Các Dạng ù Tai Thường Gặp: Chẩn đoán Và điều Trị

Có hai dạng ù tai thường gặp bao gồm ù tai cơ học và ù tai thần kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, ù tai là tình trạng tai xuất hiện âm thanh không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận mà người khác không thể nghe được. Phần lớn những âm thanh ù tai đơn âm nhưng cũng có thể là phức âm như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu hoặc tiếng chuông reo.

các bệnh về ù tai
Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung

Phân loại theo cơ chế sinh bệnh, chứng ù tai được chia làm hai loại chính như sau:

1. Ù tai cơ học

Là tình trạng xuất hiện các âm thanh từ trong tai hay các cơ quan lân cận. Ù tai cơ học được chia nhỏ thành hai loại bao gồm ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác đều nghe được).

Nguyên nhân được xác định là do bất thường mạch máu bao gồm: Bất thường động tĩnh mạch – Phình mạch; tiếng rung tĩnh mạch, hở xương vịnh cảnh, hội chứng Eagle, u cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ.

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content

Nguyên nhân thứ 2 là do vấn đề thần kinh cơ bao gồm: Co thắt cơ khẩu cái; co thắt cơ bàn đạp; co thắt cơ căng màng nhĩ; rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, ù tai cơ học còn có các nguyên nhân khác chẳng hạn như: Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năng vòi – viêm nhiễm tại chỗ…

2. Ù tai thần kinh

Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác. Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.(1)

Nguyên nhân gây ù tai thần kinh có thể do các vấn đề về dây thần kinh ngoại biên, ống tai ngoài, tai giữa, ốc tai, trung ương, thần kinh thính giác hoặc từ các đường dẫn truyền thần kinh trung ương – vỏ não.

Các phương pháp chẩn đoán chứng ù tai

Bác sĩ Hằng cho biết, tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh bao gồm:

1. Thăm khám lâm sàng

    • Bệnh sử: tuổi, thời gian khởi phát ù tai, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe hoặc các triêu chúng tiền đình kèm theo như nghe kém, đầy tai, chóng mặt.
    • Tính chất ù tai: Cần xác định vị trí ù tai ở trong đầu, một bên hay hai bên; cao độ, âm đơn hay âm phức, tiếng ù đều đều, theo nhịp mạch, tiếng lích rích hay như tiếng thổi; cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.(3)
    • Các triệu chứng kèm theo: Chảy dịch tai, tiếp xúc với tiếng ồn, chấn thương đầu, sử dụng các loại thuốc gây hại cho tai.
    • Khám lâm sàng: Cần khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai.

2. Kiểm tra cận lâm sàng

    • Đo thính học: kiểm tra thính lực đồ, chức năng thông khí vòi nhĩ.
    • Hinh ảnh học: Cần chụp cắt lớp xương thái dương có và không có tiêm thuốc, chụp mạch não đồ.
    • Xét nghiệm huyết học: Bao gồm xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu và xét nghiệm chức năng tuyến giáp để biết người bệnh có bị bệnh cường giáp hoặc suy giáp hay không.
    • Tác nhân dị ứng: Cần đánh giá được tình trạng dị ứng của bệnh nhân bằng cách kiểm tra xem chất dị ứng trong thức ăn, khí thở hoặc môi trường sống. Đồng thời cần đánh giá tình trạng tăng áp lực mê nhĩ bằng cách sử dụng các nghiệm pháp khác.
chẩn đoán chứng ù tai
Tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán ù tai

Các phương pháp điều trị chứng ù tai

Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung.(2)

Theo bác sĩ Hằng chứng ù tai không phải là bệnh lý ác tính nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ, khả năng nghe, khả năng giao tiếp do mất tập trung. Thậm chí ù tai còn có thể gây ra nỗi sợ hãi mơ hồ khiến người bệnh trầm cảm kéo dài… do đó cần điều trị bệnh càng sớm, càng tốt. Phẫu thuật hoặc phương pháp nội khoa có thể giúp điều trị dứt điểm chứng ù tai.

1. Phẫu thuật

Bác sĩ Hằng cho biết, có nhiều phương pháp phẫu thuật có thể giúp điều trị bệnh ù tai. Các dạng ù tai thường được chỉ định phẫu thuật chủ yếu có nguồn gốc cơ học hoặc có nguyên nhân từ các khối choán chỗ trong góc cầu – tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc do điếc dẫn truyền.

  • Các phẫu thuật giảm áp túi nội dịch trong tai
  • Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình
  • Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm
khám phục hồi tai
Người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi của tai

2. Điều trị nội khoa

Bác sĩ Hằng cho biết, trong điều trị nội khoa các phương pháp thường được phân làm hai loại chính bao gồm: Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.

  • Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương
  • Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề
  • Các thuốc an thần ức chế thần kinh trung ương

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Từ khóa » Thùy Tai Là Dấu Hiệu Bệnh Gì