CÁC DẠNG TOÁN ĐẾM HÌNH LỚP 2 - NÂNG CÁNH ƯỚC MƠ

Đăng nhập / Đăng ký
  • TRANG CHỦ
  • THÀNH VIÊN
  • Trợ giúp
  • Liên hệ
  • WEB
  • BLOG YÊU THÍCH
  • WEB TRƯỜNG HỌC
  • VIOLET 1
  • VIOLET 2
  • THAM KHẢO THÊM
  • BÁO ĐIỆN TỬ
  • TRANG HỌC TẬP
  • Web Giảng viên
  • HỆ THÔNG TT QUẢN LÝ GD
  • Triết học
  • Lý luận chính trị
  • Tài liệu BDTX tiểu học
  • CẤP CỨU LAPTOP
  • THỦ THUẬT MÁY TÍNH
  • Speechsolutions
  • Web Lịch sử Việt Nam
  • ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  • TẠP CHÍ CỘNG SẢN
  • Thông Tấn Xã VIỆT NAM
  • Báo ĐT Chính phủ
  • TBT Nguyễn Phú Trọng
  • Bộ GD -ĐT
  • Sở GD – ĐT TPHCM
  • Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp
  • Trường chúng ta
  • TH Lê Thị Hồng Gấm – Gò Vấp
  • Trang Tiểu học
  • VIOLYMPIC TOÁN TH
  • Violympic Tiếng Anh TH
  • Toán Tuổi thơ
  • MODUL CÁC CẤP HỌC
  • Học viện Cán bộ TPHCM
  • MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
  • BÀN TAY NẶN BỘT
  • CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
  • Giao thông thông minh
  • Khoa học
  • TV khoa học tổng hợp
  • Blog SV
  • Học mãi
  • Chăm học
  • Web Làm Cha
  • Văn học và tuổi trẻ
  • Truyện cổ tích
  • Xem ảnh đẹp
  • Cây thuốc quý
  • Tâm Việt
  • TS Phan Quốc Việt
  • Vương quốc Sóc nhí
  • Từ điển
  • Khám phá
  • Nét Cố đô
  • Kỷ lục Việt Nam
  • ĐHSP TPHCM
  • KHÉO TAY
  • Blog Nước Nga ngày nay
  • Hình nền đẹp
  • Kỹ thuật số
  • Diễn đàn
  • Tạo chữ cho blog
  • Thơ Việt Nam
  • SÁCH GIÁO KHOA
  • WEB ĐẶC TRƯNG
  • Web Giáo dục tiểu học
  • Blog 1 NG Đinh Thị Vân Chi
  • Blog 2 NG Đinh Thị Vân Chi
  • Thầy Giáo Già
  • Blog Hạnh phúc bình dị
  • Blog Hồng Loan
  • Blog Đặng Nguyệt Anh
  • LÃNG MẠN MIỀN TÂY
  • Trần Phan
  • Blog Cay Ngọt
  • Blog Sông quê
  • Suy ngẫm
  • Blog xứ thượng
  • Tây nguyên xanh
  • Chị Băng Tâm
  • blog Gốc Mai
  • Gốc Mai 2
  • blog Nhật Trang
  • Blog hội họa
  • Nhà thơ Nam Trân
  • BIGSHOOL
  • THPT Lê Trung Đình-Q Ngãi
  • Tiểu Học Cát Linh- Hà Nội
  • TH Đoàn Thị Điểm -Hà Nội
  • TH Lương Thế Vinh, Q 1,TPHCM
  • TH Trung Lập Thượng TPHCM
  • TH Dạ Lê-
  • Trường TH Nghĩa Hương- HN
  • TH Dương Minh Châu- Q 10
  • TH Quới Xuân- Q 12
  • TH NGUYỄN NGỌC BÌNH
  • TH Tầm Vu- Bình Thạnh
  • Violet
  • Tư liệu Violet
  • Bài giảng Violet
  • Giáo án Violet
  • Đề thi Violet
  • Diễn đàn Giáo viên Việt Nam
  • Nhóm phát triển TV Violet
  • Đào tạo kỹ năng vi tính
  • Violet TPHCM
  • TH Phan Đình Phùng - Q 3
  • THCS Nguyễn Biểu -Hà Tĩnh
  • Thư viện tranh,ảnh,SGK
  • BLOG AN NHIÊN
  • Thầy Đặng Đạm
  • Violet Mỹ thuật
  • Thầy Nguyễn Bửu Khánh
  • Thầy Lê Bá Khánh Toàn
  • Thầy Phan Duy Nghĩa
  • Toán TH Phú Lâm
  • Thầy Nguyễn Xuân Trường
  • Thầy Nguyễn Đương Ánh
  • Cô Đoàn Thị Hồng Điệp
  • Cô Trịnh Thị Kim Loan
  • Tư liệu Văn học
  • TH Bà Rịa VT
  • Các phần mềm dạy học Tiểu học
  • Âm nhạc Tiểu học
  • Cô Hoàng Oanh
  • Cô Minh Vân
  • Thầy Đức Dũng
  • Thầy Phan Tuấn Hải
  • Chuyển mã văn bản
  • Games pikachu
  • Games hứng trứng
  • TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
  • Nghi thức Đội
  • Điều lệ Đội
  • Toán học phổ thông
  • Thủ thuật máy tính
  • Suy ngẫm
  • Ẩm thực Việt
  • Thuốc hay cho người nghèo
  • Kênh Văn học
  • GAMES CỜ TƯỚNG
  • PHỤ NỮ GIA ĐÌNH
  • BIG SCHOOL
  • BÁO NHÂN DÂN
  • Giáo dục Việt Nam
  • Giáo dục và Thời đại
  • Giáo dục TPHCM
  • Thanh niên
  • Tiền phong
  • Dân tộc Việt Nam
  • Thiếu niên tiền phong
  • Thế giới trong ta
  • Tuổi trẻ
  • Pháp luật Việt Nam
  • Sài gòn Giải Phóng
  • Lao động
  • Phụ nữ
  • Tin nhanh Việt Nam
  • Khoa học và đời sống
  • Sức khoẻ và đời sống
  • VNEXPRESS
  • Trang web Giai điệu Nga
  • Báo Mực Tím
  • Đại kỷ nguyên
  • Báo Giáo dục VN

