Các Dạng Bạo Lực Học đường Mà Trẻ Có Thể Gặp Phải
Có thể bạn quan tâm
Bạo lực học đường (BLHĐ) không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Hoặc nói cách khác, càng ngày, những hành vi BLHĐ càng được nhìn thấy nhiều hơn ở ngoài đời và được lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
HIện nay vẫn còn sự hiểu lầm rằng chỉ những hành vi như xích mích bạo lực thân thể như đánh, đấm, tát để lại vết thương trên cơ thể hoặc la mắng, chửi rủa nhau trong phạm vi trường học mới được xem là BLHĐ. Thực chất, khi trẻ kêu gọi tẩy chay bạn bè, hùa nhau nói xấu bạn trên mạng xã hội, lan truyền thông tin sai lệch, và lặp lại những hành vi tương tự trong một khoảng thời gian dài, tức là trẻ đang thực hiện hành vi BLHĐ. Theo tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), BLHĐ có thể hiểu là việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, bị đe dọa hoặc thực tế, chống lại người khác hoặc chống lại một nhóm hoặc cộng đồng, dẫn đến hoặc có khả năng cao dẫn đến thương tích, tử vong, tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác.
Illustration by Caitlin-Marie Miner Ong
Việc nhận dạng được các loại BLHĐ sẽ giúp cha mẹ và thầy cô dễ nhận ra các dấu hiệu nếu trẻ bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt bạn khác. Đây là một bước quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của BLHĐ.
Về cơ bản, BLHĐ có thể chia làm các loại: bạo lực lời nói, bạo lực thân thể, bạo lực xã hội, bạo lực trên môi trường mạng.
1. Bạo lực bằng lời nói: Là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính , gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình..). Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu mà không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác. Ví dụ: Sao bạn mập vậy, bạn mập giống y chang mẹ của bạn. Hahahaha
Cách nhận biết nếu trẻ đang bị bạo lực bằng lời nói: Trẻ có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu bẳn. Trẻ bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về trẻ, và trẻ có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không.
2. Bạo lực thân thể:
Cách nhận biết nếu trẻ đang bị bạo lực thân thể: Nhiều trẻ sẽ giấu cha mẹ nếu các em bị bạn bè bắt nạt bằng bạo lực thân thể. Do đó cha mẹ hãy chú ý đến những vết thương, cào, dấu bầm tím trên cơ thể trẻ. Ngoài ra quần áo bị rách, bị xé hoặc những khi trẻ than thở đau đầu, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của trẻ đang bị bạo lực thân thể.
3. Bạo lực xã hội:
Là một dạng bắt nạt dễ dàng che giấu, có thể diễn ra sau lưng con trẻ, nhằm ngăn cản trẻ hoà đồng với bạn bè chung lớp hoặc một số nhóm, hội trong trường học. Dạng bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể làm con trẻ bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi thân và nghiêm trọng hơn là huỷ hoại tên tuổi của trẻ. Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội: - Nói xấu sau lưng và lan truyền về những tin tức bịa đặt - Những cử chỉ bằng mặt hoặc cơ thể tỏ vẻ khinh bỉ, đe doạ - Thường nói những câu đùa thô tục gây khó chịu, làm người khác xấu hổ và cảm thấy tủi nhục - Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng - Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác - Nói xấu, dựng chuyện nhằm phá huỷ tên tuổi của người khác. Ví dụ: một nhóm bạn nữ chơi thân với nhau, và thường có những hành động ám chỉ con trẻ chỉ là người thừa, người tàng hình, không ai muốn chơi với bé.
Cách nhận biết nếu trẻ đang bị bạo lực xã hội: Cha mẹ có thể theo dõi sự thay đổi tính cách, tâm trạng của trẻ, khi trẻ đột nhiên ngừng chơi với nhóm bạn hoặc không tham gia hoạt động tập thể nào đó. Trẻ hoạt động một mình nhiều hơn bình thường. Và các trẻ em nữ thường có trải nghiệm bị xa lánh, bị tách biệt, cảm thấy cảm xúc dễ bị chi phối bởi bạn bè xung quanh.
4. Bạo lực mạng Bạo lực mạng hay còn gọi là bạo lực trên môi trường mạng, có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến. Bạo lực mạng có thể diễn ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng nạn nhân. Bạo lực mạng có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thậm chí có thể diễn ra liên tục với khả năng lan truyền nhanh chóng, có thể cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát.
Một vài ví dụ về hành vi bạo lực mạng: - Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác. - Có chủ ý cô lập, lan truyền tin đồn sai lệch một cách tục tĩu - Giả danh làm người khác trên nền tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội
Cách nhận biết nếu trẻ đang bị bạo lực mạng: Phụ huynh quan sát và có thể nhận ra khi trẻ dành nhiều thời gian trên mạng: trẻ lướt mạng xã hội và nhắn tin liên tục, nhưng trông các con khá buồn, hay thậm chí căng thẳng. Hãy để ý xem trẻ bỗng dưng khó ngủ, năn nỉ cha mẹ cho trẻ ở nhà thay vì đến trường và đột nhiên trẻ ngừng tham gia các hoạt động đội nhóm mà trẻ từng ưa thích.
Bạo lực học đường sẽ để lại những hậu quả lâu dài với trẻ bị bắt nạt. Phụ huynh hãy dành thời gian quan tâm, chú ý đến trẻ nhiều hơn bằng cách tâm sự, trò chuyện một cách cởi mở để trẻ có thể chia sẻ những câu chuyện về trường lớp, bạn bè và thầy cô của các con. Ngoài ra, khi có sự hiểu biết nhất định về bạo lực học đường, phụ huynh có thể chủ động nhận ra những thay đổi bất thường của trẻ nếu trẻ không may trở thành nạn nhân của BLHĐ. Từ đó, cha mẹ có thể cùng trẻ tìm hiểu các giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.
-------------
Nguồn tham khảo:
https://www.unicef.org/end-violence/how-to-stop-cyberbullying
https://www.parents.com/kids/problems/bullying/common-types-of-bullying/
https://www.ncab.org.au/bullying-advice/bullying-for-parents/types-of-bullying/
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
Từ khóa » Nhom Hoc Duong
-
Băng Nhóm Học Đường Chương Mới Nhất | SSTruyen
-
Nam Chính “Tuổi 25, Tuổi 21” Bị Tố Bạo Lực Học đường - Báo Lao Động
-
Loạt Ngôi Sao Tiêu Tan Sự Nghiệp Vì Bạo Lực Học đường - Giải Trí - Zing
-
Chung Kết MC HỌC DƯỜNG 2021 || NHÓM B2 - Định Quốc + Trâm ...
-
Bất An 'băng Nhóm Tuổi Học Trò' - Báo Thanh Niên
-
Bạo Lực Học đường - VnExpress
-
Nữ Ca Sĩ Thần Tượng Bị Sa Thải Do Bê Bối Bạo Lực Học đường
-
Bị Tố Bạo Lực Học đường, Nữ Thần Tượng Rời Nhóm
-
Bạo Lực Học đường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xác Minh Thông Tin “bạo Lực Học đường” Tại Long An
-
Bạo Lực Học đường - 2sao
-
Học đường - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1