Các Dạng Bài Tập Về Cực Trị Cực đại Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
A. Tóm tắt lí thuyết
1. Khái niệm cực trị hàm số
Giả sử hàm số f xác định trên tập hợp D (D ⊂ ℝ) và xo∈ D
a) xo được gọi là một điểm cực đại của hàm số f nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm xo sao cho:
Khi đó f(xo) được gọi là giá trị cực đại của hàm số f .
b) xo được gọi là một điểm cực tiểu của hàm số f nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm xo sao cho:
Khi đó f(xo) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số f .
Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu được gọi chung là cực trị
Nếu xo là một điểm cực trị của hàm số f thì người ta nói rằng hàm số f đạt cực trị tại điểm xo .
Như vậy: Điểm cực trị phải là một điểm trong của tập hợp D (D ⊂ ℝ)
Nhấn mạnh: xo ∈ (a; b) ⊂ D nghĩa là xo là một điểm trong của D
Chú ý
- Giá trị cực đại (cực tiểu) f(xo) nói chung không phải là GTLN (GTNN) của f trên tập hợp D.
- Hàm số có thể đạt cực đại hoặc cực tiểu tại nhiều điểm trên tâp hợp D. Hàm số cũng có thể không có điểm cực trị.
- xo là một điểm cực trị của hàm số f thì điểm (xo ; f(xo)) được gọi là điểm cực trị của đồ thị hàm số f .
2. Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị
Định lý 1: Giả sử hàm số f đạt cực trị tại điểm xo. Khi đó , nếu f có đạo hàm tại điểm xo thì f ‘(xo) = 0
Chú ý:
- Đạo hàm f ‘ có thể bằng 0 tại điểm xo nhưng hàm số f không đạt cực trị tại điểm xo.
- Hàm số có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm
- Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0 , hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm.
- Hàm số đạt cực trị tại xo và nếu đồ thị hàm số có tiếp tuyến tại điểm (xo ; f(xo)) thì tiếp tuyến đó song song với trục hoành
Ví dụ : Hàm số y = |x| và hàm số y = x3
3. Điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị
Định lý 2: Giả sử hàm số f liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm xo và có đạo hàm trên các khoảng (a; xo) và (xo; b). Khi đó:
Định lý 3: Giả sử hàm số f có đạo hàm cấp một trên khoảng (a; b) chứa điểm xo ; f ‘(xo) = 0 và f có đạo hàm cấp hai khác 0 tại điểm xo
a) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f đạt cực đại tại điểm xo
b) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f đạt cực tiểu tại điểm xo
Chú ý:
Không cần xét hàm số f có hay không có đạo hàm tại điểm x = xo nhưng không thể bỏ qua điều kiện hàm số liên tục tại điểm xo
B. Bài tập tìm cực trị của hàm số
Dạng 1: Tìm cực trị của hàm số.
I. Phương pháp giải
Quy tắc tìm cực trị của hàm số
* Quy tắc 1:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính y'. Tìm các điểm tại đó y' bằng 0 hoặc y' không xác định.
Bước 3. Lập bảng biến thiên.
Bước 4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
* Quy tắc 2:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính f'(x). Giải phương trình f'(x) và ký hiệu xi (i = 1; 2; 3... là các nghiệm).
Bước 3. Tính f''(x) và f''(xi) .
Bước 4. Dựa vào dấu của f''(xi) suy ra tính chất cực trị của điểm xi.
II. Ví dụ minh họa
Cho hàm số y = x3 – 3x2 + 2. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hàm số đạt cực đại tại x = 2 và đạt cực tiểu tại x = 0.
B. Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 và đạt cực đại x = 0 .
C. Hàm số đạt cực đại tại x = -2 và cực tiểu tại x = 0 .
D. Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và cực tiểu tại x = -2.
Lời giải
Ta có: y' = 3x2 - 6x = 0
Và y'' = 6x - 6
Suy ra: y''(0) = -6 < 0; y''(2) = 6 > 0
Do đó: hàm số đạt cực đại tại x = 0 và đạt cực tiểu tại x = 2.
Suy ra chọn đáp án B
Dạng 2: Tìm tham số m để hàm số đạt cực trị tại một điểm.