BÁC HỒ KÍNH YÊU

anhbh.LỜI BÁC HỒ DẠY : Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. .

ĐĂNG NHẬP

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

NỘI DUNG CỦA TRANG

  • VIỆT NAM MẾN YÊU
  • GIÁO DỤC- ĐẠO ĐỨC
  • DÀNH CHO HỌC SINH
  • CHUYÊN MÔN
  • KHOA HỌC -THƯỜNG THỨC
  • VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
  • CHUYÊN ĐỀ
  • Lịch sử -Văn hoá nước ta
  • Những ngày lịch sử VN
  • Tư liệu lịch sử VH
  • Sử ca Việt Nam
  • TPHCM – Gò Vấp
  • Nét đẹp Việt Nam
  • Giữ gìn Tiếng Việt
  • Giải nghĩa Tục ngữ,ca dao
  • Ca khúc Việt Nam
  • Ẩm thực Việt
  • Lịch sử GD Việt Nam
  • Tin Giáo dục
  • Suy ngẫm về Giáo dục
  • Luật liên quan GD
  • Câu chuyện đạo đức
  • Sống đẹp
  • Gương sáng Thầy –Trò
  • Quả tặng cuộc sống
  • Đọc và suy ngẫm
  • Muôn mặt đời thường
  • Xử lý tình huống
  • An toàn GT
  • GD thế giới
  • Hoạt động của Học sinh
  • Bài học kỹ năng sống
  • Tư liệu cho HS
  • Bài viết cho HS đọc
  • Dành cho bé mẫu giáo
  • Ngoại ngữ và vi tính
  • Thơ cho Thiếu nhi
  • Thiếu nhi ca hát
  • Hát dưới mái trường
  • Thể thao học đường
  • Giáo án
  • Bài giảng
  • Lớp học trực tuyến
  • Đề thi – Đề KT
  • Đề thi Violympic
  • Tham khảo bổ sung
  • Hình SGK
  • Tư liệu dạy học
  • Chữ viết tiểu học
  • Phương pháp dạy học
  • Toán Tiểu học
  • Văn Tiểu học
  • Tâm lý GD
  • Tâm lý dạy học
  • Sức khoẻ trẻ em
  • Sức khoẻ người lớn
  • Khoa học – Tự nhiên
  • Những câu hỏi Tại sao
  • Nhìn ra Thế giới
  • Khám phá cuộc sống
  • Tư liệu Sinh học
  • Mẹo vặt
  • Khéo tay
  • Đố vui – Thư giãn
  • KT Tin học
  • Thủ thuật Violet
  • Code Violet
  • Thơ nhà giáo
  • Truyện - Thơ
  • Tản mạn
  • Mỹ thuật
  • Nhiếp ảnh
  • Ca khúc nước ngoài
  • Flas
  • Ảnh đẹp

