư thừa trong cơ thể.

4. Giúp tẩy tế bào chết

Nguyên liệu này được sử dụng như hoạt chất tẩy tế bào chết tự nhiên. Bạn chỉ cần lấy lượng muối vừa đủ nhẹ nhàng chà xát lên da. Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ tế bào da chết mà còn cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp thúc đẩy trẻ hóa da, giúp da trở nên sạch và mịn màng hơn.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Muối hột chứa lượng lớn chất khoáng, bao gồm kẽm, mangan, kali, magie,… Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng có tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh truyền nhiễm khác.

Một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng muối hột trong nấu ăn
  • Cho muối vào thức ăn khi nào đóng vai trò quan trọng vì chúng giúp món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Do đó, tùy thuộc vào cách chế biến mỗi món ăn mà chúng ta có thể thêm muối vào trước hoặc sau. Đối với các món xào, bạn nên cho muối vào chung với dầu rồi hãy cho thực phẩm xào vào. Cách làm này giúp làm giảm độc tố có trong muối. Còn đối với món canh thì nên nêm muối khi nước canh vừa sôi.
  • Có thể rắc một ít muối lên trên các loại bánh ngọt, kẹo hoặc bánh quy trước khi ăn. Nhằm làm tăng hương vị cho đồ ngọt, giúp ăn ngon hơn.
  • Áp dụng nguyên tắc nhúm ba ngón để đo lượng muối phù hợp, tránh tình trạng trường hợp sử dụng muối biển quá nhiều. Cách thực hiện đơn giản, bạn đặt ba ngón tay, bao gồm ngón tay cái, tay trỏ và tay giữa vào bát muối biển. Sau đó, chụm các đầu ngón tay lại ta được lượng muối vừa đủ.

Muối biển có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Mặc dù không có tác dụng phụ nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày, đặc biệt là đối với người cao huyết áp. Bởi việc tiêu thụ quá 6 gram muối/ngày có thể phản ứng ngược ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên hãy sử dụng một lượng muối vừa đủ mỗi ngày, bạn sẽ thấy những lợi ích tuyệt vời của nó.

Bài liên quan:

Công thức vàng cho sức khỏe từ Ớt chuông Nồi chiên không dầuCó nên mua nồi chiên không dầu? 7 tác dụng của bí đỏ với sức khỏeBất ngờ trước 7 tác dụng tuyệt vời của bí đỏ với sức khỏe Bột bángBột báng là gì? Công dụng của bột báng

Từ khóa » Tác Dụng Của Muối Hạt Tiêu