CÁC DẠNG GÂN LÁ THƯỜNG GẶP TRONG THỰC VẬT - Dược Liệu

Gân lá là bộ khung nâng đỡ lá, trong đó có các bó mạch, mô nâng đỡ

Trong một lá cây thường có gân chính và các gân phụ cấp một và hai. Tùy theo cách xếp đặt của gân lá trên phiến lá ta có các kiểu gân lá chính sau:

Gân lá
Các loại gân lá

A. Gân hình chân vịt; B. Gân hình lông chim; C. Gân song song

1. Gân hình lông chim

Đặc điểm chính của hệ gân này là sự phân nhánh kiểu hình lông chim, các gân phụ rẽ ra từ gân chính về phía mép phiến lá với độ dài gần bằng nhau và gần song song với nhau.

Gân lá
Gân hình lông chim

2. Gân hình chân Vịt

Hệ gân phân nhánh theo kiểu chân vịt, tỏa ra từ một điểm chung tại gốc lá hoặc gần gốc lá.

VD: Lá đu đủ, lá mướp, lá bí,…

Gân lá
Gân hình chân vịt

3. Gân song song

Các gân chính (thường có kích thước bằng nhau) kéo dài từ gốc đến ngọn phiến lá, ít nhiều song song với nhau và các bó mạch của gân này thường không lộ ra ngoài.

Đặc trưng cho cây thuộc lớp Hành, Lúa (lá Hành, lá lúa,…)

Gân lá
Lúa

4. Gân lá hình cung

Đặc trưng cho lá Mã đề, lá Quế, lá Địa liền…

Gân lá
Gân hình cung

5. Gân tỏa tròn

Cuống lá đính vào giữa phiến lá, gân lá từ đó tỏa ra mọi phía. VD: Lá sen, Bình vôi,…

Gân lá
Gân tỏa tròn

6. Còn một số loại gân ít gặp

Gân hình quạt (cây cọ, rẻ quạt,…), hoặc gân hình mạng (dâu tằm, gai,…).

Gân lá
Lá Cọ và lá Gai

Lá có một gân duy nhất:

Gân lá
Lá thông

Phân biệt các loại gân lá./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Từ khóa » Những Lá Gân Hình Mạng