Các Dạng Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Và Bài Tập Vận Dụng - HayHocHoi
Có thể bạn quan tâm
Vậy hàm số bậc nhất có các dạng bài tập như thế nào? cách giải các dạng bài tập hàm số bậc nhất ra sao? chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết qua các bài tập vận dụng có lời giải trong bài viết này.
» Đừng bỏ lỡ: Cách xác định a, b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm nhanh và chính xác
I. Hàm số bậc nhất - kiến thức cần nhớ
1. Định nghĩa hàm số bậc nhất
- Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a; b là các số cho trước và a ≠ 0. Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm có dạng y = ax.
2. Tính chất hàm số bậc nhất
• Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) xác định với mọi giá trị của x ∈ R và;
- Đồng biến trên R khi a > 0
- Nghịch biến trên R khi a <0
3. Đồ thị của hàm số bậc nhất
• Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b
- Song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0 và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.- Số a gọi là hệ số góc, số b gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
4. Góc tạo bởi đồ thị hàm số bậc nhất và trục Ox
• Gọi α là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và trục Ox.
- Nếu α > 0 thì tanα = a; (góc tạo bởi hàm số và Ox là góc nhọn)
- Nếu α < 0 ta đặt β = 1800 - α, khi đó tanβ =|α|; (góc tạo bởi hàm số và Ox là góc tù).
Tính β rồi suy ra α = 1800 - β.
5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng, đường thẳng và parabol.
• Cho các đường thẳng (d): y = ax + b (a ≠ 0) và (d'): y = a'x + b' (a' ≠ 0) khi đó :
(d) X (d') ⇔ a ≠ a'
(d) // (d') ⇔ a = a' và b ≠ b'
(d) ≡ (d') ⇔ a = a' và b = b'
(d) ⊥ (d') ⇔ a.a' = -1
> Lưu ý: Các ký hiệu: X là cắt; // là song song; ≡ là trùng; ⊥ là vuông góc.
II. Bài tập hàm số bậc nhất một ẩn có lời giải
* Bài tập 1: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm M(1;2) và có hệ số góc là 3.
* Lời giải:
- Phương trình đường thẳng có hệ số góc 3 (tức a = 3) có phương trình dạng: y = 3x + b.
- Vì phương trình này đi qua điểm M(1;2) nên có: 2 = 3.1 + b ⇔ b = 2 - 3 ⇔ b = -1.
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: y = 3x - 1
* Bài tập 2: Cho đường thẳng (d1): y = -x + 2 và đường thẳng (d2): y = 2x + m - 3. Xác định m để (d1) cắt (d2) tại điểm nằm trên trục hoành.
* Lời giải:
- Ta thấy (d1) luôn cắt (d2) vì a1 = -1 ≠ a2 = 2.
- Đường thẳng d1: y = -x + 2 cắt trục hoành (y = 0) nên có: 0 = -x + 2 ⇒ x = 2
Vậy d1 cắt trục hoành tại điểm (2;0)
- Đường thẳng d2: y = 2x + m - 3 cắt trục hoành (y=0) nên có; 0 = 2x + m - 3
⇒ 2x = -m + 3 ⇒ x = (-m + 3)/2
Vậy d2 cắt trục hoành tại điểm
⇒ Để d1 cắt d2 tại một điểm trên trục hoành thì:
Với m = -1 thì d2 có phương trình: y = 2x - 4.
Khi đó hai đường thẳng y = -x + 2 và đường thẳng y = 2x - 4 cắt nhau tại một điểm có tọa độ (2;0) nằm trên trục hoành.
* Bài tập 3: Cho các hàm số y = 2mx + m + 1 (1) và hàm số y = (m - 1)x + 3 (2)
a) Xác định m để hàm số (1) đồng biến, hàm số (2) nghịch biến.
b) Xác định m để đồ thị hàm số (1) song song với đồ thị hàm số (2)
c) Chứng minh rằng đồ thị (d) của hàm số (1) luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi giá trị của m.