TÌM THEO THƯ MỤC

Thống kê

  • 862028 truy cập (chi tiết) 33 trong hôm nay
  • 1414819 lượt xem 51 trong hôm nay
  • 631 thành viên
  • Ý KIẾN

  • Cháo chờ - bánh canh Nam Ô....
  • " CÁCH PHÂN BIỆT HOA SEN VÀ HOA QUỲ "...
  • " Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt "...
  • " Bún chìa - món ngon mang âm hưởng núi rừng...
  • https://www.youtube.com/c/Kh%C3%B3iLamChi%E1%BB%81u...
  • Chợ miền tây là nơi hội tụ tất cả những...
  • https://www.youtube.com/watch?v=0_TwpnLPafc&list=PL88SZ7nUDhiWZ3LIyzasUqPjQeghTtfp8  ...
  • " NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY ÍT NGƯỜI BIẾT "...
  • " TỰ HÀO TỔ QUỐC TÔI "...
  • " 5 LINH KIỆN DỄ "RA ĐI" NHẤT TRONG MÁY TÍNH "...
  • THƯ GIÃN CÙNG MÈO HIHI...
  • " Tác dụng của chất xơ: Cái chổi làm sạch đường...
  • " ĂN CHAY GIẢM CÂN "...
  • " TÁC HAỊ CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH "...
  • Menu chức năng 1

