Các Dáng ấm Cơ Bản - Thanh Phương Trà

Các dáng ấm tử sa cơ bản của vùng Nghi Hưng khá đa dạng và phong phú. Chúng có tới hơn 60 dáng ấm khác nhau cho người dùng sưu tầm và sử dụng. Không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết những kiểu dáng của loại ấm trà cao cấp hàng đầu này. Nếu không phải là người có nhiều kinh nghiệm và đam mê thì chắc chỉ nắm được 10 loại ấm cơ bản mà thôi

Dáng Tiếu Anh

Dáng ấm Tiếu Anh được xem là một trong các dáng ấm tử sa kinh điển được đặc biệt ưa chuộng bởi các trà nhân. Ấm được ra đời vào cuối triều đại nhà Minh hình dáng ấm duyên dáng với kết cấu được chăm chút tỉ mỉ đến từng đường nét. Toàn dáng ấm toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ, sắc nét thể hiện sự nồng nhiệt và hào sảng.

Dáng Thủy Bình

Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời nhà Minh. Vào thời điểm này thì đời sống nhân dân đang phát triển rất tốt. Nghệ thuật uống trà đang dần phát triển lên một tầm cao mới. Người dân rất thích sử dụng những loại ấm trà nhỏ để có thể thưởng thức một cách tốt nhất.

Vào thời điểm đó thường có thói quen sử dụng những ấm trà nhỏ nhưng lại sử dụng rất nhiều lá trà. Dẫn tới lá trà thường bị tắc nghẽn khiến nước trà không chảy ra được. Người ta đã nghĩ ra cách đó chính là để ấm trà trong một cái bát lớn. Sau đó rót nước nóng liên tục lên trên thành ấm cho đến khi ấm trà nổi trên nước nóng. Làm cho nước trà có thể dễ dàng thoát ra được.

Tên gọi ấm Thuỷ Bình bắt nguồn từ việc giữ cân bằng ấm trên mặt nước mà không bị đổ. Khi đó đòi hỏi nghệ nhân làm ấm cho ra đời các loại ấm có độ chính xác và tinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều ấm không thể giữ thăng bằng vẫn được gọi là ấm Thuỷ Bình. Lý do rất đơn giản đó là hình dáng của chúng vẫn còn đặc điểm của loại ấm cổ.

Dáng Thạch Biều

Đây là dáng ấm tử sa cổ nằm trong bộ sưu tập của nhiều người. Tên gọi đầu tiên của dáng ấm này không phải tên gọi Thạch Biều mà là Thạch Điều. Theo như lịch sử thì chữ Điều là đồ vật bằng sắt dùng để đun nước sôi với vòi và quai sách. Sau đó chữ Điều là từ chỉ nguyên liệu sắt dần dần được chuyển thành chữ Biều chỉ gốm sứ

Ấm Thạch Biều được thay đổi nhiều nhất vào thời nghệ nhân Trần Mạn SinhLưu Bành tức vào thời nhà Thanh. Sau đó tên gọi Thạch Biều bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thời của nghệ nhân Cổ Cảnh Chu (1915 – 1996) làm ra loại ấm này. Ông nổi tiếng với câu thơ “nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất biều”. Tức là nước chảy ba năm không bằng thưởng một ấm trà.

Dáng Chuyết Cầu Lục Phương

Dáng ấm ưu tú của dòng ấm tử sa. Đây là một trong những dáng ấm tử sa cơ bản hàng đầu hiện nay. Ấm Xuyết Cầu thuộc dòng ấm có hình tròn truyền thống. Tên gọi của chúng có thể sử dụng 2 tên là ấm Xuyết Cầu hoặc ấm Chuyết Cầu. Tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng ấm là các vòng tròn đan chuyết với nhau.

Đặc điểm nhận biết của dáng ấm tử sa Xuyết Cầu chính là 3 hình tròn đan chuyết với nhau. Đó là núm, nắp ấm và thân ấm tạo nên 3 hình tròn tương xứng tỉ lệ với nhau

Dáng Tây Thi

Ấm Tây Thi là dáng ấm hàng đầu của dòng ấm tử sa. Khi chúng là loại ẩm phổ biến và nổi tiếng nhất của dòng ấm này. Chúng được rất nhiều người sử dụng và sưu tầm trong bộ sưu tập của mình. Kết hợp hình dáng, màu sắc, hoa văn với nhau thì có vô số các kiểu dáng ấm Tây Thi cho khách hàng tham khảo.

Tên gọi Tây Thi bắt nguồn từ hình dáng của ấm. Tương truyền loại ấm này được lấy cảm hứng từ bầu ngực thiếu nữ Tây Thi. Chính vì thế chúng còn được gọi là ấm Tây Thi Nhũ hoặc ấm tử sa nhũ. Với phần nắm ấp gần giống nhũ hoa của thiếu nữ. Dáng ấm này đã làm mê mệt rất nhiều người sử dụng từ xưa tới nay.

