Các đặc điểm Kinh Tế Cơ Bản Của độc Quyền

Tổng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,.V.I.Lê nin đã nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền như sau:

Thứ nhất, tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp do có một số ít các xí nghiệp lớn có thể dễ dàng thỏa

thuận với nhau; hoặc các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền.

Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền phát triển từ thấp lên cao:

Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán v.v....Các nhà tư bản tham gia Cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp.

Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cácten. Các xí nghiệp tham gia Xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của Xanhđica đảm nhận.

Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn Cácten và Xanhđica nhằm thống nhất cả viêc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia Tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

Côngxoócxiom là tổ chức độc quyền có quy mô và trình độ lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia Côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các Xanhđica, Tờrớt , thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch xù.

Thứ hai, tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào

ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới gọi là tư bản tài chính.

V.I.Lênin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”.

Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là đầu sỏ tài chính.

Đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích, mà bằng một lượng đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài “chế độ tham dự” các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chúng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất .. .để thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Thống trị về kinh tế là cơ sở để các đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, các đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị ấy đã làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Thứ ba, xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp ) và xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp). Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.

Xét về chủ sở hữu tư bản có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước. Xuất khẩu tư bản nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự. Xuất khẩu tư bản tư nhân thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cài cắm chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia.

nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ tư, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi hoạt động tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Từ khóa » đặc điểm Kinh Tế độc Quyền