* Lời giải:
a) Xác định m để hàm số (1) đồng biến, hàm số (2) nghịch biến.
- Hàm số (1) đồng biến (tức a > 0) ⇔ 2m > 0 ⇔ m > 0
- Hàm số (2) nghịch biến (tức a < 0) ⇔ m - 1 < 0 ⇔ m < 1
⇒ Để hàm số (1) đồng biến và hàm số (2) nghịch biến thì m thỏa: 0 < m < 1.
b) Xác định m để đồ thị hàm số (1) song song với đồ thị hàm số (2)
- Để đồ thị của hàm số (1) // (2) thì:
c) Chứng minh rằng đồ thị (d) của hàm số (1) luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi giá trị của m.
- Viết lại hàm số (1) như sau: y = m(2x + 1) + 1, ta thấy:
Với mọi giá trị của m, khi x = -1/2 thì y = 1.
→ Vậy đồ thị (d) của hàm số (1) luôn đi qua 1 điểm cố định là điểm M(-1/2; 1)
* Bài tập 4: Cho hàm số y = (m - 3)x + m + 2 (1)
a) Tìm m để đồ thị (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3
b) Tìm m để đồ thị (d) song song với đường thẳng (d1): y = -2x + 1
c) Tìm m để đồ thị (d) vuông góc với đường thẳng (d2): y = 2x - 5
* Lời giải:
a) Tìm m để đồ thị (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3
• Để đồ thị hàm số y = (m - 3)x + m + 2 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3, tức là x = 0; y = -3 nên có:
- 3 = (m - 3).0 + m + 2 ⇒ m = - 5.
→ Vậy với m = - 5 thì đồ thị hàm số (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3.
b) Tìm m để đồ thị (d) song song với đường thẳng (d1): y = -2x + 1.
• Để đồ thị hàm số (d): y = (m - 3)x + m + 2 song song với đường thẳng (d1): y = -2x + 1 thì:
Với a' là hệ số góc của (d1) b' là tung độ góc của (d1).
→ Vậy với m = 1 thì đồ thị hàm số (d) // (d1): y = -2x + 1.
c) Tìm m để đồ thị (d) vuông góc với đường thẳng y = 2x - 5
• Để đồ thị hàm số (d): y = (m - 3)x + m + 2 vuông góc với đường thẳng y = 2x - 5 thì:
Với a' là hệ số góc của (d2).
→ Vậy với m = 5/2 thì đồ thị hàm số (d) ⊥ (d2): y = 2x - 5.
* Bài tập 5: Cho hàm số y = 2x + m. (1)
a) Xác định giá trị của m để hàm số đi qua điểm A(-1;3)
b) Xác định m để đồ thị hàm số (1) cắt đồ thì hàm số y = 3x - 2 trong góc phần tư thứ IV.
* Lời giải:
a) Để đồ thị hàm số y = 2x + m đi qua điểm A(-1;3) thì:
3 = 2.(-1) + m ⇔ m = 3 + 2 ⇔ m = 5.
Vậy mới m = 5 thì đồ thị hàm số y = 2x + m đi qua điểm A(-1;3).
b) Tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x + m với đồ thị hàm số y = 3x - 2 là nghiệm của hệ phương trình:
- Vậy tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x + m với đồ thị hàm số y = 3x - 2 là (m+2;3m+4)
- Để tọa độ giao điểm này nằm trong góc phần tư thứ IV thì:
Vậy với -2<m<-4/3 thì đồ thị hàm số y = 2x + m cắt đồ thì hàm số y = 3x - 2 trong góc phần tư thứ IV.
* Bài tập 6: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị (d) của nó đi qua điểm A(4;0) và B(0;3). Khi đó hãy tính:
a) Vẽ đồ thị hàm số (d) vừa tìm được và tính góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox.
b) Khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d)
c) Tính diện tích tam giác OAB
* Lời giải:
a) Vì (d) đi qua A(4;0) nên tọa độ A phải thỏa mãn phương trình y = ax + b, tức là: 0 = 4a + b; (1)
Tương tự (d) đi qua B(0;3) nên tọa độ B phải thỏa mãn phương trình y = ax + b, tức là: 3 = a.0 + b ⇒ b = 3.
