Các Dạng Bài Tập Về Nitơ - Photpho - Tài Liệu ôn Tập Môn Hóa Học ...
Có thể bạn quan tâm
- 10
Bài tập về Nitơ - Photpho là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 11 chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Hóa 11. Tài liệu thể hiện chi tiết các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.
Bài tập về Nitơ được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao.
Các dạng bài tập về Nitơ - Photpho
Dạng 1: Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ
Phương pháp
Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí…) để nhận biết.
STT | Chất cầnnhận biết | Thuốc thử | Hiện tượng xảy ra và phản ứng |
1. | NH3 (khí) | Quỳ tím ẩm | Quỳ tím ẩm hoá xanh |
2. | NH4+ | Dung dịch kiềm (có hơ nhẹ) | Giải phóng khí có mùi khai: NH4+ + OH- → NH3 + H2O |
3. | HNO3 | Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2 |
4. | NO3- | H2SO4, Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8H+ + 2NO3- →3Cu2+ + 2NO + 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2 |
5. | PO43- | Dung dịch AgNO3 | Tạo kết tủa màu vàng 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓ |
Ví dụ 1: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.
Giải
Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử
Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)
Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2
2Al + 3HgCl2 → 3Hg + 2AlCl3
Có bọt khí bay ra và có kết tủa, kết tủa tan ra là NaOH
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
Có bọt khí bay ra là HCl
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Còn lại là NaNO3
Ví dụ 2 : Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Giải
Dùng Ba(OH)2 để nhận biết. Tóm tắt theo bảng sau :
NH4NO3 | NaHCO3 | (NH4)2SO4 | FeCl2 | FeCl3 | |
Ba(OH)2 | NH3↑ mùi khai | ↓trắng BaCO3 | NH3↑ mùi khai, ↓trắng BaSO4 | ↓trắng, hơi xanh Fe(OH)2 | ↓nâu Fe(OH)3 |
Ví dụ 3: Mỗi cốc chứa một trong các chất sau: Pb(NO3)2, Na2S2O3, MnCl2 NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4. Ca3(PO4) và MgSO4. Dùng nước, dung dịch NaOH, dung dịch HCl để nhận biết mỗi chất trên.
Giải
Cho nước vào các mẫu thử, tất cả đều tan, chỉ có mẫu thử chứa Ca3(PO4)2 không tan.
Cho từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử chứa các hoá chất trên có những hiện tượng xảy ra như sau:
Chỉ có hai mẫu thử cho khí NH3 mùi khai là NH4Cl và (NH4)2CO3.
NH4Cl + NaOH → NH3↑+ H2O + NaCl(NH4)2CO3 + NaOH → 2NH3↑ + 2H2O + Na2CO3
Để nhận biết hai muối này ta cho tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử nào cho khí bay lên là (NH4)2CO3, còn mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là NH4Cl.
Có bốn mẫu thử cho kết tủa trắng Zn(OH)2, Mg(OH)2, Pb(OH)2 và Mn(OH)2, nếu tiếp tục cho NaOH và Zn(OH)2 và Pb(OH)2 tan còn Mg(OH)2 không tan, như vậy ta biết được cốc chứa MgSO4:
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↑ + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↑ + Na2SO4
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2 + 2NaNO3
Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O
MnCl2 + 2NaOH → Mn(OH)2 + 2NaCl
Để nhận biết Pb(NO3)2 với ZnSO4 ta cho dung dịch HCl vào hai mẫu thử, mẫu thử nào cho kết tủa màu trắng là Pb(NO3)2, còn mẫu thử không tác dụng là ZnSO4.
Pb(NO3)2 + 2HCl → PbCl2↓ + 2HNO3
Mn(OH)2 không bền, dễ bị oxi hoá thành Mn(OH)4 màu nâu còn Mg(OH)2 không bị oxi hoá.
