Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Công Thức Hóa Học Lớp 10

Công thức Hóa 10 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Công thức hóa học lớp 10 tổng hợp toàn bộ công thức quan trọng của 7 chương trong SGK. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm vững được công thức để giải các bài tập Hóa học. Các công thức hóa học lớp 10 bao gồm:

  • Chương 1: Nguyên tử
  • Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
  • Chương 3: Liên kết hóa học
  • Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
  • Chương 5: Nhóm Halogen
  • Chương 6: Nhóm Oxi - Lưu huỳnh
  • Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Các công thức hóa học lớp 10

Chương 1: Nguyên tử

Công thức về thành phần nguyên tử

Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton (P) = số electron (E);

Z = P = E

Tổng các hạt trong nguyên tử = số proton + số electron + số nơtron = P + E + N

Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = số proton + số nơtron = P + N

Số electron tối đa trong một lớp = 2.n2

Với n là số thứ tự của lớp electron.

7. Trật tự phân mức năng lượng

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p …

Chương 2: Bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Các bạn tính toán số proton, notron, electron của nguyên tử và tính phần trăm đồng vị.

Chương 3: Liên kết hóa học

D=\frac{M}{V_{\text {mol}}}\(D=\frac{M}{V_{\text {mol}}}\)

Ta có:

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

V=\frac{V_{\text {mol}}}{6,023.10^{23}}\(V=\frac{V_{\text {mol}}}{6,023.10^{23}}\)

Thể tích thực là: Vt = V.74

V=\frac{4}{3} \pi \cdot R^{3}\(V=\frac{4}{3} \pi \cdot R^{3}\)

Từ công thức trên, ta tìm được bán kính nguyên tử R.

Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

Chương này gồm 2 dạng bài chính:

- Dạng 1: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp không có môi trường.

- Dạng 2: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp có môi trường.

Chương 5: Nhóm Halogen

- Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có công thức:mMX = mM + mX

- Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ

n_{Cl}=n_{HCl}=2n_{H_2}\(n_{Cl}=n_{HCl}=2n_{H_2}\)

- Phương pháp tăng giảm khối lượng: Dựa vào khối lượng kim loại phản ứng.

Chương 6: Nhóm Oxi

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

→ mhh = xA + yB +zC (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được ax + by + cz (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học, ta tính được đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A

số mol khí B là (1-x) với một hỗn hợp khí.

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc: v = k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc)

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

Từ khóa » Công Thức Hóa Học Kì 1 Lớp 10