Các Dạng Bài Tập Chuyên đề Thấu Kính

Chuyển đến nội dung Menu

Tài liệu gồm 48 trang, bao gồm kiến thức cần nhớ và phương pháp giải các dạng bài tập chuyên đề thấu kính trong chương trình Vật lí 11.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Thấu kính Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. Có 2 loại: Thấu kính rìa (mép) mỏng. Thấu kính rìa (mép) dày. STUDY TIP Trong không khí, thấu kính mép mỏng là thấu kính hội tụ, thấu kính mép dày là thấu kính phân kỳ. 2. Đường đi của tia sáng qua thấu kính Tia sáng qua quang tâm O thì không đổi phương. Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính. Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính. 3. Tiêu cự, Mặt phẳng tiêu diện Tiêu cự Quy ước: Thấu kính hội tụ thì f > 0 thấu kính phân kỳ thì f < 0. Mặt phẳng tiêu diện: Các tiêu điểm vật phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện vật vuông góc với trục chính tại F. Các tiêu điểm ảnh phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện ảnh vuông góc với trục chính tại F. 4. Các công thức về thấu kính a. Tiêu cự – Độ tụ Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính với quy ước: Độ tụ là khả năng hội tụ hay phân kì chùm tia sáng của thấu kính. Độ tụ D xác định bởi công thức. 5. Khái niệm về vật và ảnh Vật: Là giao của chùm tia tới, chiếu tới dụng cụ Vật thật: chùm tới là chùm phân kì Vật ảo: chùm tới là chùm hội tụ Ảnh: Là giao của chùm tia ló khỏi dụng cụ Ảnh thật: chùm ló là chùm hội tụ Ảnh ảo: chùm ló là chùm phân kì 6. Tính chất ảnh của một vật qua thấu kính (chỉ xét vật thật) Với thấu kính hội tụ: Nếu cho ảnh thật: Ảnh thật ngược chiều vật (hứng được trên màn) Ảnh thật: nhỏ hơn vật nếu d f 2 lớn hơn vật nếu fd f 2 bằng vật nếu d f 2 Nếu cho ảnh ảo: ảnh ảo luôn cùng chiều vật và lớn hơn vật. Với thấu kính phân kì: Ảnh luôn là ảnh ảo, cùng chiều vật và nhỏ hơn vật. 7. Cách vẽ đường đi của tia sáng Sử dụng các tia đặc biệt sau: Tia tới đi song song với trục chính thì tia ló (hoặc đường kéo dài tia ló) sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính. Tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) đi qua tiêu điểm vật chính thì tia ló sẽ song song với trục chính. Tia tới đi qua quang tâm O thì tia ló sẽ truyền thẳng (trùng với chính tia tới). Trường hợp tia sáng SI bất kì: Cách xác định tia ló Dựng trục phụ song song với tia tới. Từ F′ dựng đường thẳng vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại F1. Nối điểm tới I và F1 được giá của tia tới STUDY TIP Đối với thấu kính giữ cố định thì vật và ảnh luôn di chuyển cùng chiều. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG 1. Vẽ hình đối với thấu kính. DẠNG 2. Xác định các đại lượng trong công thức tính độ tụ phương pháp chung. DẠNG 3: Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của vật và ảnh. DẠNG 4. Dời vật hoặc thấu kính theo phương của trục chính. DẠNG 5. Hệ hai thấu kính ghép đồng trục.

[ads] TẢI XUỐNG PDF

TẢI XUỐNG WORD

TÀI LIỆU CÙNG CHUYÊN MỤC

Các dạng bài tập chuyên đề lăng kính Các dạng bài tập chuyên đề lực từ Các dạng bài tập chuyên đề mắt Các dạng bài tập chuyên đề tụ điện Các dạng bài tập chuyên đề cảm ứng điện từ Các dạng bài tập chuyên đề điện trường Các dạng bài tập chuyên đề khúc xạ ánh sáng Các dạng bài tập chuyên đề lực tương tác tĩnh điện Các dạng bài tập chuyên đề dòng điện không đổi Các dạng bài tập chuyên đề từ trường của dòng điện

TÌM KIẾM

Tìm kiếm cho:

GIỚI THIỆU

THI247.com là trang web chia sẻ kiến thức, tài liệu, đề kiểm tra, đề thi học kỳ và đề thi thử các môn thi THPT Quốc gia miễn phí.

BẢN QUYỀN

Các tài liệu trên THI247.com được chúng tôi sưu tầm từ mạng xã hội Facebook và Internet. THI247.com không chịu trách nhiệm về các nội dung có trong tài liệu.

LIÊN HỆ

Địa chỉ: đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Email liên hệ: [email protected].

Từ khóa » Các Bài Tập Về Thấu Kính Hội Tụ Lớp 11