Thay b = 3 vào (1) ⇒ a = -3/4.
- Hàm số cần xác định là:
b) Vẽ đồ thị hàm số
- Hàm số đi qua 2 điểm A(4;0) và B(0;3) có đồ thị như sau:
- Xét tam giác AOB vuông tại O, ta có:
Vây góc tạo bởi (d) và trục hoành Ox (tức đường thẳng y = 0) là α = 14308'.
b) Khoảng cách từ O tới đường thẳng (d).
- Vẽ OH ⊥ AB. Tam giác OAB là tam giác vuông tại O ta có OH ⊥ AB nên:
Vậy khoảng cách từ gốc tọa độ O tới đường thẳng (d) là 2,4.
c) Tính diện tích tam giác OAB
Vì tam giác OAB là tam giác vuông tại O nên ta có:
Vậy SΔOAB = 6.(dvdt)
III. Bài tập hàm số bậc nhất tự luyện
* Bài tập 1: Cho hàm số y = (2m + 1) + m + 4 có đồ thị là (d).
a) Tìm m để (d) đi qua điểm A(-1;2)
b) Tìm m để (d) song song với đường thẳng (d1) có phương trình y = 5x + 1
c) Chứng minh rằng khi m thay đổi thì đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố định.
* Bài tập 2: Cho hàm số y = (m + 5)x + 2m - 10
a) Với giá trị nào của m thì y là hàm số bậc nhất
b) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến.
c) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(2; 3)
d) Tìm m để đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.
e) Tìm m để đồ thị đi qua điểm 10 trên trục hoành.
f) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đồ thị hàm số y = 2x - 1
g) Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi m.
h) Tìm m để khoảng cách từ O tới đồ thị hàm số là lớn nhất.
* Bài tập 3: Cho hàm số y = (2m - 3)x + m - 5
a) Vẽ đồ thị hàm số với m = 2
b) Chứng minh họ đường thẳng luôn đi qua điểm cố định khi m thay đổi
c) Xác định m để đồ thị hàm số tạo với 2 trục toạ độ một tam giác vuông cân
d) Xác định m để đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc 300
e) Xác định m để đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc 1350
f) Xác định m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 3x - 4 tại một điểm trên Oy
g) Xác định m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = -x - 3 tại một điểm trên Ox
Từ khóa » Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Lớp 9 Có Lời Giải
-
Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Có Lời Giải Chi Tiết - Toán Lớp 9
-
Các Dạng Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Lớp 9 Có Ví Dụ Cụ Thể - TopLoigiai
-
Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Cực Hay, Chọn Lọc, Có Lời Giải Chi Tiết
-
Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất - Tài Liệu Học Tập Toán 9
-
100 Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Có đáp án Và Lời Giải Chi Tiết
-
Các Dạng Bài Tập Chương 2: Hàm Số Bậc Nhất Toán 9 Có Lời Giải ...
-
Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập Về Hàm Số Bậc Nhất Lớp 9
-
Các Dạng Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Lớp 9 Và Ví Dụ Minh Họa
-
Bài Tập Nâng Cao Hàm Số Bậc Nhất Lớp 9 - Tutukit
-
CÁC DẠNG BÀI TẬP HÀM SỐ BẬC NHẤT
-
Bài Tập Hàm Số Bậc Nhất Toán 9-Đầy đủ Các Dạng Có Lời Giải Chi Tiết
-
Ôn Tập Chương II. Hàm Số Bậc Nhất
-
Hướng Dẫn Giải Bài 3 (Trang 7, SGK Toán 9, Tập 2) - Colearn
-
Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 9 Bài 2: Hàm Số Bậc Nhất