    Gốc > TOÁN TIỂU HỌC >

    Tạo bài viết mới CÁC DẠNG TOÁN ĐẾM HÌNH LỚP 2

    Hồi đó, ở Hà Nội, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi Toán rất sôi nổi. Một vấn đề đặt ra là bồi dưỡng cái gì? Những “mẹo mực” giải toán để làm cho các em trở thành người giải toán - “thợ” giải toán giỏi hay là trang bị cho các em những phương pháp, tư duy cách học toán tích cực chủ động hơn. Tôi có dự một vài giờ “bồi dưỡng” học sinh giỏi toán, và có lần đã được dự một giờ học toán như thế. Giờ học diễn ra dưới dạng “Hội thoại - trao đổi” và xuất phát từ một bài toán đơn giản vềđếm hìnhở Tiểu học. GV:Nào, chúng ta bắt đầu từ một bài toán đơn giản: “Trong hình bên có bao nhiêu hình tam giác?” 19dayvahoc1 - HS1:Có 3 hình ạ! - GV:Em đếm bằng cách nào? - HS1:Em ghi chữ và liệt kê các tam giác rồi đếm, chẳng hạn 3 tam giác là: ABM, MAC, BMC. - GV:Ai có cách đếm khác? - HS2:Em đánh số và liệt kê các tam giác rồi đếm theo hình đơn trước, hình ghép sau: Chẳng hạn 3 tam giác là: hình 1, hình 2, hình (1+2). - GV:Các em đều làm đúng. Nhưng cách đếm thứ nhất không theo quy luật nào, dễ nhầm lẫn hoặc còn sót, nếu như các đỉnh tam giác nhiều lên (như hình bên). 19dayvahoc2 Cách đếm thứ hai có tốt hơn, vì việc đánh số và đếm theo thứ tự hình đơn, hình ghép đôi, ghép ba ... sẽ không bỏ sót hình, nhưng cũng sẽ “vất vả” hơn khi phải liệt kê quá nhiều tam giác (với số điểm tăng lên) rồi mới đếm theo cách “thủ công” từ một, hai, ba, ... - GV(tiếp): Các em có nhận xét gì về đặc điểm các hình tam giác này, từ đó liên hệ tới một cách đếm nào thuận tiện hơn? - HS3:Các tam giác đều có chung đỉnh M và có đáy là các đoạn thẳng ở trên một đường thẳng. (HS nhận xét được như vậy, không có liên hệ gì hơn. Cả lớp im lặng, suy nghĩ tiếp. Cô giáo gợi ý chuyển sang bài toán khác). - GV:Đúng vậy. Các em có thấy số tam giác chính bằng số đáy của các tam giác đó? Số đáy này lại là số các đoạn thẳng được tạo thành từ việc nối hai điểm trong các điểm đã cho ở trên đưởng thẳng. Chẳng hạn, từ ba điểm A, B, C ta có 3 đoạn AB, BC, AC ứng với 3 tam giác MAB, MBC và MAC. Từ đây ta chuyển sang bài toán: “Trong hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?”. 19dayvahoc3 * HS dễ dàng thấy được có ba đoạn thẳng bằng các cách đếm tương tự như ở trên, song cũng có em nêu được một cách đếm khác có tính khái quát hơn, chẳng hạn: “Với một điểm, có hai đoạn thẳng nối từ đó tới hai điểm còn lại. Với ba điểm, ta có 6 đoạn thẳng (2 x 3 = 6), nhưng như vậy mỗi đoạn thẳng đã đếm hai lần, nên thực chỉ có 3 đoạn thẳng (6 : 2 = 3)”. Với sự dẫn dắt của cô giáo, HS có thể đếm số đoạn thẳng từ nhiều điểm hơn, chẳng hạn ở hình dưới, với 6 điểm trên đường thẳng thì một điểm ứng với 5 đoạn, 6 điểm ứng với 5 x 6 = 30 (đoạn), trong đó mỗi đoạn thẳng được tính 2 lần nên số đoạn thẳng là: 5 x 6 : 2 = 15 (đoạn)) 19dayvahoc4 * HS có thể nhận xét: “Muốn tìm số đoạn thẳng trong các bài toán dạng trên, có thể lấy số điểm nhân với số điểm đó trừ đi 1, rồi chia cho 2”. Rõ ràng từ nhận xét này các em có thể đếm số tam giác ở các bài toán trên thuận tiện hơn. Điều hay ở giờ học này không chỉ cung cấp cho các em một cách đếm khác thuận tiện hơn, mà còn giúp các em một cách suy nghĩ, một phương pháp “tương tự”, óc khái quát khi tập quan sát, giải quyết vấn đề ... Sự phát triển của giờ học này chưa dừng lại ở đây, cô giáo còn dẫn dắt các em nhiều điều “lý thú” khác nữa, tôi xin được kể tiếp ở kỳ sau.