I. Phương pháp giải
Cho hàm số y = f(x; m). Tìm m để hàm số đạt cực trị tại điểm M(x0; y0)
* Bước 1: Tính đạo hàm của hàm số.
* Bước 2: Do hàm số đã cho đạt cực trị tại điểm M(x0; y0)
Giải hệ phương trình ta tìm được giá trị của m thỏa mãn.
* Chú ý: Nếu hàm số đạt cực đại tại điểm M(x0; y0) thì y''(x0) < 0
Nếu hàm số đạt cực tiểu tại điểm M(x0; y0) thì y''(x0) > 0
II. Ví dụ minh họa
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y = x3 – mx2 + (2m – 3)x - 3 đạt cực đại tại x = 1.
A. m = 3
B. m > 3
C. m ≤ 3
D. m < 3
Lời giải:
* Ta có đạo hàm: y' = 3x2 – 2mx + 2m - 3
Để hàm số đạt cực đại x = 1 thì
Suy ra chọn đáp án B.
Dạng 3: Biện luận theo m số cực trị của hàm số.
I. Phương pháp giải
* Cực trị của hàm số bậc ba
Cho hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d
Đạo hàm y' = 3ax2 + 2bx + c; Δ'= b2 – 3ac
Xét phương trình: 3ax2 + 2bx + c = 0 (*)
Phương trình (1) vô nghiệm hoặc có nghiệm kép thì hàm số đã cho không có cực trị.
Vậy hàm số bậc ba không có cực trị khi b2 – 3ac ≤ 0
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì hàm số đã cho có 2 điểm cực trị
Vậy hàm số bậc 3 có 2 cực trị khi b2 – 3ac > 0
* Cực trị của hàm trùng phương
Cho hàm số y = ax4 + bx2 + c có đồ thị là (C)
Đạo hàm y' = 4ax3 + 2bx. Xét phương trình y' = 0
Hay 4ax3 + 2bx = 2x(2ax2 + b) = 0
Để đồ thị hàm số đã cho có 1 điểm cực trị khi và chỉ khi phương trình y' = 0 có nghiệm duy nhất x = 0 hoặc phương trình (1) nhận x = 0 là nghiệm
Để đồ thị hàm số đã cho có 3 điểm cực trị khi và chỉ khi phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt khác 0 hay
II. Ví dụ minh họa
Cho hàm số y = (m - 1)x3 – 3x2 – (m + 1)x + 3m2 – m + 2. Để hàm số có cực đại, cực tiểu xác định m?
A. m = 1
B. m ≠ 1
C. m > 1
D. m tùy ý.
Lời giải:
* Cách 1:
Ta có đạo hàm y' = 3(m - 1)x2 - 6x - m - 1
Để hàm số đã cho có cực đại, cực tiểu khi và chỉ khi phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt :
* Cách 2:
Áp dụng công thức điều kiện để hàm bậc ba có cực đại, cực tiểu
Hàm số có cực đại, cực tiểu khi
Suy ra chọn đáp án B.
Dạng 4: Bài toán liên quan đến cực trị của hàm số.
I. Phương pháp giải
1. Kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm số bậc ba y = ax3 + bx2 + cx + d.
Ta có đạo hàm y' = 3ax2 + 2bx + c
Bài toán: Viết phương trình đi qua hai điểm hai điểm cực trị của hàm số:
Đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị khi phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt x1, x2
Ta có: y = g(x).y'(x) + r(x) trong đó r(x) là phần dư của phép chia y cho y'.
Khi đó phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số là: y = r(x).
(chú ý: Do x1, x2 là điểm cực trị nên y'(x1) = 0; y'(x2) = 0).
Bài toán: Tìm điều kiện của tham số m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị thỏa mãn hệ thức T.
+ Tìm điều kiện để hàm số có cực trị.
+ Phân tích hệ thức để áp dụng Viet cho phương trình bậc hai.
2. Kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm trùng phương.
Cho hàm số: y = ax4 + bx2 + c có đồ thị là (C).