Dáng Hư Biến

Một trong những dáng ấm đòi hỏi kỹ thuật cực cao từ người làm ấm. Kết hợp kỹ thuật từ sự khéo léo cho tới việc dùng lực một cách phù hợp. Nếu sử dụng lực quá nhẹ hoặc quá mạnh có thể làm biến dạng ấm không theo ý muốn. Khi đó chỉ có cách làm lại từ đầu một ấm khác mà thôi.

Công đoạn làm ấm Hư Biến khá phức tạp khi phần thân ấm được tạo hình từ trước. Sau đó người làm ấm sẽ tiến hành dùng lực tác động từ trên xuống. Mục đích để làm ấm biến dạng theo chiều ngang tạo thành hình dáng ấm dẹt.

Nhận biết dáng ấm Hư Biến khá đơn giản khi hình dáng của chúng khá bẹt theo phương ngang. Loại ấm này chỉ dùng để pha những loại trà lá nhỏ do có dung tích bé.

Dáng Lê Hình

Trên sách ”Gốm Sứ Cổ Trung Quốc” có viết rằng ấm có dáng quả lê đầu tiên được làm ra là từ thời đại nhà Nguyên và rất phổ biến trong triều đại nhà Minh, ấm được đặt tên là Lê Hình là vì có hình dạng như một quả lê

Dáng Tư Đình

Dáng ấm khá đặc biệt của dòng ấm tử sa Nghi Hưng. Có hình dáng khá giống quả bầu hoặc quả hồ lô khi sở hữu phần trên nhỏ, dưới to. Đặc điểm của dòng ấm Tư Đình là miệng ấm nhỏ, vòi cong. Dáng ấm được cho là tinh xảo hơn, thanh lịch hơn và nhìn rất hút mắt.

Tên gọi ấm Tư Đình được lấy theo tên của nghệ nhân Lu Tư Đình. Đây là nghệ nhân làm ấm được cho là xuất sắc của thời nhà Thanh. Để đánh dấu lên ấm nhằm khẳng định thương hiệu cũng như tránh hàng giả. Những nghệ nhân xưa thường khắc thủ công lên nắp hoặc đáy ấm. Tuy nhiên thời gian về sau sử dụng nhiều hơn các con dấu, lạc khoản đóng vào đáy ấm hoặc vòi ấm.

Dáng Văn Đán

Dáng ấm này được sáng tạo ra vào cuối đời Minh và đầu nhà Thanh. Nhìn sơ qua thì kiểu dáng ấm này cũng gần giống với ấm Tây Thi khi khá giống với bầu ngực của thiếu nữ. Tên gọi của ấm Văn Đán đó chính là kết hợp của 2 từ Văn + Đán. Với “văn” chỉ sự dịu dàng, thư thái ung dung từ ngoại hình. Đán chính là tên gọi của những diễn viên hài kịch trong lịch sử cùng thời. Theo một số ý kiến khác thì tên gọi ấm Văn Đán là mô phỏng theo hình dáng quả bưởi thời bấy giờ. Trải qua hàng trăm năm thì hình dáng quả bưởi sẽ khác với ngày nay.

Đặc điểm nhận biết của ấm Văn Đán nhìn sơ qua giống ấm Tây Thi. Tuy nhiên đó không phải là hình tròn bắt mắt nữa mà theo dạng hình tam dạng với các góc cạnh mềm mại hơn. Phần nắp ấm vẫn là tạo hình giống nhũ hoa thiếu nữ.

Dáng Đức Chung

Đức Chung là dáng ấm được sáng tác bởi nghệ nhân làm ấm nổi tiếng thời Thanh – Thiệu Đại Hanh (1796 – 1861). Ông là thế hệ đại sư nối tiếp Trần Minh Viễn sống tại thôn Thượng Viên – xã Xuyên Phụ. Thiệu Đại Hành là người cương trực, không bị lay động trước uy quyền, cũng vì thế mà khi ông nổi danh huyện lệnh nhiều lần yêu cầu ông làm ấm tử sa đẹp để mang đi nịnh nọt quan trên đều bị ông từ chối.

Ấm Đức Chung có hình dáng giống chiếc chuông rất trang nghiêm, tỉ lệ ổn định và cấu trúc cân đối. Quan sát tổng thể sẽ nhận thấy phong cách thoải mái, mộc mạc và đơn giản của ấm.

Ấm Tử Sa Đức Chung tượng trưng cho tài hữu dụng, tổng thể ấm cho người nhìn cảm giác tuyệt đỉnh, tạo hình cổ phác chân phương mà mộc mạc, sờ vào cảm thấy thoải mái dễ chịu, không cần tới các chi tiết cung đình rườm rà.

Những chiếc ấm Chung Đức như một tác phẩm phô diễn kỹ năng chế tạo đạt đến đỉnh cao của những nghệ nhân làm Ấm Tử Sa, mang đến một sức hút đặc biệt đối với người sử dụng.

Trên đây là một số mẫu dáng ấm cơ bản. Kính mời quý Anh/Chị ghé Thanh Phương Trà để tìm hiểu thêm về sản phẩm.

Liên hệ Thanh Phương Trà 0916866833

Từ khóa » Các Kiểu Dáng ấm Tử Sa