2Mn(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 2Mn(OH)4
Mẫu cuối cùng còn lại là Na2S2O3
Có thể cho dung dịch HCl vào mẫu thử còn lại này, có kết tủa màu vàng và có khí mùi hắc (SO2):
Na2S2O3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + S↓+ H2O
Dạng 3: Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử của những phản ứng có sự tham gia của HNO3 hoặc NO3- theo phương pháp thăng bằng ion – electron
Phương pháp
Cân bằng phản ứng oix hoá - khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hoá nhận (như ở phương pháp thăng bằng electron).Chỉ khác là chất oxi hoá, chất khử viết dưới dạng ion.
Cần nhớ: Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử.
Tuỳ theo môi trường phản ứng là axit, bazơ hoặc trung tính mà sau khi xác định nhường, nhận electron ta phải cân bằng thêm điện tích hai vế.
Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit, ta thêm H+ vào vế nào dư oxi, vế còn lại thêm H2O.
Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ, ta thêm OH- vào vế nào thiếu oxi, vế còn lại thêm H2O.
Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường nước thì nếu tạo axit ta cân bằng như môi trường axit, nếu tạo bazơ ta cân bằng như môi trường bazơ.
Nhân hệ số cho hai quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hoá.
Kiểm tra số nguyên tố ở hai vế theo thứ tự: kim loại → phi kim→ hiđro và oxi.
................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bài tập về Nitơ - Photpho
Chia sẻ bởi: Trịnh Thị ThanhDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Các dạng bài tập về Nitơ - Photpho DownloadCác phiên bản khác và liên quan:
- Các dạng bài tập về Nitơ - Photpho (.DOC) Download
- Hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm về Nitơ - Photpho (.PDF) Download
Tài liệu tham khảo khác
Bài tập phương pháp tính pH
Các dạng bài tập Hóa 11 chương 1
Chủ đề liên quan
- Đề thi học kì 2 Lớp 11
- Đề thi học kì 1 Lớp 11
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Cánh Diều
- Toán 11 Kết nối tri thức
- Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Toán 11 Cánh Diều
- Toán 11
- Hóa 11 KNTT
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản (Dàn ý + 3 Mẫu)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Kể về một lần em đi viếng lăng Bác
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
50.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
100.000+ 1 -
Bảng lương và phụ cấp trong Quân đội, Công an 2023
50.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích truyện Thần Mưa (Dàn ý + 5 mẫu)
100.000+ -
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go (12 mẫu)
100.000+ 7 -
Viết: Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
5.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn (Sơ đồ tư duy)
1M+ -
Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả dòng sông (10 mẫu)
50.000+ 2
Mới nhất trong tuần
Công thức tính liên kết Pi
Hóa 11 Bài 9: Ôn tập chương 2
Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài tập phương pháp tính pH
Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6
Hóa 11 Bài 24: Carboxylic acid
Hóa 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl
Hóa 11 Bài 22: Ôn tập chương 5
Hóa 11 Bài 21: Phenol
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: [email protected]. Bản quyền © 2024 download.vn.Từ khóa » Các Bài Tập Về Nito Lớp 11
-
Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương Nhóm Nitơ, Photpho
-
8 Dạng Bài Tập Về Nito, Photpho Trong đề Thi Đại Học Có Giải Chi Tiết
-
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Về Nitơ Và Các Hợp Chất - Baitap123
-
Bài Tập Tự Luận Về Nhóm Nitơ- Photpho
-
Các Dạng Bài Tập Về Nitơ - Photpho
-
Bài Tập Tự Luận Về Nito Photpho Môn Hóa Học Lớp 11
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Nitơ | SGK Hóa Lớp 11
-
Các Dạng Bài Tập Nito Hóa Học 11 - CungHocVui
-
[PDF] Các Dạng Bài Tập Về Nitơ - Photpho
-
Bài Tập Vận Dụng Cao Về Nitơ - Photpho Hóa 11 Có Lời Giải
-
Bài Tập Chương 2: Nitơ - Photpho Hóa 11 Có Lời Giải
-
Bài Tập Về Nito Photpho Môn Hóa Học Lớp 11 - Thư Viện Đề Thi
-
Chuyên Đề Các Phương Trình Hóa Học Lớp 11 Chương Nitơ
-
Lý Thuyết Và Các Dạng Bài Tập Chuyên đề Nhóm Nitơ - Photpho