Các Dạng Mọc Của Răng Khôn Và Những ảnh Hưởng đến Sức Khỏe

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng mọc ở vị trí cuối cùng của hàm và cũng là răng mọc muộn nhất vào tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, một số trường hợp hiếm gặp sẽ không mọc.

1. Vị trí mọc răng khôn ở đâu? Thời gian mọc là khi nào?

Răng khôn là răng hàm lớn thứ ba (còn gọi là răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba), mọc vị trí trong cùng của cung hàm. Răng khôn là những răng mọc lên sau cùng của hàm, thường mọc vào độ tuổi từ 17-25.

Răng khôn mọc ở đâu
Răng khôn có những kiểu mọc nào?

Theo lý thuyết thì ở người trưởng thành có 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có 4 chiếc răng khôn mọc ở vị trí cuối 4 góc hàm. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người, mà có thể chỉ mọc 1,2,3 chiếc hoặc không mọc răng khôn. Vị trí mọc và kiểu mọc răng khôn cũng rất khác nhau, có thể gặp các trường hợp:

  • Răng khôn không mọc: khi đã quá độ tuổi trưởng thành mà vẫn không có dấu hiệu mọc răng khôn thì có thể chúng sẽ mãi nằm yên dưới xương hàm.
  • Răng khôn mọc thẳng: ở một số người, các răng khôn đều mọc thẳng, không xâm lấn qua các răng bên cạnh. Quá trình răng mọc có thể gặp sốt nhẹ, đau nhức, sưng lợi,… Khi răng bắt đầu nhú lên các triệu chứng trên sẽ hết, quá trình ăn nhai trở lại bình thường.
  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: là trường hợp phổ biến, hay gặp nhất. Người bệnh sẽ gặp những cơn đau dữ dội, nướu sưng đỏ, sưng to và tác động tiêu cực đến sức khỏe.

2. Các chức năng của Răng khôn có thật sự cần thiết?

Răng khôn không có nhiều vai trò trong nhai nghiền thức ăn. Mặc khác, do cung hàm chỉ đủ vị trí cho 28 chiếc răng, khi răng khôn mọc thì các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày, nên khi mọc răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang,… gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Răng khôn mọc khi nào, thời gian mọc bao lâu
Răng khôn là những răng hàm mọc cuối cùng
  • Mọc răng khôn gây viêm nhiễm: Đây là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn.  Do vùng nướu tại vị trí răng trồi lên sưng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây cảm giác đau nhức, cứng hàm, đôi khi có mủ chảy ra. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các vùng khác trong miệng như lưỡi, má trong, nướu,…
  • Khi răng khôn mọc sẽ gây tổn thương các răng và mô mềm xung quanh. Do không đủ diện tích để mọc răng, nên răng khôn có xu hướng đâm vào phần thân hoặc chân răng của răng hàm bên cạnh. Răng hàm số 7 do đó dễ bị tổn thương, lung lay, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, viêm tủy răng. Khi răng khôn mọc lệch bên ngoài, bên trong má hoặc lưỡi sẽ gây tổn thương các vị trí răng khôn đâm trúng.
  • Các răng khôn mọc ngầm có thể thoái hóa thành các u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
  • Răng khôn khi mọc ngầm hoặc mọc lệch sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây rối loạn cảm giác ở môi, da, niêm mạc, các răng xung quanh
  • Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên khó làm sạch: Nếu răng mọc lệch, mọc ngang, thức ăn sẽ dễ bám ở kẽ răng, chân răng dễ gây sâu răng.

3. Nên nhổ răng khôn khi nào?

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3.

Theo Tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, 85% răng khôn bắt buộc nhổ để tránh biến chứng. Lý do răng khôn cần nhổ vì vị trí mọc thường xương hàm đã chật, răng khôn không đủ chỗ để mọc lên. Mặt khác, vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên khó vệ sinh, thường bị giắt thức ăn hoặc ứ đọng thức ăn bột, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng, viêm lợi, hôi miệng,… cũng như hàng loạt những rắc rối khác.

Răng khôn mọc ở đâu. khi nào và thời gian bao lâu
Nên thực hiện nhổ bỏ sớm nếu như được chỉ định từ bác sĩ

Nếu bạn đã có những hiểu biết về răng khôn, bạn nên chú ý đến sức khỏe răng miệng cũng như phát hiện sớm các tình trạng răng khôn mọc như thế nào để mau chóng theo dõi và nhổ nếu răng mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Khi có chỉ định nhổ của bác sĩ bạn nên nhanh chóng thực hiện vì khi răng khôn đã mọc sai vị trí thì bắt buộc phải nhổ ngay để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cá nhân. Nhổ càng sớm để tránh xảy ra các biến chứng không đáng có.

4. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Khi quá trình mọc răng khôn gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, các nha sĩ thường chỉ định nhổ bỏ. Các nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nhổ răng phù hợp với mức độ mọc của răng.

Sau khi nhổ, vùng răng vừa nhổ có thể tiếp tục chảy máu trong ngày đầu tiên, các hiện tượng sưng đau, bầm, thâm tím cần khoảng một tuần để hồi phục. Nên chườm đá để giúp giảm đau, giảm sưng; uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa để răng không làm việc nhiều. Hạn chế ăn thức ăn quá cứng, không uống rượu bia, đồ uống có ga, không hút thuốc trong những ngày đầu sau nhổ răng.

Các cơn đau khi mọc răng khôn
Mọc răng khôn sẽ gây ra các cơn đau

Do răng khôn nằm ở vị trí có nhiều dây thần kinh đi qua. Nên dù hiếm gặp, quá trình nhổ răng khôn có thể làm tổn thương dây thần kinh gây mất cảm giác ở vùng môi, lưỡi, cằm. Nhổ răng khôn hàm trên có thể ảnh hưởng đến vùng xoang. Nên khi quyết định nhổ răng khôn, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất, nha sĩ có chuyên môn và tay nghề phù hợp.

Liên hệ ngay với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn miễn phí

Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818

Website: https://nhakhoavietnha.com/

Facebook: Nha khoa Việt Nha

Hệ thống chi nhánh:

  • Việt Nha Bình Thạnh: 382 Lê Quang Định, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Việt Nha Tân Bình: 01 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Việt Nha Biên Hòa: 608 Phạm Văn Thuận, KP5, Phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
  • Việt Nha Di Linh: 1044 Hùng Vương, Thị trấn Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.

NHA KHOA VIỆT NHA – ĐỒNG HÀNH CÙNG NỤ CƯỜI CỦA BẠN

Từ khóa » đau Vị Trí Mọc Răng Khôn