    Từ một bài toán “đếm hình” đơn giản (Hình 1), cô giáo đã dẫn HS sang bài toán “đếm số đoạn thẳng” (Hình 2). 20dayvahoc1 Sau đó, bài học được tiếp tục: - GV:Số đoạn thẳng đếm được trong hình 2 có phụ thuộc vào yếu tố “thẳng hàng” của các điểm không? Ta có thể mở rộng thành bài toán nào? - HS:Thưa cô, các điểm đã cho không cần phải “thẳng hàng”. Em có bài toán: “Cho 8 điểm, hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nối được từ hai trong 8 điểm đó?”. Em có thể tính được là: 8 x 7 : 2 = 28 (đoạn). - GV: Em làm đúng. Bây giờ hãy coi mỗi điểm là “một người”, mỗi đoạn thẳng nối hai điểm như là “một cái bắt tay” giữa hai người. Các em hãy làm bài toán sau: “Trong một cuộc họp có 20 người, ai cũng bắt tay với người khác. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay?” - HS:Dễ dàng giải được: Số cái bắt tay có là: 20 x 19 : 2 = 190 (cái bắt tay). - GV:Các em có thể nghĩ được các bài toán “tương tự” không? - HS1: Em có bài toán: “Trong giải bóng đá Quốc gia có 12 đội tham dự và thi đấu vòng tròn một lượt. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?”. Bài này giải tương tự bài “bắt tay”, em tính được số trận đấu có là: 12 x 11 : 2 = 66 (trận). - HS2:Em cũng có bài toán: “Từ 4 chữ số: 3, 5, 8, 6 ta có thể lập được bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau?”. Em cũng có cách giải tương tự bài “bắt tay”, số các số có hai chữ số khác nhau là: 4 x 3 : 2 = 6 (số). - GV:Các em nêu được các bài toán như vậy là tốt. Ai có nhận xét gì về cách giải hai bài toán trên của hai bạn? Một vài phút im lặng, sau đó có một HS mạnh dạn trao đổi: - HS3: Thưa cô, em thấy cách giải thứ nhất được ạ! (đúng là có 66 trận đấu) Nhưng ở cách giải bài thứ hai em thấy chưa được ạ! Không phải là có 6 số. Em viết ra được 12 số sau: 35, 36, 38, 53, 56, 58, 63, 65, 68, 83, 85, 86. Sao lại thế ạ? áp dụng “nhận xét” để giải như bài “bắt tay” ở bài này lại sai? - GV: Vấn đề là ở chỗ đó. Các em có thể phân biệt được bài “bắt tay” với bài “lập số có hai chữ số” như trên có điểm gì khác nhau? - HS4(sau khi suy nghĩ):Em thấy nếu A bắt tay B thì cũng như B bắt tay A, như vậy chỉ được tính là một cái bắt tay. Còn nếu ghép chữ số 3 với 5 và ghép chữ số 5 với 3, ta lại được hai số khác nhau là 35 và 53. Như vậy phải tính hai lần, không chia tích cho 2 như “nhận xét” nữa. ở bài thứ hai, số các số có hai chữ số là: 4 x 3 = 12 (số) - GV(khái quát): Đúng. Hai bài toán nêu trên có điểm giống nhau là: cùng ghép (nối) hai “phần tử” nào đó trong một số “phần tử” đã cho rồi đếm số “ghép nối” đó. Nhưng khác nhau ở chỗ nếu cách “ghép đôi” đó không kể thứ tự trước - sau thì ta lấy số “phần tử” nhân với “số phần tử trừ đi một” rồi chia cho 2. Nếu cách “ghép đôi” đó được kể cả thứ tự trước - sau thì không chia tích cho 2 nữa (Lưu ý tới “đặc điểm” của mỗi bài toán để có cách giải thích hợp). Chẳng hạn, về nhà các em có thể tự làm các bài toán sau: Bài 1: Cô giáo muốn chọn hai bạn, một bạn làm lớp trưởng, một bạn làm lớp phó. Có 8 bạn có khả năng như vậy. Hỏi từ 8 bạn đó có thể có bao nhiêu cách chọn hai bạn để làm lớp trưởng, lớp phó? Bài 2:Hình tứ giác có 2 đường chéo. Hỏi hình 8 cạnh có bao nhiêu đường chéo? (Đường chéo là đoạn thẳng nối 2 đỉnh không liền nhau). 20dayvahoc2 Bài 3: Từ 8 chữ số: 2, 0, 1, 4, 8, 5, 9, 6 có thể lập được bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau? Giờ học hết. Tôi nghĩ rằng với cách học như thế, các em được dẫn dắt từ bài toán này đến bài toán khác một cách tự nhiên, hứng thú, điều đó sẽ giúp các em học Toán một cách tích cực hơn, chủ động và sáng tạo hơn. Rõ ràng với các em, cách học này không những chỉ thu được các kỹ năng giải toán, mà các em còn học tập được cách suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề trước một bài toán (một tình huống) trong thực tế.
    Nguyễn Áng (Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội)
    Phan Duy Nghĩa
    Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 20:39 22/09/2012 Số lượt xem: 18482 Số lượt thích: 2 người (Lê Thị Dung, Trần Thị Huê)   ↓ ↓ Gửi ý kiến
    • Hỏi đáp về các lệnh làm việc trong toán 2 (22/09/12)
    • VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC (22/09/12)
    • ĐẶT LỜI GIẢI CHO CÁC BÀI TOÁN ĐỐ (22/09/12)
    • MỘT SỐ CÁCH TÍNH NHẨM (22/09/12)
    • TRỒNG CÂY TRONG TOÁN (22/09/12)
    Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

    Từ khóa » Bài Tập đếm Hình Lớp 2 Violet