Ta có y' = 4ax3 + 2bx = 2x(2ax2 + b)
Đồ thị hàm số (C) có ba điểm cực trị khi y' = 0 có 3 nghiệm phân biệt ⇔ -b/2a > 0
Hàm số có 3 cực trị là: A(0;c)
Độ dài các đoạn thẳng:
CÔNG THỨC TÍNH NHANH
Ba điểm cực trị tạo thành tam giác ABC thỏa mãn dữ kiện
STT | Dữ kiện | Công thức thỏa ab < 0 |
1 | Tam giác ABC vuông cân tại A | 8a + b3 = 0 |
2 | Tam giác ABC đều | 24a + b3 = 0 |
3 | Tam giác ABC có góc ∠BAC = α | |
4 | Tam giác ABC có diện tích SΔABC = S0 | 32a3(S0)2 + b5 = 0 |
5 | Tam giác ABC có diện tích max (S0) | |
6 | Tam giác ABC có bán kính đường tròn nội tiếp rΔABC = r0 | |
7 | Tam giác ABC có độ dài cạnh BC = m0 | a.m02 + 2b = 0 |
8 | Tam giác ABC có độ dài AB = AC = n0 | 16a2n02 - b4 + 8ab = 0 |
9 | Tam giác ABC có cực trị B, C ∈ Ox | b2 – 4ac = 0 |
10 | Tam giác ABC có 3 góc nhọn | b(8a + b3) > 0 |
11 | Tam giá ABC có trọng tâm O | b2 – 6ac = 0 |
12 | Tam giác ABC có trực tâm O | b3 + 8a - 4ac = 0 |
13 | Tam giác ABC có bán kính đường tròn ngoại tiếp RΔABC = R0 | |
14 | Tam giác ABC cùng điểm O tạo hình thoi | b2 – 2ac = 0 |
15 | Tam giác ABC có O là tâm đường tròn nội tiếp | b3 – 8a – 4abc = 0 |
16 | Tam giác ABC có O là tâm đường tròn ngoại tiếp | b3 – 8a – 8abc = 0 |
17 | Tam giác ABC có cạnh BC = k.AB = k.AC | b3k2 - 8a(k2 - 4) =0 |
18 | Trục hoành chia ΔABC thành hai phần có diện tích bằng nhau | b2 = 4√2|ac| |
19 | Tam giác ABC có điểm cực trị cách đều trục hoành | b2 – 8ac = 0 |
20 | Phương trình đường tròn ngoại tiếp ΔABC là: |
II. Ví dụ minh họa
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y = m/3.x3 + 2x2 + mx + 1 có 2 điểm cực trị thỏa mãn xCĐ < xCT
A. m < 2
B. -2 < m < 0
C. -2 < m < 2
D. 0 < m < 2
Lời giải:
Đạo hàm y' = mx2 + 4x + m
Để hàm số có 2 điểm cực trị thỏa mãn xCĐ < xCT
Suy ra chọn đáp án D.
Từ khóa » Các Bài Tập Về Cực Trị Lớp 12
-
Các Dạng Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số Chọn Lọc, Có đáp án - Toán Lớp 12
-
Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số - Toán 12
-
172 Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số Lớp 12 Có Lời Giải Chi Tiết Nhất
-
Các Dạng Bài Tập Về Cực Trị Hàm Số ( Có Lời Giải )
-
Các Dạng Toán Cơ Bản Và Nâng Cao Cực Trị Của Hàm Số
-
Các Dạng Bài Tập Về Cực Trị Hàm Số Có đáp án
-
Bài Tập Tìm Cực Trị Của Hàm Số Trong đề Thi Đại Học Có Lời Giải (4 Dạng)
-
23 Công Thức Giải Nhanh Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số Lớp 12 CCBOOK
-
Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Cực Trị Của Hàm Số Lớp 12: Lý Thuyết, Cách Tìm Và Các Dạng Bài ...
-
Các Dạng Bài Tập Về Cực Trị (Cực đại, Cực Tiểu) Của Hàm Số Và Cách ...
-
Các Dạng Bài Tập Về Cực Trị (cực đại, Cực Tiểu) Của Hàm Số Và Cách Giải
-
Cực Trị Của Hàm Số | Lý Thuyết & Phân Dạng Bài Tập (Kèm Tài Liệu)
-
100 Bài Tập Cực Trị Của Hàm Số Có đáp án Và Lời Giải Chi Tiết