Các Dạng đề Bài Tuyên Ngôn độc Lập Chọn Lọc, Cực Hay - Ngữ Văn ...

Các dạng đề bài Tuyên ngôn độc lập (chọn lọc, cực hay)
  • Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Trang trước Trang sau

Các dạng đề bài Tuyên ngôn độc lập chọn lọc, cực hay

Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Hi vọng với các dạng đề văn bài Tuyên ngôn độc lập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 12 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

1. Dạng đề đọc – hiểu ( 3-4 điểm)

Câu 1. Nội dung cơ bản của đoạn trích dưới đây là gì? Chỉ ra những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích?

“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

* Gợi ý trả lời

- Nội dung cơ bản của đoạn trích là: Khẳng định quyền được hưởng tự do , độc lập; sự thật đã được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam

- Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:

+ Phép nối: Quan hệ từ “và”

+ Phép lặp: Lặp lại cụm từ “Tự do, độc lập”

+ Phép thế: Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế “ấy”

Câu 2: Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

* Gợi ý trả lời:

- Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam vì đây là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận.

- Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh.

- Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.

- Hồ Chí Minh trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn Độc lập của hai nước lớn là vì tác giả muốn tạo vị thế ngang hàng của Việt Nam với các nước đó, có cơ sở pháp lý vững vàng kết hợp với lập luận khéo léo vừa thể hiện thái độ trân trọng, tiếp nhận của người Việt vừa hàm ý cảnh báo Pháp và Mỹ đừng đi ngược lại những gì của chính đất nước họ

Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? * Gợi ý trả lời:

- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.

- Người luôn chú ý đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật. Mặt khác, nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích) rồi mới đến Viết cái gì? (nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức).

Câu 4: Anh/ chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

* Gợi ý trả lời:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.

-Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp giàu hình ảnh giọng điệu đa dạng.

-Truyện và kí : Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thúy ,sâu cay,thể hiện chất trí tuệ sắc sảo và hiện đại.

-Thơ ca : phong cách hết sức đa dạng ,hàm súc,uyên thâm,đạt chuẩn mực về nghệ thuật ,sử dụng thành công nhiều thể loại thơ.Có loại thơ tuyên truyền cổ động,lời lẽ mộc mạc giản dị ,có loại thơ hàm súc uyên thâm kết hợp giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.

Câu 5: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? * Gợi ý trả lời:

- Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp)

- Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu...)

- Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương Hồ Chí Minh) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Nhật kí trong tù,Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya...).

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ ,phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản dưới đây

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

(Trích Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1)

* Gợi ý trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: Điệp từ (sự thật) với tác dụng khẳng định, nhấn mạnh quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

- Phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản trên là: phong cách chính luận.

2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Câu 1: Phân tích nghệ thuật lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý trả lời

I. Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.

- Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).

2. Thân bài

2.1. Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập

- Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba vấn đề chính:

+ Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...)

+ Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.

+ Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

2.2 Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

- Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng ... ”) và Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...”) làm cơ sở pháp lý.

- Ý nghĩa:

+ Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mỹ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lý đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.

+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.

+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

+ Dùng phương pháp suy luận trực tiếp: “Suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lý không thể chối cãi được”.

- Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

2.3. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

- Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.

+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.

- Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:

+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.

+ Kết quả: cùng lúc phá tan ba xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

- Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.

- Nhận xét: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lý và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

2.4. Lời tuyên bố độc lập

- Khẳng định việc giành được tự do độc lập của dân tộc ta là điều tất yếu: “dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do”

- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

- Nhận xét: Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

- Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.

Câu 2: Phân tích đoạn đầu của bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý trả lời

I. Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.

2. Thân bài

a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn

- Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.

- Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:

+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.

+ Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.

- Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn

- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các phần còn lại.

- Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.

- Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.

3. Kết bài

- Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập".

Câu 3: Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý trả lời

I. Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương.

- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.

2. Thân bài

- Trình bày khái quát về bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần sắp xếp chặt chẽ và logic.

* Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập

- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

+ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu hạnh phúc”

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”

- Ý nghĩa:

+ Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.

+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

+ Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.

* Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập

- Tội ác của thực dân Pháp

+ Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.

+ Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, ...

+ Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, ...

+ Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.

- Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật

+ Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

+ Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

+ Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

+ Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

+ Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

3. Kết bài

- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

- Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.

Câu 4: Phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý trả lời:

I. Dàn bài

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc, là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2. Thân bài:

– Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh cuối tác phẩm là kết tinh sáng ngời của tình yêu nước, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.

– Lập luận vô cùng trí tuệ và sắc sảo khi dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đầu tác phẩm tạo cơ sở lập luận để khẳng định quyền hưởng độc lập, tự do là quyền lợi chính đáng, hợp với đạo lý và pháp lý của dân tộc Việt Nam.

– Độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta.

– Mục đích của lời tuyên bố:

+ Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm mạnh mẽ của toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ và giữ vững nền độc lập thiêng liêng mà gian khổ, hy sinh lắm chúng ta mới giành lại được.

+ Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh còn là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp, với những thế lực bạo tàn phản cách mạng đang âm mưu xâm chiếm, thôn tính Việt nam một lần nữa.

+ Lời tuyên bố của Bác đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết sức mạnh của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ nền độc lập và chính quyền non trẻ vừa được thành lập.

3. Kết bài:

- Bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.

Câu 5. Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý trả lời:

I. Dàn bài

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh: là nhà cách mạng vĩ đại, nhà văn lớn của dân tộc.

– Giới thiệu tác phẩm tuyên ngôn độc lập: là văn kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc đồng thời cũng là một tác phẩm văn chương xuất sắc.

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

– Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chính quyền.

– Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình( Hà Nội) chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

* Phân tích giá trị lịch sử của tác phẩm:

– Là văn kiện quan trọng để chính thức tuyên bố với nhân dân và các nước trên thế giới về sự độc lập của nước Việt Nam.

– Tổng kết lại quá trình lịch sử từ khi bị Pháp đô hộ đến lúc kháng chiến giành thắng lợi:

+ Tội ác của Pháp: áp bức bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước từ kinh tế chính trị cho đến văn hóa xã hội. Giao nước ta cho Nhật để họ thống trị.

+ Tình cảnh nhân dân ta: khổ cực, hơn hai triệu người chết đói.

+ Cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ để giành chính quyền từ tay Nhật.

* Phân tích giá trị văn chương:

– kết cấu, bố cục khá chặt chẽ. Ba phần rõ rệt.

– Dẫn chứng sinh động đầy sức thuyết phục.

– Lời văn đanh thép.

– Các biện pháp tu từ được sử dụng được sử dụng linh hoạt hiệu quả làm cho lý lẽ thêm sinh động rõ ràng.

3. Kết bài:

Tổng kết lại toàn bộ tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đồng thời cũng là một áng văn chương bất hủ của nền văn học Việt Nam.

Xem thêm các các dạng đề văn lớp 12 chọn lọc, hay khác:

  • Các dạng đề bài Tây Tiến
  • Các dạng đề bài Việt Bắc
  • Các dạng đề bài Đất Nước
  • Các dạng đề bài Đàn ghi ta của Lor-ca
  • Các dạng đề bài Sóng
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:

  • Sổ tay toán lý hóa 12 (29k/ 1 cuốn)
  • Tổng ôn tốt nghiệp 12 toán, sử, địa, kinh tế pháp luật.... (80k/1 cuốn)
  • 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

1000 Đề thi bản word THPT quốc gia cá trường 2023 Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đ

199,000 VNĐ

Đề thi thử DGNL (bản word) các trường 2023

4.5 (243)

799,000đ

199,000 VNĐ

xem tất cả Trang trước Trang sau Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 12 Global Success
  • Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
  • Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
  • Lớp 12 Kết nối tri thức
  • Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 12 - KNTT
  • Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
  • Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
  • Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 12 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
  • Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
  • Lớp 12 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 12 - CTST
  • Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
  • Giải sgk Hóa học 12 - CTST
  • Giải sgk Sinh học 12 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
  • Giải sgk Tin học 12 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
  • Lớp 12 Cánh diều
  • Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Giải sgk Toán 12 Cánh diều
  • Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều

Từ khóa » Dàn ý Tuyên Ngôn độc Lập Vietjack